Tuyển sinh đại học 2022 – Những thông tin phụ huynh và học sinh cần nắm rõ

Mục lục

Trong năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số điều chỉnh và bổ sung trong quy chế tuyển sinh đại học. Thay vì chỉ được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần như trong năm 2020 thì năm nay, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần bằng hình thức trực tuyến, và chỉ nộp bản chính kết quả thi đề xác nhận nhập học. Vậy những quy chế tuyển sinh đại học 2022 như thế nào? Ngày hôm nay hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu nhé!

Quy chế tuyển sinh đại học 2022

Điều kiện dự tuyển

Trong quy chế tuyển sinh Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về điều kiện dự tuyển như sau:

1. Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).

2. Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

3. Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.

4. Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

5. Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

6. Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo

lưu sang năm học sau.

Tuyển sinh sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

2.1. Nguyên tắc xét tuyển

a) Thí sinh có đủ các điều kiện quy định tại Điều kiện dự tuyển của Quy chế này và đáp ứng yêu cầu của trường có quyền ĐKXT;

b) Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh ĐKXT vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan;

c) Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn;

d) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo (nếu có);

đ) Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, Đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày; Trước ngày cuối của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 và theo lịch tuyển sinh đợt 1, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học theo tất cả các phương thức của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để loại số thí sinh đã nhập học này ra khỏi danh sách xét tuyển các đợt tiếp theo.

2.2. Nhiệm vụ của thí sinh

a) Để xét tuyển đợt 1, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ ngành Giáo dục Mầm non chỉ được chọn một trong hai phương thức: đăng ký trực tiếp trên Phiếu ĐKDT và ĐKXT hoặc đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn của sở GDĐT và nộp lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của cơ sở đào tạo

b) Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ba (03) lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến

c) Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển theo quy định tại điểm đ khoản Xét tuyển đợt 1 hoặc điểm e khoản Xét tuyển đợt tiếp theo phía bên dưới;

d) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc

2.3 Xét tuyển đợt 1

a) Sau khi kết thúc thời gian ĐKXT, các trường tham khảo thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp;

b) Sau khi hết thời hạn thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT, các trường/nhóm trường khai thác thông tin (của trường/nhóm trường mình và của các trường/nhóm trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường/nhóm trường theo nguyên tắc quy định;

c) Các trường/nhóm trường nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến trong thời gian quy định để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh được dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng theo quy định;

d) Các trường/nhóm trường điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quy định; quyết định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức; công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng khác; Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc nhóm ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, nếu số thí sinh trúng tuyển không đủ điều kiện để tổ chức lớp học thì nhà trường phải liên hệ, thống nhất với thí sinh phương án giải quyết, không trái quy định của pháp luật hoặc báo cáo Bộ GDĐT để có phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh;

đ) Thí sinh xác nhận nhập học vào cơ sở đào tạo đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách, chỉ gửi bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh) đến cơ sở đào tạo bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các cơ sở đào tạo khác;

e) Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển các đợt tiếp theo.

2.4 Xét tuyển đợt tiếp theo

a) Xét tuyển đợt tiếp theo có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;

b) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển đợt 1 (kể cả số thí sinh được xét tuyển thẳng và số học sinh dự bị của trường; học sinh các trường dự bị ĐH được giao về trường), Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển tiếp theo;

c) Các trường thông báo điều kiện xét tuyển của các đợt tiếp theo sau đợt 1, điểm nhận hồ sơ xét tuyển các đợt sau không được thấp hơn điểm trúng

tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;

d) Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể thực hiện ĐKXT bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định;

đ) Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trường và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển;

e) Thí sinh xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc theo quy định của từng trường;

g) Trường cập nhật danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.

Quy chế tuyển sinh Đại học: xét tuyển không dựa trên kết quả thi tốt nghiệp

1. Việc tổ chức xét tuyển được thực hiện theo Đề án tuyển sinh của trường. Các trường có quyền lựa chọn các phương thức:

a) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT hoặc kết quả thi đánh giá năng lực của thí sinh hoặc kết quả thi đánh giá năng lực của trường khác hoặc

kết quả đánh giá của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới và các phương thức khác;

b) Sử dụng đồng thời các phương thức xét tuyển trên (bao gồm cả việc sơ tuyển kết hợp với xét tuyển) và phải công bố công khai chỉ tiêu đối với

từng phương thức xét tuyển;

c) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc chỉ nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh) vào cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế này, trong thời hạn do cơ sở đào tạo quy định. Quá thời hạn này, thí sinh

không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và cơ sở đào tạo được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các cơ sở đào tạo khác.

2. Chế độ ưu tiên được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục Đào Tạo. Trường hợp sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển, điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định.

3. Thời gian đăng ký thi tuyển, xét tuyển do hiệu trưởng các trường quy định phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo tại trường và khung kế hoạch

thời gian năm học của giáo dục phổ thông.

4. Việc kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy định của bộ GDĐT

Thông tin tuyển sinh đại học 2022 một số trường top đầu

Trường Đại học Ngoại thương

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2021, cụ thể:

Các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2022

1.1. Phương thức 1 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi HSG/thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Các đối tượng tuyển sinh gồm:

1.1.1. Đối tượng 1 – Thí sinh tham gia hoặc đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/kỳ thi KHKT cấp quốc gia môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Toán – Tin, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật).

1.1.2. Đối tượng 2 – Thí sinh đạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố (lớp 11 hoặc lớp 12) môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật)

1.1.3. Đối tượng 3 – Thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán – Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật (trúng tuyển vào hệ chuyên, lớp chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên theo Thông tư 06/2012/TT- BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên).

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến từ 15/06/2022 đến 30/06/2022. Công bố kết quả trước khi thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống https://tuyensinh.ftu.edu.vn và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường và quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại.

1.2.1. Đối tượng 1 – Thí sinh thuộc hệ chuyên, lớp chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT trọng điểm quốc gia/chuyên

1.2.2. Đối tượng 2 – Thí sinh hệ không chuyên; hoặc hệ chuyên lớp chuyên (khác với các tổ hợp môn xét tuyển của Nhà trường).

1.2.3. Đối tượng 3 – Thí sinh (hệ chuyên và không chuyên) có các chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT hoặc A-level

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến từ 15/06/2022 đến 30/06/2022. Công bố kết quả trước khi thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống https://tuyensinh.ftu.edu.vn và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường.

1.3 – Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến cuối tháng 7 năm 2022 ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống tuyển sinh trực tuyến https://tuyensinh.ftu.edu.vn và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường.

1.4. Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp môn, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Thời gian tuyển sinh: Dự kiến tháng 8 năm 2022 ( theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm 2022, áp dụng cho 05 chương trình tiêu chuẩn

– Ngưỡng điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là 850/1200 điểm đối với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL do ĐHQG tpHCM tổ chức và 100/150 điểm đối với thí sinh xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức.

– Thời gian tuyển sinh: Dự kiến làm 2 đợt: Đợt 1 vào 15/6/2022 – 30/06/2022; Đợt 2 vào tháng 7 năm 2022.

– Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống https://tuyensinh.ftu.edu.vn và nộp hồ sơ theo thông báo tuyển sinh của Nhà trường

1.6. Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng (được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường)

Thông tin tuyển sinh chung

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy của Trường Đại học Ngoại thương năm 2022 là 4.050 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội) và Truyền thông Marketing tích hợp (tuyển sinh tại Cơ sở II – TP.HCM) thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tuyển sinh tại Trụ sở chính Hà Nội).

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chỉ tiêu tuyển sinh 2022:

Năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh 6.100 chỉ tiêu, tăng 100 chỉ tiêu so với năm 2021. Trong đó, ngành Tài chính Ngân hàng tuyển nhiều nhất, dự kiến 400 sinh viên.

Phương thức tuyển sinh

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Gíao dục và Đào tạo.

– Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT năm 2022.

– Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Năm 2022, Trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức như năm 2021, nhưng có sự chuyển dịch về chỉ tiêu. Chỉ tiêu xét tuyển dựa trên phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD – ĐT và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm tới 80 – 85%. Còn lại 10-15% dành cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Đây cũng là mức chỉ tiêu thấp kỷ lục của trường dành cho phương thức xét tuyển này. Trong khi năm ngoái, trường ĐH Kinh tế Quốc dân thường dành khoảng 50 – 70% chỉ tiêu từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1. Thông tin chung

  • Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 7.990 sinh viên
  • Gồm 3 phương thức tuyển sinh với chỉ tiêu được phân bổ như sau:
    1. Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN): 10-20%
    2. Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD): 50-60%
    3. Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: 30-40%

2. Các phương thức tuyển sinh

(1) Xét tuyển tài năng: gồm các phương thức sau:

(1.1) xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(1.2) xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB;

(1.3) xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

1.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.

1.2. Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, lớp 12 chỉ tính học kỳ I); Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.

1.3. Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau:
    1. Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ trong thời gian học THPT;
    2. Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
    3. Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
    4. Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 6.0 trở lên được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý;
    5. Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 02 nguyện vọng tương ứng với 02 chương trình đào tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2.

(2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGTD do trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức
  • Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp do thí sinh lựa chọn đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên). Thí sinh được chọn 1 trong 5 tổ hợp sau: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý- Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.
  • Các tổ hợp xét tuyển dự kiến:
    • Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2);
    • Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên: xét tuyển tất cả các chương trình đào tạo (trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh FL1, FL2);
    • Tổ hợp dự thi: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh: xét tuyển các chương trình Elitech (chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), các chương trình Kinh tế quản lý (mã EM), các chương trình hợp tác quốc tế, các chương trình Ngôn ngữ Anh (tiếng Anh hệ số 2) (mã FL).
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp có nội dung tiếng Anh (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).

(3) Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.
  • Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,0 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42,0 trở lên), đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do Trường quy định theo tổ hợp xét tuyển.
  • Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế sau: IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP, TOEIC 4 kỹ năng (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) có mức điểm quy đổi tương đương IELTS 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi sang điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 (thông qua hệ thống quy đổi của Nhà trường).

Đại học quốc gia Hà Nội

Đối Tượng Tuyển Sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
  • Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
  • Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng kí xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường/khoa có quy định sơ tuyển.
  • Thí sinh đã tốt nghiệp Trung cấp có bằng THPT (hoặc thí sinh tốt nghiệp Trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải cam kết học và được công nhận là đã hoàn thành chương trình học THPT theo quy định của bộ Giáo dục và đào tạo).
  • Đối với thí sinh bị khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc da cam, là con của người có công với cách mạng: thì chủ tịch hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Phạm Vi Tuyển Sinh

Đại học Quốc Gia Hà Nội tuyển sinh trên cả nước và sinh viên quốc tế.

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

Xét Tuyển Đợt 1:

  • Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quy định đặc thù, Hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN.
  • Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường;

Xét Tuyển Theo Các Phương Thức Khác:

  • Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 và các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS và chứng chỉ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN);
  • Xét hồ sơ năng lực (kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế) đối với một số đơn vị đào tạo có hợp tác quốc tế và chương trình dạy bằng tiếng Anh;
  • Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT (Quy định về việc thu hút và quản lý sinh viên quốc tế tại ĐHQGHN ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017 của ĐHQGHN; Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GDĐT).

Xét Tuyển Đợt Bổ Sung (Nếu Còn Chỉ Tiêu):

  • Xét tuyển như Đợt 1, quy định cụ thể xét tuyển của từng ngành học tương ứng được công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của trường Đại Học QGHN và đơn vị đào tạo (nếu có).
  • Đối với các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành/CTĐT (sẽ được công bố chi tiết trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021 của đơn vị).
  • Sau khi trúng tuyển vào các đơn vị đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các CTĐT Tài năng, Chuẩn quốc tế, Chất lượng cao phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT tương ứng kể trên theo tổ hợp xét tuyển tương ứng.
  • Điểm đăng ký dự tuyển vào các CTĐT này do các HĐTS quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành/CTĐT chuẩn tương ứng.

Ngưỡng Đảm Bảo Chất Lượng Đầu Vào

  • Căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ĐHQGHN quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương ứng đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ ALevel tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60)(chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi)mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600(chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi).Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).
  • Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác(quy định tại Phụ lục đính kèm, với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi)và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn).
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 sẽ được ĐHQGHN công bố trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT).
  • Thí sinh theo dõi để tham khảo hướng dẫn chi tiết tại Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN theo địa chỉ http://tuyensinh.vnu.edu.vn

HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

  • Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Các HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển bình đẳng tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi đơn vị quy định và được công khai trong đề án tuyển sinh năm 2021, nếu vẫn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng ưu tiên cao hơn;
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung (nếu có).

Xét tuyển các đối tượng quy định tại Mục * (Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào)

  • Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng vào các Trường/Khoa thuộc ĐHQGHN và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ tương ứng của từng nguồn tuyển. Nếu có các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do đơn vị quy định trong đề án tuyển sinh năm 2021 hoặc thí sinh ĐKXT có nguyện vọng ưu tiên cao hơn;
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định, hình thức xác nhận do HĐTS quy định. Quá thời hạn quy định của đơn vị, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo.

TỔ CHỨC XÉT TUYỂN

Đối Với Thí Sinh Sử Dụng Kết Quả Thi Tốt Nghiệp THPT Năm 2021

  • Thí sinh ĐKXT và nộp lệ phí xét tuyển theo quy định của Sở GDĐT/Bộ GDĐT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định tại các HĐTS.
  • Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trong thời hạn quy định theo Hướng dẫn của Bộ GDĐT và Hướng dẫn tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 của ĐHQGHN;
  • Thí sinh xác nhận nhập học vào đơn vị đào tạo của ĐHQGHN bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn trong khoảng thời gian quy định và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi (bản chính) tới Trường/Khoa bằng thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp khi nhập học.
  • Đăng nhập vào địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn mục “Xác nhận nhập học vào ĐHQGHN” hoặc đường dẫn qua các website các đơn vị đào tạo.
  • Nhập MÃ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN (ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021) để XÁC NHẬN nhập học vào ĐHQGHN. Mã ĐKXT chỉ được sử dụng duy nhất 01 lần. Thí sinh đã sử dụng mã ĐKXT vào ĐHQGHN sẽ không được phép rút/hủy hồ sơ hay xác nhận vào bất kỳ trường đại học, cơ sở giáo dục nào khác trên cả nước trong các đợt xét tuyển năm 2021.
  • Thí sinh hoàn thiện các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ liên hệ trên tài khoản xác nhận trực tuyến và làm theo các hướng dẫn khác (ĐHQGHN sẽ có Hướng dẫn chi tiết khi thí sinh Xác nhận nhập học).
  • Thí sinh đăng nhập tài khoản sau khi hoàn thành xác nhận trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn, mục “Kết quả xét tuyển và Nhập học” để kiểm tra thông tin.

(iv) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin cá nhân, kết quả thi, nguyện vọng ĐKXT và xác nhập nhập học. Các HĐTS có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

Xét tuyển các đối tượng quy định tại Mục * (Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào)

  • Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level, kết quả kỳ thi SAT, ACT, ĐGNL của ĐHQGHN, chứng chỉ IELTS hoặc tương tương (theo quy định tại Phụ lục) tải Phiếu ĐKXT theo mẫu tại Cổng thông tin của ĐHQGHN hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị.
  • Thí sinh hoàn thiện phiếu ĐKXT, gửi trực tiếp hoặc thư chuyển phát nhanh tới HĐTS trong thời gian quy định.
  • HĐTS công bố kết quả xét tuyển và danh sách trúng tuyển trên website của đơn vị trước ngày 01/8/2021 (dự kiến).
  • Thí sinh kiểm tra danh sách trúng tuyển tại Cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị. Thí sinh trúng tuyển gửi bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương về HĐTS các đơn vị trong thời gian quy định để Xác nhận nhập học.

CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH

  • Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế và Hướng dẫn công tác tuyển sinh hiện hành của Bộ GDĐT.
  • Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
  • Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế.
  • Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN.
  • Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm.
  • Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia.
  • Có điểm trung bình chung học tập từng học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành(mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định).
  • Học sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d Mục 8.2 trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN.
  • Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không phải là 2 trường THPT chuyên của ĐHQGHN) được đăng ký xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học ở các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN.
  • Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
  • Đạt giải chính thức trong các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế.
  • Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG.
  • Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm.
  • Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành (mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định).
  • Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
  • Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình“Đường lên đỉnh Olympia”do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.
  • Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.
  • Đơn vị quy định cụ thể các tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập, thứ tự ưu tiên xét tuyển thẳng kết quả cuộc thi, giải thưởng thí sinh đạt được và các tiêu chí phụ khác (nếu có).
  • Thí sinh đáp ứng tiêu chí tại các Mục 8.2 đến 8.5 không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/CTĐT trong năm tuyển sinh.
  • Các đơn vị quy định cụ thể về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh, bao gồm: ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo, thí sinh được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển tương ứng với loại giải và môn thi của thí sinh đoạt giải hoặc môn chuyên của thí sinh (các đơn vị có thể bổ sung thêm các ngành đúng, ngành gần đối với từng môn thi học sinh giỏi quốc gia hoặc môn chuyên phù hợp với yêu cầu đầu vào của ngành đào tạo), chỉ tiêu cho từng ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo, quy trình xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin của đơn vị, của ĐHQGHN và các phương tiện thông tin đại chúng.

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học 2022

Đăng ký xét tuyển bằng hình thức trực tuyến:

Năm 2022, thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng đều phải đăng ký bằng hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thay đổi thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1:

Thay vì đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2 lần như năm trước (trước khi thi tốt nghiệp và sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT). Năm nay theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, thí sinh chỉ cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đợt 1 một lần, thời gian đăng ký bắt đầu từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo nếu có. Thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đều phải đăng ký qua phần mềm lọc ảo của Bộ:

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo ngành, theo phương thức, theo các cơ sở đào tạo khác nhau, thí sinh đều phải đăng ký và sắp xếp thứ tự nguyện vọng trên cổng thông tin của Bộ. Sau đó Bộ sẽ tiến hành lọc ảo chung trên toàn hệ thống và xét trúng tuyển ở thứ tự nguyện vọng cao nhất.

Yêu cầu các thí sinh, cũng như các cơ sở đào tạo đại học/ cao đẳng không được phép xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác nhau. Điều nay nhằm tăng có hội lựa chọn ngành nghề phù hợp cho các thí sinh.

Các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước bộ về chỉ tiêu tuyển sinh, ngành tuyển sinh:

Các trường đại học phải có trách nhiệm giải trình với Bộ về việc phân bổ chỉ tiêu phù hợp giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển. Đặc biệt Bộ yêu cầu các trường khi thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không giảm quá 30% số chỉ tiêu so với năm trước tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Dữ liệu của học sinh được cập nhật, đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh:

Năm nay, để hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác tuyển sinh đại học, Bộ chỉ đạo các khối trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh. Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều trường đại học.

Các trường phải công khai các thông tin tuyển sinh:

Bộ yêu cầu các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, nhà trường cam kết giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra.

Bắt đầu từ năm 2023, các trường được giao quyền tự chủ, cần xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành. Trong đó quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Thay đổi về chính sách ưu tiên khu vực tính từ năm 2023:

Theo quy chế tuyển sinh mới ban hành, bắt đầu từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thay đổi mức điểm cộng ưu tiên dựa vào kết quả điểm thi của thí sinh:

Năm nay, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Với những thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên thì điểm cộng ưu tiên sẽ giảm dần, và được tính theo công thức:

Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 – Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm.

Kết luận

Trên đây là quy chế tuyển sinh đại học 2022 và một số điểm đã được sửa đổi và bổ sung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về quy chế tuyển sinh Đại học mà các thí sinh cần lưu ý cùng với thông tin tuyển sinh đại học 2022 một số trường top đầu và những điểm mới trong tuyển sinh sinh đại học 2022. Chi tiết cụ thể về điều kiện tuyển sinh của từng ngành và từng trường thì thí sinh phải tham khảo trên trang web chính thức của từng trường mà bạn muốn đăng ký để có thông tin chính xác nhất. Hy vọng bài viết sẽ có thông tin hữu ích đến bạn, chúc các bạn thành công!

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ