Từ phổ Đường sức từ – Đầy đủ Lý thuyết và bài tập

Từ phổ đường sức từ là bài học vô cùng thú vị trong chương trình học vật lý lớp 9. Mời các bạn theo dõi bài viết của chúng tôi để có thể hoàn thành tốt môn học này cũng như đạt được điểm số cao trong học tập. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm một số bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

1. Kiến thức cần nhớ bài Từ phổ. Đường sức từ

Dưới đây là tổng hợp về lý thuyết về bài từ phổ đường sức từ mà Kiến Guru đem đến cho các bạn.

1.1. Từ phổ

Từ phổ sẽ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

Có thể thu được từ phổ bằng cách là rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt ở trong từ trường rồi gõ nhẹ cho các mạt sắt tự sắp xếp ở trên tấm bìa

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt sẽ được xếp thành những đường cong mà được nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này sẽ càng thưa dần

Nơi nào mạt sắt dày thì có từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì có từ trường yếu.

Một số hình ảnh liên quan đến từ phổ:

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

1.2. Đường sức từ

Đường sức từ chính là một hình ảnh cụ thể của từ trường. Đây cũng chính là hình dạng đã sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong từ trường.

Các đường sức từ sẽ có chiều nhất định. Ở bên ngoài của thanh nam châm, chúng sẽ là những đường cong đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của nam châm.

Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ sẽ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ sẽ thưa.

2. Áp dụng giải bài tập sgk về Từ phổ. Đường sức từ

Dưới đây là những hướng dẫn của chúng tôi về các bài tập minh họa trong sách giáo khoa.

2.1. Bài C1 trang 63

Các mạt sắt xung quanh nam châm sẽ được sắp xếp như thế nào?

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

Các mạt sắt xung quanh của nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối đi từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này sẽ càng thưa dần

2.2. Bài C2 trang 63:

Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm sẽ nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3 SGK)

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

Kim nam châm sẽ định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

2.3. Bài C3 trang 64:

Đường sức từ sẽ có chiều đi vào cực nào và sẽ đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

Hướng dẫn giải:

Đường sức từ sẽ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

2.4. Bài C4 trang 64:

Hình 23.4 SGK ta cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó bạn hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ khi ở khoảng cách giữa 2 từ cực

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

Các đường sức từ khi ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U sẽ gần như song song với nhau.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

2.5. Bài C5 trang 64:

Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như ở trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định được tên các từ cực của nam châm.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

Đầu A chính là cực Bắc, đầu B sẽ là cực Nam của thanh nam châm vì đường sức từ sẽ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của thanh nam châm.

2.6. Bài C6 trang 64:

Hình 23.6 SGK sẽ cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ ra chiều của chúng.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

Hướng dẫn giải:

Các đường sức từ có chiều mà đi từ cực Bắc của nam châm bên trái đi sang cực Nam của nam châm bên phải.

Giải bài tập Vật lý lớp 9

3. Một số bài tập sbt vật lý 9

3.1. Bài 23.1 trang 52

Hãy vẽ được kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C ở trong từ trường của thanh nam châm thẳng (Hình 23.1)

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070650giai-bai-231-232-233-trang-52-sach-bai-tap-vat-ly-9_1_1517338344.jpg

Hướng dẫn giải:

Dùng mũi tên để đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm là A, B, C. Từ đó ta vẽ kim nam châm qua các điểm đó. Như hình ở dưới đây:

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070650giai-bai-231-232-233-trang-52-sach-bai-tap-vat-ly-9_2_1517338344.jpg

3.2. Bài 23.2 trang 52

Hình 23.2 sẽ cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm thẳng. Hãy dùng mũi tên để chỉ chiều đường sức từ tại các điểm là C, D, E và ghi tên từ cực của nam châm.

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070650giai-bai-231-232-233-trang-52-sach-bai-tap-vat-ly-9_3_1517338344.jpg

Hướng dẫn giải:

Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm mà đã cho, ta sẽ vẽ chiều của đường sức từ đi qua C. Từ đó ta sẽ xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều của đường sức từ còn lại. Ở hình dưới đây:

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070650giai-bai-231-232-233-trang-52-sach-bai-tap-vat-ly-9_4_1517338344.jpg

3.3. Bài 23.3 trang 52:

Đường sức từ chính là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:

A. có chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. có độ mau thưa sẽ tùy ý.

C. bắt đầu từ cực này và sẽ kết thúc ở cực kia của nam châm.

D. có chiều sẽ đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

Hướng dẫn giải:

Chọn D. có chiều sẽ đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.

3.4. Bài 23.4 trang 52:

Chiều đường sức từ của hai nam châm được cho ở trên hình 23.3. Nhìn hình vẽ, bạn hãy cho biết tên các từ cực của nam châm.

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070653giai-bai-234-235-236-237-238-239-trang-52-53-sach-bai-tap-vat-ly-9_1_1517338463.jpg

Hướng dẫn giải:

– Trên hình (a): Đầu A của thanh nam châm là cực Nam.

– Trên hình (b): Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc.

3.5. Bài 23.5 trang 52:

Hình 23.4 sẽ vẽ một thanh nam châm thẳng và một số kim nam châm nằm cân bằng xung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm và ghi rõ chiều của đường sức từ và tên của từ cực của nam châm.

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070653giai-bai-234-235-236-237-238-239-trang-52-53-sach-bai-tap-vat-ly-9_2_1517338463.jpg

Hướng dẫn giải:

Xem hình ở dưới đây:

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070653giai-bai-234-235-236-237-238-239-trang-52-53-sach-bai-tap-vat-ly-9_3_1517338463.jpg

3.6. Bài 23.6 trang 53:

Trên hình 23.5 đường sức từ nào sẽ vẽ sai?

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070653giai-bai-234-235-236-237-238-239-trang-52-53-sach-bai-tap-vat-ly-9_4_1517338463.jpg

A. Là đường 1

B. Là đường 2

C. Là đường 3

D. Là đường 4 .

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án là C

3.7. Bài 23.7 trang 53:

Trên hình 23.6, lực từ sẽ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm nào chính là mạnh nhất?

https://dethikiemtra.com/wp-content/uploads/img_dtkt/20190612070653giai-bai-234-235-236-237-238-239-trang-52-53-sach-bai-tap-vat-ly-9_5_1517338463.jpg

A. Là điểm 1

B. Là điểm 2

C. Là điểm 3

D. Là điểm 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án là A

3.8. Bài 23.8 trang 53:

Chiều của đường sức từ sẽ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

A. Chiều chuyển động của thanh nam châm được đặt ở điểm đó.

B. Hướng của lực từ sẽ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.

C. Hướng của lực từ sẽ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.

D. Hướng của dòng điện ở trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án là D

3.9. Bài 23.9 trang 53:

Độ mau, thưa của các đường sức từ ở trên cùng một hình vẽ sẽ cho ta biết điều gì về từ trường?

A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường sẽ càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng mạnh.

B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường sẽ càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng yếu.

C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó sẽ có cường độ càng lớn.

D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó sẽ càng bị nóng lên nhiều.

nhiều.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án là B

Kết Luận

Trên đây là tất cả hướng dẫn của chúng tôi về từ phổ đường sức từ bao gồm các lý thuyết cần ghi nhớ cũng như giải đáp các bài tập cụ thể.

Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt môn vật lý lớp 9 cũng như đạt được điểm số cao trong học tập. Nếu còn vấn đề gì khó khăn trong học tập hãy truy cập vào kienguru.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ