Tổng hợp các công thức vật lý 10 kì 2 cần nhớ – Đầy đủ và chính xác

Mục lục

Hôm nay Kiến Guru xin gửi đến các bạn đọc Tổng hợp công thức vật lý 10 kì 2 trong chương trình Vật lý lớp 10. Những công thức dưới đây giúp ích rất nhiều cho các bạn trong việc tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã quên, đồng thời giúp các bạn vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra và thi học kì. Vì thế các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Các công thức vật lý 10 học kì 2 Chương 4 – Các định luật bảo toàn

Trong bài viết này, đầu tiên Kiến Guru sẽ tổng hợp tất cả các định luật bảo toàn mà chúng ta đã được học. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

1 – Định luật bảo toàn động lượng

Va chạm mềm

Theo định luật bảo toàn động lượng. Ta có:

word image 21503 1

Chuyển động bằng phản lực

word image 21503 2

2 – Công và công suất

Công

word image 21503 3

Khi lực word image 21503 4 không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức:

Công cơ học là đại lượng vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng 0 phụ thuộc vào góc hợp bởi phương của lực tác dụng và hướng chuyển dời của chuyển động.

A>0: lực sinh công dương (công phát động)

A<0: lực sinh công âm (công cản)

A=0: lực không sinh công

Công suất

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

– Trong trường hợp lực word image 21503 5 không đổi, vật chuyển động theo phương của lực tác dụng ta có:

word image 21503 6

3 – Động năng

Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức

word image 21503 7

Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng

  • Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công, ta có:

word image 21503 8

  • Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng và ngược lại.

4 – Thế năng

a. Trọng trường

Xung quanh trái đất tồn tại một trọng trường. Biểu hiện trọng trường là sự xuất hiện của trọng lực tác dụng lên một vật khối lượng m đặt tại một vị trí bất kì trong khoảng không gian có trọng trường.

b. Thế năng trọng trường

Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức Wt = mgz.

c. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực.

Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực của vật có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và N.

AMN = Wt (M) – Wt (N)

d. Thế năng đàn hồi

Công thức thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng ∆l là:

word image 21503 9

2 – Cơ năng

a. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

* Định nghĩa:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng.

word image 21503 10

* Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

Khi một vật chuyển động trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng được bảo toàn.

word image 21503 11

b. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi:

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn

word image 21503 12

Tổng hợp công thức vật lý 10 học kì 2 Chương 5 – Chất khí

Chất khí là một chủ đề thường gặp trong các kì thi. Chính vì vậy hôm nay Kiến Guru muốn chia sẻ đến các bạn các công thức vật lý 10 học kì 2, dùng để áp dụng để giải các bài toán về chất khí. Cùng nhau khám phá nhé!

Công thức xác định mol, thể tích, khối lượng của một chất bất kỳ

word image 21503 13

Định luật Bôilơ – Mariốt

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích

word image 21503 14

Nhiệt độ tuyệt đối (độ K): T = t + 273

Định luật Sác-lơ

Trong quá trình đẳng thức của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

word image 21503 15

Khí thực và khí lí tưởng

word image 21503 16

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng (hay phương trình Cla-pe-rôn)

word image 21503 17

Định luật Gay Luy-xác

Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối

word image 21503 18

Hệ thống các công thức vật lý 10 học kì 2 Chương 6 – Cơ sở của nhiệt động lực học

1 – Sự biến thiên nội năng

Nhiệt lượng: là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt

word image 21503 19

Biểu thức tính nhiệt lượng:

Đối với chất rắn và chất lỏng, nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được xác định bởi biểu thức:

word image 21503 20

word image 21503 21

2 – Nguyên lý của nhiệt động lực học

a. Nguyên lí I của nhiệt động lực học.

Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Ta có : ∆U = A + Q với quy ước về dấu của nhiệt lượng và công như sau :

Q > 0 : Vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.

Q < 0 : Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.

A > 0 : Vật nhận công từ các vật khác.

A < 0 : Vật thực hiện công lên các vật khác.

b. Nguyên lí II của nhiệt động lực học

Hiệu suất của động cơ nhiệt là :

word image 21503 22

Tổng hợp công thức vật lý 10 kì 2 Chương 7 – Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể

1 – Biến dạng của chất rắn

– Định luật Húc về biến dạng đàn hồi (kéo hoặc nén):

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ kệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó

word image 21503 23

Với α là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn.

– Độ lớn của lực đàn hồi Fdh trong vật rắn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật rắn.

word image 21503 24

trong đó, E là suất đàn hồi đặc trưng cho tính đàn hồi của chất rắn, k là độ cứng của vật rắn phụ thuộc vào chất liệu và kích thước của vật đó. Đơn vị đo của E là paxcan (Pa) và của k là niutơn trên mét (N/m).

2 – Sự nở vì nhiệt của vật rắn

a. Sự nở dài.

Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài.

word image 21503 25

b. Sự nở khối.

Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.

word image 21503 26

3 – Hiện tượng căng bề mặt

Lực căng bề mặt: f = σl với σ là hệ số căng bề mặt và đo bằng đơn vị niu tơn trên mét (N/m).

Giá trị của σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng; σ giảm khi nhiệt độ tăng.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp công thức vật lý 10 kì 2 mà Kiến Guru muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng thông qua những công thức trên, các bạn sẽ tự ôn tập và rèn luyện tư duy giải bài cho bản thân mình. Để đạt kết quả tốt trong từng kì thi, việc ghi nhớ và áp dụng các công thức tính nhanh là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đấy. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác trên trang của Kiến Guru để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích. Chúc các bạn may mắn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ