Tây Nguyên vốn nổi tiếng là một vùng đất của những truyền thuyết lâu đời. Nổi bật nhất là những truyền thuyết về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Những huyền thoại về Đăm Săn, Xinh Nhã chắc chắn vẫn còn để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng khó quên.
Tác phẩm ‘‘Rừng xà nu” là một tác phẩm tiêu biểu về chủ đề này. Để các bạn nắm rõ nội dung chính của bài và có phần chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp, Kiến Guru sẽ gửi đến các bạn học sinh Bài tóm tắt rừng xà nu dưới đây, nhằm giúp các bạn hiểu sâu hơn về một bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất sử thi hoành tráng của mảnh đất Tây Nguyên.
Hệ thống kiến thức hỗ trợ tóm tắt “Rừng xà nu”
Trước khi đi vào phần tóm tắt, ta hãy cùng hệ thống lại phần các phần kiến thức cơ bản của tác phẩm:
1, Tác giả
- Tác giả Nguyễn Trung Thành hay Nguyên Ngọc, tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh năm 1932 tại Quảng Nam
- Ông là một nhà văn lớn, một câu bút văn xuôi nổi tiếng của văn học Việt nam hiện đại
- Cuộc đời:
- Năm 1951 – 1954: Ông học trường lục quân, sau khi tốt nghiệp ông làm phóng viên báo Quân đội quân khu V
- Tham gia nhiều chiến trường trong hai cuộc kháng chiến
- Sau 1975: ông công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, tạp chí quân đội nhân dân, tổng biên tập nhiều năm
- Sự nghiệp:
- Ông sáng tác chính là tiểu thuyết và truyện kí
- Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên (1955), Rẻo Cao (1961)
- Đặc điểm phong cách nghệ thuật: thường viết về đề tài tự nhiên và đạt được những thành công sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua hai cuộc kháng chiến. Để cập đến vấn đề trọng đại của dân tộc. Đồng thời ông cũng là nhân vật đạt được nhiều thành công lớn trong sự nghiệp văn học, xứng đáng là tác giả hàng đầu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.
2, Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: vào năm 1965 khi Mỹ leo thang đánh phá ác liệt Miền Nam – Việt Nam. Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng xâm lược miền Bắc.
- Nhân dân vẫn sục sôi không khí đánh Mỹ, trong đó nhân dân Tây Nguyên là một lực lượng tiêu biểu. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được viết vào đúng thời điểm lịch sử đó.
- Đăng lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ số 2/1965.
- Sau được tuyển in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
- Bố cục: Có thể chia tác phẩm thành 3 phần:
+ Phần I: Từ đầu đến những đồi xà nu nối tiếp nhau đến chân trời => Đoạn văn miêu tả vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.
+ Phần II : Từ ba năm đi lực lượng đến hà… được!=> Sau ba năm tham gia bộ đội Tnu được trở về thăm làng trong sự chào đón hân hoan của những người dân trong làng.
+ Phần 3: Đoạn còn lại => Trong đêm Tnú trở về Cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ nhưng anh dũng của Tnú, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu chống đế quốc Mĩ của người dân làng Xô Man.
Hướng dẫn tóm tắt “Rừng xà nu” ngắn nhất:
Dưới đây là các mạch văn chính của phần cốt truyện và đoạn tóm tắt Rừng xà nu đầy đủ ý và ngắn gọn, mời các bài cùng đọc tham khảo:
- Cốt truyện:
- Cây xà nu: được tả thực; là loại cây đặc trưng của Tây Nguyên mang biểu tượng như người anh hùng. Cây gắn bó với xóm làng với sức sống mãnh liệt.
- Cụ Mết: là người cầu nối Đảng với nhân dân trong làng, là một vị trưởng làng điềm tĩnh và sáng suốt.
- Tnú: một cậu bé mô côi, nuôi giấu cán bộ và cố gắng để học chữ làm liên lạc. Khi đã trưởng thành thì cậu trở thành lãnh đạo thanh niên đánh giặc, dũng cảm chiến đấu.
- Đoạn tóm tắt:
Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cánh rừng xà nu bạt ngàn trong tầm đại bác của giặc vẫn đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng Xô Man.
Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về quê thăm làng một đêm, bé Heng trở thành giao liên chững chạc, nhanh nhẹn có nhiệm vụ đưa Tnú vào làng đêm đó. Tại nhà cụ Mết, cụ đã kể cho dân làng nghe về đoạn đời của làng Xô Man, và cuộc đời Tnú trong kháng chiến. Khi đó, bọn Mỹ ngụy khủng bố gắt gao, Tnú được anh Quyết dìu dắt cùng với Mai nuôi giấu cán bộ trong rừng.
Trong một lần đi liên lạc, Tnú bị bắt, giặc đem Tnú đến Kon Tum. Ba năm sau anh vượt ngục trở về làng. Lúc về thì anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai làm vợ, thực hiện lời dặn của anh Quyết, Tnú đã cùng dân làng mài giáo, tích trữ lương thực chuẩn bị kháng chiến. Nghe tin bọn giặc quay trở lại càn quét, khủng bố, Chúng bắt vợ con Tnú tra tấn tàn bạo đến chết ngay trước mặt anh. Nỗi căm hờn cháy bỏng trong anh, anh nhảy vào tấn công bọn lính nhưng không thể cứu được hai mẹ con. Giặc bắt Tnú quấn giẻ tẩm nhựa cây xà nu vào mười đầu ngón tay. Trước cảnh tượng đó, cụ Mết đã giết kẻ thù cứu Tnú.
Sau đó Tnú được tham gia lực lượng quân giải phóng, chiến đấu dũng cảm, chính được tên ác ôn bằng chính đôi tay tàn tật. Sáng hôm sau, Cụ Mết và Dít tiễn Tnú ra chiến khu. Trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau.
Các nội dung lý thuyết liên quan khác:
Đánh giá nội dung và nghệ thuật qua tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu:
- Nội dung:
- Rừng xà nu là một tác phẩm gợi ca tinh thần đất nước, sức mạnh quật khởi của người dân làng Xô Man trong các cuộc kháng chiến.
- Là bài học về tinh thần yêu nước, giữ nước chống giặc ngoại xâm.
Bên cạnh những giá trị sâu sắc về mặt nội dung, phong cách nghệ thuật trong tác phẩm cũng vô cùng ấn tượng, cụ thể:
- Nghệ thuật:
- Một tác phẩm với lối viết theo sử thi cách mạng
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính cách điển hình, nhân vật vừa có cá tính, vừa có phong cách khái quát, đồng thời khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu trong mối tương quan với hình ảnh con người.
- Cách kể chuyện: tác giả kể theo lời của nhân vật trong truyện, cốt truyện lồng trong truyện.
- Giọng điệu mang màu sắc hương vị của Tây Nguyên thâm trầm, sâu sắc nhằm làm nổi bật lên chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
Kết luận
Hình ảnh về người con Tây Nguyên yêu nước thiết tha, một tình yêu nước bắt nguồn rất cụ thể, từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi, lối rẽ chắc chắn sẽ để lại nhiều ngợi ca và trân trọng trong lòng chúng ta, những người dân yêu nước, thương nhà. Để tìm hiểu sâu hơn về các tác phẩm về thể loại sử thi mời các bạn tham khảo thêm tại đây.
Cảm ơn các bạn đã tìm đọc tóm tắt Rừng xà nu ngắn gọn trên đây mà chúng mình đã biên soạn. Các bạn hãy theo dõi thêm những bài viết khác tại Kiến Guru để cập nhật tin tức cũng như tìm hiểu kiến thức của những môn học khác nhé!
Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn