Ba mẹ hiện đại thường chú trọng đến khả năng học toán của con Vì việc học tốt môn toán sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển về não bộ của trẻ, cụ thể hơn là tư duy logic. Nhưng làm cách nào để dạy toán tư duy lớp 1 cho con tại nhà hiệu quả nhất, thì rất ít ai biết được.
Thông qua bài viết này của KienGuru, ba mẹ sẽ không chỉ được phổ cập các kiến thức về cách dạy trẻ học toán làm sao cho đúng, mà còn nhận biết được các khó khăn khi học toán tư duy của trẻ, từ đó đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp nhất.
CÓ NÊN DẠY TOÁN TƯ DUY CHO TRẺ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1 KHÔNG?
Rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay quan tâm đến vấn đề có nên cho bé học IQ trước khi lên lớp 1 không? Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ về vấn đề này là nên cho bé học toán IQ trước khi vào lớp 1. Lý do là bởi:
Giai đoạn vàng học tập
Theo các nghiên cứu khoa học, độ tuổi từ 4 đến 6 là giai đoạn vàng cho việc tiếp nhận tri thức và học tập. Trong giai đoạn này, các con có thể tiếp thu được kiến thức vô cùng nhanh chóng và nhớ rất lâu nên rất thích hợp để học toán tư duy.
Phát huy khả năng tư duy cho trẻ
Việc dạy toán IQ cho bé chuẩn bị vào lớp 1 sẽ giúp bé tăng cường khả năng tư duy. Khi bé được bồi dưỡng và đào tạo sớm sẽ tạo đà cho sự phát triển tư duy vượt bậc ở cấp tiểu học bởi các bạn nhỏ đã có sẵn nền tảng.
Trẻ 5 tuổi thường tò mò muốn khám phá điều mới
Trong độ tuổi mầm non, các bạn nhỏ sẽ có rất nhiều điều tò mò và muốn khám phá nên bố mẹ cần tận dụng yếu tố này để cho con làm quen với toán học. Lúc này bé sẽ cảm thấy thích thú để làm quen và học chúng hiệu quả. Lưu ý, bố mẹ hãy áp dụng những bài toán từ dễ đến khó để con không cảm thấy môn toán nhàm chán hay khó học nhé.
Tăng khả năng quan sát
Việc dạy bé học toán tư duy sớm sẽ giúp cho các con tăng khả năng quan sát. Bởi vì thông qua việc học toán, các bạn nhỏ sẽ học được cách quan sát tỉ mỉ hơn mọi thứ liên quan tới toán học như đếm đồ vật, tính toán,… nên khả năng quan sát của bé cũng tăng lên từ đó.
Rèn luyện tư duy não bộ tốt hơn
Toán được ví như môn thể thao dành cho não bộ. Nếu bạn dạy bé đúng cách sẽ giúp tư duy não bộ của bé phát triển tốt hơn, tạo tiền đề vững chắc khi học lên cao hơn.
Rèn luyện nhiều kỹ năng cho bé
Việc dạy bé học toán trước khi lên lớp 1 không chỉ đơn thuần là dạy con số mà còn giúp con phát triển nhiều kỹ năng như ghi nhớ, tập trung, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
Cân bằng hai bán cầu não
Khi bé học toán tốt, đồng nghĩa não trái của con sẽ được kích thích để tư duy tốt hơn, não phải sẽ cân bằng được cảm xúc để tập trung hơn khi giải toán.
Tạo tiền đề vững chắc về toán học
Khi lên lớp 1 các con sẽ không sợ bị sợ hổng kiến thức, theo kịp chương trình giảng dạy, yêu thích toán vì có nền tảng vững chắc.
Chính vì vậy, ngay từ đầu khi cho bé làm quen với Toán thì bố mẹ nên tìm ra phương pháp dạy học đúng, phù hợp với khả năng của trẻ để nhận được những lợi ích như trên nhé.
GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN TƯ DUY CHO BÉ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1
Với kiến thức toán lớp 1 chắc hẳn đối với người lớn sẽ không quá khó để có thể dạy trẻ học. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều phụ huynh lo lắng vì gặp khó khăn khi dạy trẻ bởi vì:
– Không có năng khiếu sư phạm.
– Kiến thức toán học lớp 1 có nhiều điều mới so với chương trình học thuở xưa.
– Bố mẹ bận rộn không có thời gian kèm cặp bé.
– Phó mặc cho nhà trường
– Không có phương pháp dạy phù hợp với năng lực của con
– Khiều bé ham chơi, không tập trung khi học tập.
Để hạn chế những khó khăn trên, bố mẹ cần phải có phương pháp dạy toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 phù hợp. Những bước định hướng sau đây sẽ rất hữu ích cho các bậc cha mẹ.
Các bước dạy toán tư duy cho trẻ lớp 1 hiệu quả ngay tại nhà
Sau đây là các bước dạy trẻ học toán tư duy lớp 1 hiệu quả mà KienGuru gợi ý cho các bố mẹ:
Bước 1: Làm quen, hiểu rõ bản chất của các con số và phép tính cộng trừ cơ bản
Bước đầu cũng là bước quan trọng nhất trong hành trình dạy trẻ học toán. Đó chính là làm quen với các con số từ 0 đến 10. Vì dù phương pháp dạy trẻ học các phép tính cộng trừ có tốt đến cỡ nào, thì cũng là vô ích nếu trẻ không hiểu được ý nghĩa của từ chữ số.
Cho nên, bạn hãy cho trẻ học và tiếp xúc nhiều với các con số trong giai đoạn đầu học toán, bằng cách dán những con số khắp nhà, hoặc thường xuyên khảo bài trẻ bằng những bài tập khác nhau, như:
– Câu hỏi: “Đây là số mấy?” khi chỉ vào một con số bất kỳ.
– Dạy trẻ các tạo ra con số 2 bằng cách cộng hai con số 1 lại với nhau.
Bên cạnh đó, hãy xen kẽ giữa việc dạy trẻ làm quen với các con số, và các phép tính cộng trừ đơn giản. Việc này sẽ giúp não bộ của trẻ linh hoạt hơn, và không bị nhàm chán khi phải học quá nhiều con số khô khan.
Bước 2: Dạy trẻ học đếm thông thường cho đến cách đếm nhảy
Việc dạy trẻ học đếm số từ 1 đến 100 hay thậm chí là 1000 mà không cần công cụ hỗ trợ, sẽ là một nền tảng vững chắc cho công cuộc học toán sau này của bé. Bên cạnh việc dạy trẻ đếm theo dãy số liên tục, bạn cũng nên hướng dẫn con mình học đếm nhảy.
Ví dụ như đếm nhảy cho đơn vị 2 sẽ là “0,2,4,6,8,10,…” hoặc đếm nhảy cho đơn vị 3 sẽ là “0,3,9,12,..”. Cách học đếm nhảy như thế này, sẽ hỗ trợ bé cực kỳ tốt trong việc tư duy các phép tính cộng trừ.
Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ tính toán
Ở bước này, các ba mẹ sẽ cho trẻ sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán như que tính hay viên bi để hỗ trợ trẻ làm các phép tính cộng trừ lớn hơn. Ví dụ như bạn sẽ đưa cho con bạn 3 quen tính, rồi 2 que tính, rồi 4 que tính chẳng hạn. Như thế trẻ sẽ học được phép tính 3 + 2 + 4, sau đó hãy làm tương tự cho phép tính trừ.
Bước 4: Dạy trẻ thông qua các ví dụ thực tế
Để rèn luyện tư duy cho trẻ, thì việc áp dụng các ví dụ thực tế vào bài học cho trẻ là thật sự cần thiết. Bạn có thể cho trẻ học toán ngay trên món đồ chơi yêu thích của trẻ. Ví dụ như cộng hay trừ các búp bê ra vào nhà, đếm số lượng xe đồ chơi, hay xếp các miếng lego lại với nhau và cho trẻ đếm số lượng.
Bước 5: Cho trẻ tiếp xúc với phần mềm học toán càng sớm càng tốt
Sau khi trải qua cả 4 bước trên, trẻ cũng đã phần nào hình dung được toán học là gì, và làm thế nào để tính toán với chúng. Ở thời điểm này, trẻ cần phải có thêm “một cú bùng nổ” bằng cách cho trẻ học toán trên các phần mềm giáo dục uy tín. Lúc này, trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với các bài toán khó, cùng phương pháp học mới lạ.
Điều này giúp tăng cường tư duy cho trẻ một cách hiệu quả hơn. Đồng thời hỗ trợ trẻ tiếp thu các kiến thức trên lớp một cách tốt hơn.
Ngoài ra còn có một vài phương pháp được phát triển cũng rất là thú vị và hiệu quả
Bé lớp 1 học toán tư duy với phương pháp đếm
Phương pháp này đơn giản là việc giúp các bé làm quen với các con số, thứ tự và nhận biết chúng. Để giúp các em rèn luyện tư duy theo phương pháp này, cha mẹ đầu tiên cần đọc mẫu cho các em trước, để các em nghe dần cho quen và bắt chước theo.
Ví dụ, khi trẻ vừa bắt gặp một đồ vật gì đó mới, bạn hãy đếm số đồ vật đó cho trẻ nghe và làm quen. Với những thứ mới lạ, trẻ sẽ có xu hướng tập trung lắng nghe và tìm tòi hơn. Vì vậy, trẻ sẽ nhanh nhận biết hơn. Hoặc bạn cũng có thể đếm số thành viên gia đình, đếm các món đồ chơi mà trẻ ưa thích.
Dạy trẻ lớp 1 xem đồng hồ
Dạy trẻ xem đồng hồ là một cách giúp bé rèn luyện trí nhớ và suy nghĩ logic khá thiết thực và đơn giản. Cha mẹ hãy dạy bé nhận biết 12 chữ số trên mặt đồng hồ và các vai trò của kim ngắn, kim dài. Sau đó, thường xuyên hỏi bé mấy giờ rồi, hỏi bé đang làm gì… Từ đó, cha mẹ sẽ dần dần hình thành thói quen xem đồng hồ và nhận biết thời gian cho trẻ. Đây là cách thức đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ vì chúng giúp các em tư duy logic theo đúng khung giờ sinh hoạt của mình.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TOÁN TƯ DUY LỚP 1
Các dạng toán tư duy cho trẻ vào lớp 1
Một vài dạng toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 từ cơ bản đến nâng cao bạn có thể tham khảo:
Dạng toán tư duy đếm số
Đây là dạng cơ bản khi bước chân vào lớp 1, bé nào cũng có thể bắt đầu một cách dễ dàng, từ dễ đến khó theo trình tự
Dạng toán tư duy so sánh và sắp xếp
Bạn có thể sử dụng những hình ảnh minh họa để hỗ trợ các bé so sánh một cách dễ dàng. Sau khi hoàn thành việc học đếm số đây là bước tiếp theo.
Dạng toán tư duy cộng trừ, tách ghép
Tiếp theo bạn hãy dạy bé cách tính cộng trừ từ những con số nhỏ nhất. Điều này giúp trẻ làm quen với các phép tính trong toán học và bắt đầu với những con số lớn hơn.
Dạng toán tư duy về thống kê
Dạng bài này sẽ giúp trẻ làm quen với việc tổng hợp, thống kê, và sắp xếp. Bài tập này dạy trẻ sự nhẫn nại, chịu khó và cẩn thận trong khi học toán.
Dạng toán tư duy tìm quy luật
Tìm quy luật là dạng bài ưu tiên sử dụng sự thông minh của não bộ. Tuy nhiên, vì là giai đoạn mở đầu nên chúng ta cho trẻ làm quen ở mức độ cơ bản nhất rồi nâng cấp theo thời gian.
Dạng toán tư duy hình học, màu sắc
Đây chắc chắn là dạng toán được nhiều trẻ mong đợi vì hình ảnh và hình học luôn thu hút được sự tập trung của trẻ. Hãy dành thời gian cho trẻ tìm hiểu kỹ hơn về chúng.
Dạng toán tư duy đố vui
Những câu đố vui luôn mang đến sự tò mò và sức hấp dẫn để trẻ phát huy vai trò sáng tạo của mình. Bạn có thể dùng những câu đố vui đơn giản để kích thích não bộ của trẻ.
Dạng toán tư duy phân biệt cao thấp
Trẻ sẽ dễ dàng làm quen được với dạng toán này vì chúng có thể nhận diện chúng một cách nhanh chóng. Hãy cho trẻ tiếp xúc với chúng thường xuyên để trẻ rèn luyện khả năng phân biệt mọi sự vật xung quanh không riêng gì toán học.
Yêu Cầu về Toán 1 Học Sinh Cần Nắm Vững
► Phần số tự nhiên
Các em sẽ được những nội dung như: đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100, với những yêu cầu biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10; trong phạm vi 20; trong phạm vi 100. Tiếp đến là các nội dung So sánh các số trong phạm vi 100, các em cần biết so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 100.
► Các phép tính
Thứ hai là về các phép tính với số tự nhiên như phép cộng, phép trừ . Đối với nội dung này, các em cần nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ, thực hiện được phép cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100, thực hành tính được (bước đầu) trong trường hợp có hai phép tính cộng, trừ. Sau đó, các em sẽ được tiếp cận với cách tính nhẩm, các em cần biết cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách vận dụng các bảng cộng, trừ đã học.
► Kỹ năng thực hành
Và cuối cùng là khả năng thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ. Để có thể làm được các em cần phải nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. Đồng thời, các em viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
KẾT LUẬN
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người nắm được cách dạy toán tư duy lớp 1 cho trẻ. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ giúp bố mẹ lựa chọn được phương pháp dạy bé yêu của mình hiệu quả và an toàn nhất nhé.
Việc dạy trẻ học toán tư duy lớp 1 không chỉ dựa vào các bài tập hay bài giảng trên lớp, mà bố mẹ cần phải có phương pháp dạy phù hợp, đồng thời kết hợp với các phần mềm giáo dục uy tín nhất. Chúc các bạn thành công!