Ý nghĩa tình huống truyện Chữ người tử tù – Chi tiết và Ngắn gọn

Tình huống truyện chữ người tử tù mang rất nhiều tầng nghĩa. Đây là một câu chuyện hay mang ý nghĩa đẹp đồng thời lên án chế độ cũ và hướng đến con người đẹp cả về vẻ ngoài lẫn tâm hồn. Để hiểu rõ hơn tình huống truyện chữ người tử tù là gì hãy cùng đi sâu phân tích những nét chính của tác phẩm.

1. Tìm hiểu chung truyện “Chữ người tử tù”

Trước khi tìm hiểu đánh giá một tác phẩm, tìm hiểu thông tin khái quát tác giả tác phẩm là điều bạn nên làm đầu tiên.

1.1. Tác giả

Tác giả Nguyễn Tuân được mệnh danh là nhà văn đa tài. Ông không chỉ thành công trong lĩnh vực truyện ký mà còn được công nhận ở cả hội họa. Sinh ra ở một gia đình truyền thống nho giáo nề nếp những năm 1900 có lẽ ông quá hiểu được sự đời và không theo những thứ mục nát xấu xa thời đó.

word image 20792 2

Hình ảnh tác giả Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn yêu cái đẹp. Cả đời ông luôn đi tìm cái đẹp và khao khát cái đẹp. Chính yêu thích cái đẹp luôn hướng về cái đẹp mà ông đã cho ra nhiều bút ký, tùy bút cực kỳ ý nghĩa. Mỗi tác phẩm ông đều cố gắng khắc họa được góc đẹp nhất dù là nơi đó rất tăm tối xấu xa.

1.2. Tác phẩm

a. Sơ lược Chữ người tử tù

Tác phẩm Chữ người tử từ là một mẩu truyện ngắn được in cùng trong tập sách Vang bóng một thời. Năm 1938 khi mẩu truyện xuất hiện trên tờ báo Tao Đàn đã thu hút sự chú ý của rất nhiều độc giả. Tên mẩu truyện lần đầu xuất bản đã được chỉnh sửa thay đổi nên ban đầu bài báo đó ghi là Dòng chữ cuối cùng.

Sau này tác phẩm được đổi tên về Chữ người tử tù. Chính vì đổi tên cho tác phẩm nên tác giả cần tìm cái tên đầy ý nghĩa. Cái tên sau này được hiểu với ý nghĩa gợi lại và khẳng định cái đẹp được khắc họ. Đó là cái đẹp ở con chữ là sự tỏa sáng tri thức chứ không chỉ đơn thuần nằm ở phía con người nữa.

b. Tóm tắt nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù

Huấn Cao là một nhân tài vì cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử. Trước khi đưa ra pháp trường, ông được chuyển đến một nhà tù. Tại đây quản ngục khi biết đến ông là người có nét chữ đẹp đã chuẩn bị cho ông một căn phòng giam gọn gàng sạch sẽ để chào đón.

Trong suốt những ngày trong ngục, người quản ngục khá tôn kính Huấn Cao. Ông tuy ở tù xiềng xích nhưng người quản ngục vô cùng kính cẩn. Người này luôn có ước nguyên xin ông ban ân tặng cho chữ.

Ban đầu Huấn Cao cảm thấy không thiện cảm với người quản ngục. Tuy nhiên nhiều ngày ông cảm nhận được tấm lòng ông cũng đã thay đổi lại cách nhìn. Trước ngày ông bị xử tử ngay trong đêm Huấn Cao đã viết cho người quản ngục chữ. Nét chữ của ông theo mô tả mềm mại như rồng như phượng.

word image 20792 3

Cảnh cho chữ

Thời điểm cho chữ quản ngục và lính đều kính cẩn hỗ trợ ông hoàn thiện chữ viết. Sau khi cho chữ Huấn Cao còn khuyên quản ngục hãy bỏ nghề mà về quê sống để giữ lại cái tâm trong sáng. Nghe theo lời dạy, quản ngục cũng kính cẩn đáp lại.

Bạn muốn Miễn thi Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có cơ hội tuyển thẳng vào hơn 30+ trường Đại Học. Tìm hiểu ngay Lộ Trình Chinh Phục IELTS 7.0+ cùng Thầy Cô Kiến có hơn 8 năm kinh nghiệm giảng dạy. IELTS Overall 8.0. Đạt khung C1 Châu Âu. Đặc biệt, nhà Kiến gửi tặng bạn ƯU ĐÃI 50% HỌC PHÍ khi đăng ký ngay hôm nay!

2. Phân tích tình huống truyện “Chữ người tử tù”

Tình huống truyện Chữ người tử tù được nhà văn khắc họa lên vô cùng đẹp. Vẻ đẹp đó toàn diện và không có gì có thể sánh bằng hay thay thế được.

2.1. Mở bài

Trong phần mở bài học sinh cần giới thiệu vài nét chính về tác giả và tác phẩm ông sáng tác. Đây không phải mở bài cho phân tích tác phẩm mà chúng ta hướng tới phân tích một phần của tác phẩm cụ thể là tình huống cho chữ của truyện Chữ người tử tù. Điều này sẽ định hướng nội dung và rất quan trọng.

word image 20792 4

Những mở bài gợi ý khi phân tích tình huống truyện chữ người tử tù

Hơn thế nữa, bạn cần đảm bảo có thể dẫn dắt được vào một phần nội dung tác phẩm sao cho uyển chuyển và phù hợp. Hãy lưu ý tác phẩm này cần được dẫn một cách tự nhiên nhất để câu văn mềm mại. Tránh những dập khuôn thô cứng làm cho tác phẩm trở nên cứng ngắc và mất đi cái hay được đón chờ.

 

2.2. Thân bài

Trong phần thân bài chúng ta nên lưu ý truyền đạt những yêu cầu được đưa ra. Thân bài là phần nội dung chính chiếm phần lớn số điểm khi tiến hành chấm. Nếu thân bài đủ ý và trình bày mạch lạc thì sẽ đạt hiệu quả. Đồng thời bạn đảm bảo cả hình thức nội dung thì sẽ đạt điểm cao khi làm các bài này.

a. Tình huống truyện là gì

Tình huống truyện là những tình tiết diễn biến được ghi lại. Tinh tiết cần đảm bảo yếu tố mở đầu cao trào và kết thúc. Cấu trúc này sẽ làm rõ vấn đề đồng thời có phần cao trào để tăng tính hay cho tác phẩm. Chính vì thế hãy cùng phân tích tình huống truyền qua những ý khái quát nhất trước khi phân tích chi tiết.

b. Tình huống truyện “Chữ người tử tù”

Để phân tích rõ tình huống của truyện nên đi theo mạch diễn biến của câu truyện sẽ làm rõ được vấn đề.Mạch phân tích có thể lấy Huấn Cao làm nhân vật chính mà đánh giá sự diễn biến tâm lý của Huấn Cao từ khi đưa vào ngục đến trước ngày bị đưa đi xử tử thay đổi ra sao và có ảnh hưởng thế nào tới nội dung.

Huấn Cao ban khá coi thường quản ngục và cảm thấy nực cười khi được đối xử tôn kính. Mãi sau này khi nhận ra đó là một tâm hồn thánh thiện Huấn cao đã phải thốt lên rằng ông suýt nữa đã phụ tấm lòng trong thiên hạ.

Khi những khúc mắc được gỡ dần cao trao đạt cực độ chính là cảnh Huấn Cao cho chữ. Lúc này không gian và hình ảnh trái ngược nhau. Sự đối lập không hề ảnh hưởng mà tiếp tục tôn vinh nét đẹp không gì có thể làm cho phai mờ của những con người mang tâm hồn đẹp.

c. Phân tích tình huống

Tình huống được đề cập bắt đầu là cuộc gặp gỡ tình cờ của Huấn Cao cùng quản ngục. Xét ở vị trí xã hội thì cách quản ngục cư xử với tử tù vô cùng trái lạ. Nhưng về nghệ thuật đó lại chính là điểm đẹp là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. Mỗi tâm hồn đều rất đẹp và mang nhiều nét đặc sắc.

d. Tài năng của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân thực sự là một nhà văn đa tài. Minh chứng chính là những tác phẩm được ông sáng tác và sự thành công trong sự nghiệp văn học. Các tầng nghĩa của tác phẩm không chỉ là nội dung mà còn đặc sắc cả nghệ thuật.

Từng tình huống trong truyện đều mang nhiều nét nghĩa sâu sắc. Người đọc thấm thía cần đọc kỹ từng câu văn mới có thể đánh giá và hiểu rõ được hết phong cách cũng như điều mà tác giả muốn truyền tải.

2.3. Kết luận

Một tác phẩm hay cần có mở bài và kết luận hay để tiếp tục ngợi ca tôn vinh những cây bút cũ. Cấu trúc thông thường cho kết bài cần tóm tắt lại ý chính của thân bài. Sau đó người làm bài hãy đưa ra cảm nhận đánh giá của bản thân về tác phẩm. Đồng thời có thể liên hệ về thực tế và bản thân để tăng thêm cảm xúc.

 

Kết luận

Tình huống truyện chữ người tử tù là một nét đặc sắc đa nghĩa được nhiều nhà phê bình văn học quan tâm. Một tác phẩm đã tồn tại gần trăm năm nhưng hình ảnh chưa bao giờ cũ hay lỗi thời. Nét đẹp trong cái tâm luôn là điều chúng ta tiếp tục hướng đến và phát triển trong tương lai cũng như xã hội ngày một phát triển.

Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết về tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11 như Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, soạn bài Từ ấy,…để bổ sung nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Kiến Guru chúc bạn luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ