Vật Lý 7 bài 3 là một trong những kiến thức quan trọng. Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Đồng thời, chuyên trang còn hé lộ cách giải bài tập nhanh chóng, đáp án chính xác. Thông tin thực sự hữu ích, độc giả quan tâm chớ nên bỏ qua!
1. Những kiến thức cơ bản bài 3 vật lý 7
Vật Lý 7 bài 3 được đề cập tới những vấn đề gì? Có nội dung nào cần khắc sâu? Phân tích dưới đây sẽ là lời đáp chính xác cho thắc mắc kể trên.
1.1 Bóng tối, bóng nửa tối
a. Bóng tối
Để hiểu về bóng tối ta tiến hành thí nghiệm bằng cách đặt một nguồn sáng nhỏ ở trước màn chắn. Tiếp đến, khoảng cách từ bóng đèn đến màn chắn sẽ đặt miếng bìa. Theo đó, ta sẽ xác định được 2 vùng như sau:
- Vùng tối: Các tia sáng từ đèn pin sẽ phát ra theo đường truyền thẳng. Đồng thời, chúng bị miếng bìa chặn lại nên không đến được màn chắn. Điều này khiến màn chắn xuất hiện vùng không nhận ánh sáng gọi là vùng tối.
- Vùng sáng: Có tia sáng được đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Điều này cho thấy màn cắn có vùng chắn được gọi là vùng sáng.
Thí nghiệm bóng tối
Như vậy, vùng có màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới. Bởi ánh sáng truyền theo đường thẳng nhưng gặp phải vật cản. Phía trên màn chắn đặt phía sau vật cản là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng nên gọi là bóng tối.
b. Bóng nửa tối
Kiến thức cơ bản bài 3 vật lý 7 còn đề cập tới nội dung bóng nửa tối. Thí nghiệm được thực hiện như hình vẽ sau đây:
Thí nghiệm bóng nửa tối
Quan sát thí nghiệm ta thấy rằng, vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng gọi là vùng nửa tối. Đồng thời, còn một số nhận xét quan trọng khác như:
- Vị trí ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.
- Vùng sáng nằm ngoài cùng.
- Bóng nửa tối là vùng xen giữa.
=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Vật lý 7
1.2 Vật Lý 7 bài 3, Nhật Thực – Nguyệt Thực
Vật lý 7 bài 3 đề cập tới Nhật thực – Nguyệt thực trong phần tiếp theo của bài học. Đây cũng là một trong những hiện tượng phổ biến, ẩn chứa điều đặc biệt từ vũ trụ.
a. Nhật Thực
Nhật Thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời. Lúc này trái đất nhận được một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến. Đồng thời, Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
Hiện tượng Nhật thực xảy ra sẽ khiến Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Khi ta đứng ở khu vực bóng tối sẽ không thấy được Mặt Trời – Nhật Thực toàn phần. Mặt khác, ta đứng tại nơi nửa bóng tối sẽ thấy một phần Mặt Trời – Nhật Thực một phần.
Hiện tượng Nhật Thực
b. Nguyệt Thực
Vật Lý 7 bài 3 phân tích hiện tượng Nguyệt Thực khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất sẽ không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời nên ta sẽ không nhìn thấy. Lúc này cũng báo hiệu hiện tượng Nguyệt Thực đã xảy ra, chúng được chia ra làm 3 trường hợp:
- Nhận biết hiện tượng Nguyệt Thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng tiến vào vùng tối của Trái Đất.
- Nguyệt Thực một phần khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng tối của Trái Đất. Đồng thời, ta dễ dàng nhìn thấy Mặt Trăng.
- Nguyệt Thực nửa chính là khi ra khi Mặt Trăng tiến thẳng vào vùng bóng tối của Trái Đất. Tuy nhiên, chúng chỉ bị giảm độ sáng đi một chút.
Hiện tượng Nguyệt Thực
2. Gợi ý lời giải bài tập vật lý 7 bài 3 – bài tập SGK
Giải bài tập vật lý 7 bài 3 giúp các em học sinh củng cố kiến thức tốt. Hơn hết, đây cũng là cách tăng khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, định lượng, hình thành các khái niệm định luật.
=>> Ngoài kiến thức ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : Vật lý 7
2.1 Tên bài toán 1
Quan sát hình vẽ trên đây và trả lời câu hỏi:
- Đâu là vùng sáng, đâu là vùng tối?
- Giải thích nguyên nhân vì sao vùng đó tối và vùng đó sáng.
Hình vẽ bài toán Vật lý 7 bài 3
Trả lời:
- Quan sát trên màn chắn có vùng màu sáng là vùng sáng. Sở dĩ nhận được điều này là do nhận được ánh sáng từ nguồn sáng (đèn pin) truyền tới.
- Quan sát trên màn chắn có vùng màu đen là vùng tối. Bởi vùng này không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
2.2 Tên bài toán 2
Quan sát trên màn chắn cho biết vùng nào là bóng tối, vùng nào là sáng. Nhận xét độ sáng của các vùng còn lại cũng như giải thích vì sao xảy ra sự khác nhau đó.
Hình vẽ
Trả lời:
Quan sát hình vẽ trên đây ta có thể thấy rằng:
- Số 1 là vùng bóng tối.
- Số 2 sáng hơn vùng số 1, tối hơn vùng số 3 – vùng nửa tối.
- Số 3 là vùng sáng vì nhận ánh sáng đầy đủ từ nguồn sáng truyền tới.
2.3 Tên bài toán 3
Hãy giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không thể nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?
Hình vẽ bài tập Vật Lý bài 3
Trả lời:
Vùng bóng tối của Mặt Trăng sẽ gây ra nhật thực toàn phần. Lúc này Mặt Trăng bị che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu đến. Do thế, ta đứng ở nơi có nhật thực toàn phần không thấy trời bị tối lại.
=>> Xem thêm bài viết liên quan: Vật lý lớp 7 bài 1 – Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng
3. Hướng dẫn giải môn vật lý 7 bài 3 SBT
Vật lý 7 bài 3 SBT cũng có nhiều câu hỏi hay củng cố kiến thức hữu ích. Các em học sinh hãy vận dụng để trả lời và tiến hành so sánh với đáp án sau đây:
3.1 Tên bài toán 1
Vào đêm rằm Âm lịch Nguyệt Thực thường xuyên xảy ra vì lý do gì?
Trả lời:
Vào đúng thời điểm là đêm Rằm Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất có khả năng nằm trên cùng 1 đường thẳng. Lúc này, Trái đất chắn ánh sáng của Mặt Trời không cho chiếu xuống Mặt Trăng.
3.2 Tên bài toán 2
Đứng trên mặt đất, trường hợp nào sau đây ta thấy có hiện tượng nhật thực?
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
Trả lời:
=> Vận dụng kiến thức được học các em học sinh có thể suy luận và tìm ra đáp án chính xác. Phương án chuẩn nhất chọn B.
3.3 Tên bài toán 3
Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao lm để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy xác định chiều cao của cột đèn bằng cách dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m. Biết rằng tất cả các tia sáng Mặt Trời đều song song?
Trả lời:
Dùng thước vẽ các cọc A’B’ dài 1cm. Hãy vẽ cái bóng trên mặt đất A’0 dài 0,8cm. Nối điểm B’0 đó là đường truyền của ánh sáng Mặt Trời.
Lấy AO có kích thước dài 5cm ứng với cái bóng của cột đèn.
Vẽ cột đèn AA’ cắt đường B’0 kéo dài tại điểm B. Đo chiều cao AB chính là chiều cao của cột đèn. AB = 6,25m.
3.4 Tên bài toán 4
Đứng ở trên mặt đất, trường hợp nào sau đây ta sẽ thấy có hiện tượng nguyệt thực?
B. Vào ban đêm khi Mặt Trăng không thể nhận được ánh sáng của Mặt Trời do Trái Đất che khuất.
Trả lời:
=> Vận dụng kiến thức Vật Lý 7 bài 3 sẽ thấy rằng đáp án B chính xác.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Vật Lý 7 bài 3 cũng như các bài tập đã có câu trả lời. Tuy nhiên, do dung lượng bài viết có hạn nên chưa thể đưa ra toàn bộ lời đáp cho bài tập. Các em còn bất cứ câu hỏi nào khác hãy kết nối tới chuyên trang để được giải đáp và đạt thành tích tốt trong học tập.
=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!