Tổng hợp kiến thức và gợi ý giải bài 1 sgk hóa 9 trang 25

Cùng với oxit, axit và muối, bazơ là một trong những hợp chất vô cơ quan trọng. Với phần ôn tập và gợi ý giải bài 1 sgk hóa 9 trang 25 trong bài viết ngày hôm nay, bạn đọc sẽ nắm được các tính chất hóa học đặc biệt ở bazơ và hiểu hơn về phương pháp giải các bài tập thuộc dạng này.

Mời các bạn cùng theo dõi!

 

1. Lý thuyết áp dụng giải bài 1 sgk hóa 9 trang 25

Kiến thức áp dụng trong quá trình vận dụng giải bài 1 trang 25 sgk hóa 9 thuộc phạm vi nội dung chủ đề Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. Hoàn thành bài học này, bạn đọc sẽ tìm được điểm khác nhau giữa bazơ kiềm – bazơ không tan; được tiếp xúc với các phản ứng tạo muối,… Để nắm rõ hơn những lý thuyết cần nhớ trong quá trình giải bài tập trắc nghiệm và tự luận ở chủ đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo phần ôn tập dưới đây của Kiến Guru nhé!

1.1. Phân loại bazơ:

Bên cạnh những tính chất chung, bazơ còn có một số phản ứng riêng biệt đối với bazơ tan (hoặc bazơ không tan), vậy nên trước khi đi vào tìm hiểu các tính chất này, bạn đọc hãy cùng theo dõi cách phân loại bazơ dưới đây nha:

Người ta dựa vào tính tan trong nước để phân tách bazơ thành 2 loại, cụ thể là:

  • Dung dịch bazơ (bazơ kiềm, bazơ tan): LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. Đây là các bazơ với nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA và IIA trong bảng tuần hoàn hóa học.
  • Bazơ không tan (bazơ này không hòa tan trong nước mà vón cục hoặc tạo thành kết tủa): Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3

1.2. Tính chất hóa học của bazơ

Dựa vào cách phân loại trên, chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu những tính chất hóa học chung và đặc biệt của các loại bazo này nhé!

word image 35124 2

Caption: Tính chất hóa học của bazơ – bài 1 sgk hóa 9 trang 25

a. Tác dụng với các chất chỉ thị màu

Khi cho dung dịch bazơ (bazơ kiềm) vào các chất chỉ thị màu, ta có thể thấy được một số biến đổi của nó, cụ thể như sau

  • Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
  • Khi cho dung dịch bazơ vào dung dịch không màu phenolphtalein: dung dịch từ không màu chuyển sang màu đỏ (hoặc màu hồng)

Tính chất này của dung dịch bazơ có thể được áp dụng để phân biệt với các chất khác như axit (với axit thì quỳ tím hóa xanh), oxit, muối (cả oxit và muối đều không làm quỳ tím đổi màu)…

b. Tác dụng của dung dịch bazơ kiềm với oxit axit

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit sinh ra chất sản phẩm là muối và nước.

Minh họa bằng phương trình:

Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

c. Tác dụng với axit tạo thành sản phẩm là muối và nước – phản ứng trung hòa

Bên cạnh những tính chất trên, bazơ (tan và không tan) còn có một tính chất đặc biệt nữa là phản ứng với axit để tạo thành sản phẩm là muối và nước. Phản ứng này còn được biết đến dưới cái tên khác là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

d. Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối:

Phản ứng xảy ra giữa dung dịch bazơ với dung dịch muối sẽ tạo thành dung dịch bazơ mới và dung dịch muối mới.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaOH

e. Tính chất hóa học của bazơ không tan là bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

Ví dụ:

word image 35124 3

 

2. Hướng dẫn giải bài 1 trang 25 sgk hóa 9

Sau khi đã điểm lại những nội dung kiến thức quan trọng của Bài 7: Tính chất của bazơ, sau đây mời bạn đọc cùng đi vào hướng dẫn giải chi tiết bài 1 sgk hóa 9 trang 25 nhé!

Yêu cầu của đề bài

Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để minh họa.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để minh họa.

Hướng dẫn giải chi tiết

Bài tập này giúp bạn hệ thống lại cách phân biệt dung dịch bazơ kiềm và bazơ không tan. Cụ thể như sau:

  • Dung dịch kiềm là bazơ tan được trong nước.
  • Các bazơ không tan trong nước không phải là dung dịch kiềm, chúng được gọi là bazơ không tan.

Từ đó, ta có lời giải chi tiết cho bài tập 1 trang 25 sgk toán 9 như sau:

Kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là bazơ. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2;..

Vì không phải mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm. Ví dụ: Các bazơ Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 .. là các bazơ không tan trong nước và đồng thời cũng không được coi là dung dịch kiềm.

3. Lời giải và đáp án các bài tập khác sgk hóa 9 trang 25

Hy vọng với giải bài tập vừa rồi, các bạn đã được củng cố cách phân loại bazơ dựa theo tính tan. Sau đây, hãy tham khảo phần giải hóa 9 trang 25 để điểm lại các nội dung lý thuyết quan trọng khác trong phần gợi ý đáp án chi tiết nhé!

3.1. Giải bài 2 trang 25 sgk hóa 9

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

  1. Tác dụng được với với dung dịch HCl.
  2. Bị nhiệt phân hủy.
  3. Tác dụng được CO2.
  4. Đổi màu quỳ tím thành xanh.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 sgk hóa 9 trang 25:

Bài tập này rèn luyện cho bạn đọc khả năng phân biệt bazơ dựa theo tính tan và dựa vào kết quả hoàn thành để tìm ra những phản ứng chỉ xảy ra ở bazơ kiềm hoặc bazơ không tan và đưa ra kết luận.

  • Cách phân loại bazơ dựa theo tính tan:
  • Dung dịch bazơ (bazơ kiềm, bazơ tan): LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2. Đây là các bazơ với nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA và IIA trong bảng tuần hoàn hóa học.
  • Bazơ không tan (bazơ này không hòa tan trong nước mà vón cục hoặc là kết tủa): Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3
  • Phản ứng xảy ra ở cả bazơ tan và không tan: Tác dụng với axit tạo thành sản phẩm là muối và nước – phản ứng trung hòa:
  • Các phản ứng của bazơ dựa theo tính tan (hoặc không tan):
  • Bazơ kiềm làm thay đổi chỉ thị màu: quỳ tím hóa xanh; dung dịch không màu phenolphtalein: dung dịch từ không màu chuyển sang màu đỏ (hoặc màu hồng)
  • Dung dịch bazơ kiềm tác dụng với oxit axit sinh ra chất sản phẩm là muối và nước: Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước
  • Phản ứng xảy ra giữa dung dịch bazơ với dung dịch muối sẽ tạo thành dung dịch bazơ mới và dung dịch muối mới.
  • Tính chất hóa học của bazơ không tan là bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

Từ phần lý thuyết vừa ôn tập, ta có lời giải chi tiết của bài tập này như sau:

Tất cả các bazơ (tan hoặc không tan) đều tác dụng với axit HCl:

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

 

Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

word image 35124 4

Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.

3.2. Giải bài 3 trang 25 sgk hóa 9

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3 sgk hóa 9 trang 25:

Dung dịch bazơ (dung dịch kiềm) là những bazơ tan được hình thành thông qua phản ứng của oxit bazơ kiềm (kim loại nhóm IA, IIA) và nước. Từ đó, ta có gợi ý đáp án chi tiết của bài tập này như sau:

Điều chế các dung dịch bazơ tương ứng là NaOH, Ca(OH)2.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

3.3. Giải bài 4 trang 25 sgk hóa 9

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải chi tiết bài 4 sgk hóa 9 trang 25:

Đối với bài tập này, bạn đọc cần kết hợp lý thuyết tính chất hóa học của bazơ kiềm đã được nhắc lại ở phần trên và phương pháp giải các dạng bài tập nhận biết, hướng làm bài cụ thể như sau:

Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, rồi chia làm hai nhóm:

  • Nhóm 1: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.
  • Nhóm 2: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.

Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm 1 đổ vào từng mẫu thử của chất của nhóm 2, quan sát hiện tượng xảy ra (có xuất hiện kết tủa không) và từ đó rút ra chất đem đổ và chất bị đổ.

Từ đó, ta có gợi ý cách làm bài chi tiết như sau:

  • Bước 1: Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
  • Bước 2: Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát:
  • Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, ta gọi đây là nhóm 1.
  • Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết tổng hợp các tính chất của bazơ và giải hóa 9 trang 25 vừa rồi, bạn đọc đã có thể nắm thật chắc các nội dung lý thuyết và phương pháp giải dạng bài tập nhận biết bazơ dựa vào những phản ứng đặc trưng cũng như phân biệt được ranh giới giữa bazơ kiềm và bazơ không tan.

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể theo dõi các bài viết dưới đây của Kiến Guru để tham khảo một số đề thi mô phỏng trên kiến thức cần nhớ trong chủ đề này nhé.

Chúc các bạn đạt được thành tích cao trong học tập!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ