Trang 166 toán lớp 3 là phần lý thuyết sau cùng trước khi bước đến phần ôn tập cuối năm. Cũng chính vì thế có nhiều bạn dễ xao nhãng khi làm bài toán lớp 3 trang 166. Hãy cùng ôn tập lại lý thuyết đổi đơn vị bằng phương pháp quy đổi đồng thời làm một số bài tập để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đổi đơn vị đó.
1. Nội dung bài học trang 166 toán lớp 3
Trong chương trình toán học, bạn có thể được nhắc đến các loại đơn vị như đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thể tích , và đơn vị đo diện tích. Đây là những dạng đơn vị thông dụng thường xuyên sử dụng trong chương trình toán. Tuy nhiên, phần đơn vị này có thể được quy đổi hay thay đổi thành đơn vị thực tế.
Ví dụ quy đổi đơn vị đo lường trong bài toán đố
1.2. Đơn vị đo lường toán học
Trong toán học các đại lượng đơn vị sẽ được tính toán dựa theo ý nghĩa công thức toán học. Đó cũng là lý do dẫn đến sự khác nhau của các đơn vị đo lường bạn thường hay gặp. Đơn vị đo độ dài thường được lấy làm tiêu chuẩn. Như vậy bình phương của chúng là diện tích còn lập phương thì chính là thể tích.
Ý nghĩa của đơn vị này thường được chứng minh dựa vào công tích tính toán. Ví dụ cạnh của đa giác sẽ được tính bằng đơn vị đo độ dài. Đơn vị đo diện tích thường lấy tích của 2 cạnh trong đó có thể 1 cạnh nằm trên đa giác hoặc cả 2 cạnh. Do đó đơn vị đo diện tích là bình phương của đơn vị đo độ dài.
Tương tự với đơn vị đo thể tích ta thấy, đây là một phép tính cho hình học ba chiều. Các hình có thể tích sẽ cấu tạo từ một đa giác và một đường cao tạo thành khối. Vì thế thể tích có công thức tính là diện tích nhân cho chiều cao. Cũng vì công thức này mà khi tính ra thể tích chính là lập phương đơn vị độ dài.
Ở mỗi quốc gia bảng đơn vị sẽ có những điểm thay đổi nhất định. Tuy nhiên trong khu vực Châu Á chúng ta sẽ nhắc đến bảng đơn vị lấy mét là trung tâm thay vì ft hay inch ở các nước Châu Mỹ. Với đơn vị đo thể tích ngoài lấy lập phương đơn vị đo độ dài ta còn có lít và mililit.
1.3. Đơn vị đo lường thực tế
Trên thực tế đôi khi bạn không nhất thiết phải sử dụng đơn vị đo lường toán học. Bài toán thực tế có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn để đưa ra đơn vị phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Do vậy đơn vị đo lường thực tế thường không cố định chúng vô cùng đa dạng.
Nói một cách khác, đơn vị toán học là một phương pháp tính toán chính xác ở điểm chia nhỏ nhất. Còn đơn vị thực tế có thể xảy ra sai số hay mức độ tương đối không thể đạt mức chính xác cao được như các đơn vị đo độ dài được sử dụng trong toán.
Đơn vị thực thế có thể là một hình thức đếm số lượng vật thể tương đương. Mỗi vật dụng sẽ có sự quy đổi khác nhau không thể phân chia cụ thể như đơn vị toán học nên cần đưa vào thực tế để phân tích so sánh.
1.4. Phân tích đánh giá mối quan hệ tương quan giữa toán học và thực tế.
Toán học là một bộ môn khoa học nghiên cứu để đưa ra các kiến thức phục vụ tính toán. Khi sử dụng hệ đơn vị toán học chúng ta sẽ có những kết quả chính xác ở mức độ khác cao. Tuy nhiên đơn vị đo lường trong thực tiễn có thể không đảm bảo điều đó. Những đơn vị thực tiến sẽ có thể xuất hiện sai số.
Tuy nhiên dù là đại lượng đo lường nào thì chúng cũng là công cụ hỗ trợ chúng ta tính toán. Một vài trường hợp khi quy đổi đơn vị sẽ làm rút gọn đơn giản hơn. Đó là điều mà thực tế yêu cầu nên bản chất của các loại đơn vị đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
2. Gợi ý giải toán lớp 3 trang 166
Sự quy đổi đơn vị đo lường trong toán học có thể được lấy từ hình ảnh thực tế. Điều này giúp cho các bạn học sinh lớp 3 sau khi tiến hành giải bài toán lớp 3 trang 166 có thể hiểu cả toán học lẫn các bài toán thực tiễn. Phần này khá khó nếu bạn không thể hình dung. Vì thế hãy chú ý đến lời giải và gợi ý dưới đây
2.1 – Bài 1
Đề bài tập 1 toán lớp 3 trang 166
Trước tiên hãy cùng đọc kỹ đề bài để phân tích dữ liệu được cung cấp. Ta nhận được một số thông tin đề bài cho chính là có 8 chiếc túi sử dụng để chứa đường. Mỗi chiếc túi sẽ chứa lượng đường bằng nhau. Theo các đựng đó thì tổng lượng đường ở 8 chiếc túi sẽ được cung cấp cho bạn là 40 kg.
Câu hỏi của bài 1 đặt ra là giả sử số lượng đường bạn đang có khi cân lên xác định là 15kg. Nếu bỏ đường vào túi và chia đều nhau như 8 túi ở trên thì 15 kg đường sẽ được chia ra làm bao nhiêu túi? Trước tiên, bạn cần thực hiện tính toán lượng đường được đặt đều trong mỗi túi là bao nhiêu.
Từ dữ kiện chia đều 40 kg đường vào 8 chiếc túi ta có công thức tính lượng đường được đựng trong mỗi túi là 40 : 8 = 5 kg. Vậy với số đường trong túi được tính ta tiếp tục làm phép chia với 15 kg đường để bài hỏi để tìm ra số túi đựng đường cần chuẩn bị là 15 : 5 = 3 túi.
2.2 – Bài 2
Đề bài tập 2 toán lớp 3 trang 166
Trong bài 2 ta lại thấy đây là dạng toán đố như bài 1. Tuy nhiên đơn vị đo lường không phải là khối lượng và quy đổi thành số túi nữa. Hai đơn vị đo bạn cần lưu ý trong bài tập số 2 này chính là số chiếc áo và số chiếc cúc áo. Đơn vị này sẽ đến thành số lượng chứ không nằm trong bảng đơn vị toán học đã nhắc tới.
Phân tích đề bài cho ta nhận thấy khi sở hữu 4 chiếc áo, bạn sẽ đếm được tổng của 4 chiếc áo đó chứa 24 chiếc cúc áo. Vấn đề đặt ra cho bài tập này là học sinh cần tính toán số áo để sử dụng hết 42 chiếc cúc áo. Điều kiện giàng buộc khi tính toán đó là số lượng cúc áo trên mỗi áo phải luôn bằng nhau.
Dựa theo những phân tích trên ta tính hành sử dụng phép chia số chiếc cúc áo cho số chiếc áo để tìm là có bao nhiêu cúc/ áo 24 : 4 = 6 cúc/ áo. Với số lượng này ta thực hiện pháp chia số cúc áo với số cúc tính được cho 1 áo để tìm số chiếc áo cho 42 chiếc cúc 42 : 6 = 7 áo.
2.3 – Bài 3
Đề bài tập 3 toán lớp 3 trang 166
Để nhận xét được tính đúng sai của một phép tính ta cần nhắc lại kiến thức về thứ tự ưu tiên của phép tính. Như các bài toán ở trên không chứa ngoặc hay các phép cộng trừ mà chỉ xuất hiện nhân và chia. Do đó, ta sẽ thực hiện phép tính theo chiều từ trái qua phải đến khi ra đáp số cuối cùng.
- Đây là phép tính đúng
- Phép tính này sai do thứ tự thực hiện không đúng theo quy luật.
- Phép tính này sai do thứ tự thực hiện không đúng theo quy luật.
- Đây là phép tính đúng
Nhận xét: ta thấy phép tính a giống b , c giống d. Chính vì thế trong 2 phép tính giống nhau mà khác cách tính sẽ có một phép tính đúng, phép tính còn lại là sai.
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Toán lớp 3 trang 154
Kết luận
Phương pháp quy đổi đơn vị trong bài tập toán lớp 3 trang 166 ngoài giúp học sinh có tư duy tính thực tế con hỗ trợ nhiều kỹ năng khác. Bài toán quy đổi thường sử dụng nhiều phép toán nhân chia. Bạn nên lưu ý thứ tự ưu tiên cho phép tính này để tránh tính sai.
Đăng kí ngay tại đây =>> Kiến Guru<<= để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy trong học tập tốt hơn