Nhằm giúp bạn hệ thống được các kiến thức quan trọng cũng như biết cách vận dụng chúng vào các bài tập tương ứng. Bài viết sau sẽ hỗ trợ bạn tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11 và hướng dẫn thực hiện chi tiết một số bài tập liên quan.
1. Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11
Trước khi thực hiện các bài tập liên quan đến bài học này. Thì chúng ta cần tóm tắt và tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11. Nhằm hiểu và biết cách vận dụng chúng vào việc giải bài tập một cách hiệu quả và chính xác nhất.
1.1 – Định nghĩa về các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ đa phần là các hợp chất của Cabon. Tuy nhiên, chỉ có một số ít hợp chất khác của cacbon là các hợp chất vô cơ như: CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, …
1.2 – Đặc điểm của các hợp chất hữu cơ
Về đặc điểm của các hợp chất hữu cơ thì chúng ta cần xem xét chúng trên cả 3 tính chất nhất định khi xét về một hợp chất bất kỳ như sau:
1.2a – Về đặc điểm cấu tạo của các hợp chất hữu cơ
Về cấu tạo thì trong tất cả các hợp chất hữu cơ đều phải có nguyên tố bắt buộc là Cacbon. Và liên kết chủ yếu của các hợp chất hữu cơ chính là liên kết cộng hóa trị.
1.2b – Về tính chất vật lý của các hợp chất hữu cơ
Về tính chất vật lý của các hợp chất hữu cơ thì chúng có nhiệt độ nóng cháy thấp và nhiệt độ sôi thấp nên rất dễ bị bay hơi. Bên cạnh đó, hầu hết các hợp chất hữu cơ đều không tan trong nước mà tan trong các chất dung môi khác.
1.2c – Về tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ
Về tính chất hóa học thì các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt nên rất dễ cháy. Các phản ứng hóa học của chúng thường xảy ra chậm và đi theo nhiều hướng khác nhau dù là trong cùng 1 điều kiện nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
Các hợp chất hữu cơ thường gặp mà bạn có thể tham khảo.
1.3 – Phân loại các hợp chất hữu cơ
Về phân loại thì chúng ta dựa vào thành phần phân tử để phân các hợp chất hữu cơ thành 2 loại sau đây:
- Nhóm Hidrocacbon bao gồm các hợp chất mà trong phân tử chỉ có C và H (Ví dụ thường gặp như CH4, C2H4,…).
- Nhóm dẫn xuất hidrocacbon thì những chất thuộc nhóm này ngoài có các nguyên tố C và H. Thì phân tử còn có thêm các nguyên tố khác như O, N. P, S, Cl… ( Ví dụ thường gặp như C2H6O, CH3Cl, C2H5O2N,…)
1.4 – Công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ
- Công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử nhất định.
- Chúng được thiết lập dựa trên 3 cách là dựa vào thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố, dựa vào công thức đơn giản nhất và tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy.
1.5 – Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ
- Tuy các hợp chất hữu cơ có chung công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo của chúng lại khác nhau dẫn tới tính chất hóa học của chúng khác nhau.
- Các chất đồng phân thường gặp là: Ankan no mạch hở, Xicloancan không no mạch hở, Ankadien mạch hở chứa 2 nối đôi, Ankin mạch hở chứ 1 nối 3 và hidrocacbon thơm.
Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11.
2. Tổng hợp các dạng bài tập hóa hữu cơ 11
Sau khi đã tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11 ở trên thì ắt hẳn bạn đã nắm được phần nào về bài học này. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn cũng như biết cách vận dụng chúng. Thì tiếp theo bài viết sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập liên quan để bạn có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
2.1 – Bài tập 1 trang 95 sách giáo khoa hóa 11
Nội dung: Hãy sử dụng các kiến thức và công thức được học để tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
- Tính khối lượng chất A biết chúng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
- Tính thể tích hơi của 3,3 gam một chất khí X dựa trên thể tích của 1,76 gam khí oxi (khi đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
Cách giải: Ở câu a thì ta tính khối lượng của chất A dựa vào công thức tính tỷ khối hơi khi biết khối lượng không khí là 29. Còn với câu b thì ta tính dựa vào oxi để gián tiếp qua chất X. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết của bài toán này dưới đây:
2.2 – Bài tập 6 trang 107 sách giáo khoa hóa 11
Nội dung: Cho các hợp chất hữu cơ sau đây: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Hãy sử dụng những công thức và kiến thức được học để cho biết những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc là đồng phân của nhau?
Cách giải: Ở bài toán này thì đầu tiên ta gọi từng chất lần lượt theo thứ tự 1,2,3,4 cho dễ phân biệt. Sau đó, áp dụng các tính chất về đồng phân và đồng đẳng để xác định các chất trên như sau. Khi đó, ta thấy chất 1,2 là đồng đẳng của nhau với ancol etylic còn 3,4 là đồng đẳng của nhau với ete no đơn chức. Còn về đồng phân thì ta thấy 1 và 3 là đồng phân vì có cùng công thức phân tử là C3H8O và 2,4 là đồng phân vì có cùng công thức phân tử là C4H10O. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết của bài toán này dưới đây:
2.3 – Bài tập 8 trang 108 sách giáo khoa hóa 11
Nội dung: Hãy sử dụng các lý thuyết và công thức đã được học về hóa học hữu cơ để viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau đây. Bên cạnh đó, hãy cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (như phản ứng thế, phản ứng cộng hay phản ứng tách).
a) Etilen khi tác dụng với hiđro và có Ni làm chất xúc tác rồi đun nóng.
b) Đun nóng axetilen ở 600oC với bột than làm chất xúc tác ta thu được benzen.
c) Cho dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí thì sau một thời gian sẽ bị chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).
Cách giải: Đây là các phản ứng hóa học thường gặp trong bài tập cũng như trong đời sống. Do đó, để làm được bài này thì đầu tiên bạn cần viết phương trình theo kiến thức đã học. Sau đó xem xét nếu phản ứng cho ra thêm nguyên tố trong hợp chất cũ thì đó là phản ứng cộng. Còn với những phản ứng tách một nguyên tố bất kỳ ra khỏi hợp chất cũ thì đó là phản ứng oxi hóa. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết của bài toán này dưới đây:
Một số các bài tập liên quan về hợp chất hữu cơ khác.
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Bậc của ancol là
Kết luận
Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11 là một trong những cách học quan trọng giúp cho việc học của bạn trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để có thể hiểu và nắm bắt bài học được tốt nhất thì bạn cũng cần thực hiện thêm một số bài tập liên quan. Bên cạnh đó, vận dụng vào đa dạng bài và hình thức từ cơ bản đến nâng cao để giúp tăng khả năng tư duy và biết cách thực hiện các bài tập sau này.
Trên đây là toàn bộ thông tin hỗ trợ tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ 11 và hướng dẫn thực hiện chi tiết một số bài tập có liên quan đến bài học trên. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập của mình. Bên cạnh đó, hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức trên vào đa dạng các bài tập sau này.
==> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy các môn học tốt hơn
Tại đây =>> Kiến Guru <<=