Toán lớp 3 trang 154 là tổng hợp kiến thức về chu vi, diện tích các hình vào bài giảng của các em học sinh là rất hợp lý và hết sức cần thiết, bởi nó có thể vận dụng vào cuộc sống và xung quanh các em luôn luôn xuất hiện những hình đó, như bàn học, ghế, bảng, sách, vở,….
Đây là một bài luyện tập chung, không có các kiến thức mới, chỉ cần ôn lại các kiến thức tính diện tích và chu vi cũ để thực hiện các phép tính toán.
1. Các lý thuyết hình học cần được sử dụng trong bài
Trước khi đi vào nội dung bài tập luyện tập của sách toán lớp 3 trang 154 chúng ta cùng ôn lại một số lý thuyết về diện tích các hình:
Hình vuông: S = a * a () trong đó S được ký hiệu cho diện tích, a là cạnh hình vuông
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy chiều dài cạnh nhân với chính nó (các cạnh bằng nhau)
.Chu vi hình vuông là: P = a * 4 ( vì hình vuông có 4 mặt cạnh bằng nhau)
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài cạnh của nó nhân cho 4.
Hình chữ nhật: S = a * b trong đó a là chiều dài, b là chiều rộng
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân cho chiều rộng .
Chu vi hình chữ nhật bằng: P = (a + b) * 2 (P là ký hiệu của chu vi)
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân cộng với chiều rộng rồi nhân cho 2 ( tương ứng hai cạnh dài và rộng còn lại) .
Lưu ý: Các độ dài phải có cùng đơn vị đo với nhau. Nếu đề bài cho kết quả diện tích là 1 đơn vị khác với đơn vị của độ dài các cạnh được cho sẵn thì chúng ta cần phải thực hiện quy đổi các độ dài cạnh về đơn vị đo mới sao cho đúng với đơn vị đo cuối cùng mà đề bài yêu cầu.
Khi tăng cạnh hình vuông lên n lần thì chu vi ( P ) cùng tăng lên theo n lần và S diện tích sẽ tăng lên n x n lần.
Khi cạnh hình vuông tăng n đơn vị thì chu vi hình vuông tăng n x 4 đơn vị.
Một số lưu ý với hình chữ nhật:
Hình chữ nhật
Ví dụ các độ dài quy đổi:
1 m = 10 dm, 1 m = 100 cm, 1 dm = 10 cm, 1 dm = m, 1 cm = m, 1 cm = dm
2. Áp dụng giải các bài tập toán lớp 3 trang 154:
Bài 1:
Tính diện tích của hình vuông theo số đo đã cho
Hướng dẫn giải chi tiết:
Muốn tính diện tích của hình vuông ta lấy độ dài của cạnh nhân với chính nó (vì các cạnh hình vuông đều bằng nhau), áp dụng công thức ta có:
Câu a, cạnh của hình vuông được cho ở trên là 7, vậy ta có 7 nhân với chính nó tức 7 * 7 = 49 đơn vị đo là cm, kết quả là 49 (). diện tích hình vuông của câu a cần tính là 49 .
Câu b, Độ dài cạnh hình vuông là 5, ta có 5 * 5 = 25 (), vậy diện tích hình vuông tính được là 25 .
Đề bài không có yêu cầu về đơn vị đo kết quả, các độ dài cạnh đều ở cùng một đơn vị.
Bài 2 trang 154 SGK lớp 3
Tính diện tích hình mảnh tường được ốp bằng gạch men
Hướng dẫn giải chi tiết:
Tóm tắt : Một viên gạch men hình vuông có cạnh 10 cm
Hỏi 9 viên gạch hình vuông thì sẽ có diện tích bao nhiêu ?
Nhận xét: đơn vị đo của cạnh hình vuông và đơn vị đo kết quả cuối cùng là giống nhau, vì vậy chúng ta không cần thực hiện các phép quy đổi.
- Trước tiên chúng ta cần tính diện tích của mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 10 cm là bao nhiêu .
- Tiếp theo tìm diện tích của mảnh tường, lấy diện tích 1 viên gạch vừa tìm được nhân với 9 ( số gạch người ta dùng hết để ốp tường)
Bài giải
Diện tích của mỗi viên gạch là:
10 * 10 = 100 ( )
Diện tích của mảnh tường được ốp bởi 9 viên gạch men là:
100 * 9 = 900 ( )
Đáp số: 900 .
Bài 3 SGK toán lớp 3 trang 154
Thực hiện phép tính diện tích, chu vi và so sánh hình vuông, hình chữ nhật
Hướng dẫn giải chi tiết:
Nhận xét: cả hai hình trên đều có đơn vị đo giống nhau, không cần thực hiện quy đổi.
Câu a, áp dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, ta có:
Hình chữ nhật ABCD có chu vi là: ( 3 + 5 ) * 2 = 16 cm
Hình chữ nhật ABCD có diện tích là: 3 * 5 = 15
Hình vuông EGHI có chu vi là: 4 * 4 = 16 cm
Hình vuông EGHI có diện tích là: 4 * 4 = 16
Câu b, so sánh và chu vi của hình vuông và hình chữ nhật.
Ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là 15 và diện tích của hình vuông EGHI là 16 , vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD bé hơn diện tích của hình vuông EGHI.
Có chu vi của hình chữ nhật ABCD là 16 cm và chu vi của hình vuông EGHI có 15 cm, vậy hình chữ nhật ABCD có chu vi lớn hơn chu vi của hình vuông EGHI.
Hình chữ nhật ABCD có diện tích bé hơn và chu vi lớn hơn hình vuông EGHI, hình vuông EGHI có chu vi bé hơn và diện tích lớn hơn hình chữ nhật ABCD.
Các bài tập luyện tập khác:
Ví dụ 1
Hướng dẫn làm bài:
Áp dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, ta có:
P = a * 4; S = a * a ( )
Câu a, Chu vi hình vuông có cạnh 9 cm là: P = 9 * 4 = 36 cm
Diện tích hình vuông có cạnh 9 cm là: S = 9 * 9 = 81
Câu b, Chu vi hình vuông có độ dài 15 dm là: P = 15 * 4 = 60 dm
Diện tích hình vuông có độ dài cạnh 15 dm là: S = 15 * 15 = 225
Câu c, Chu vi hình vuông có cạnh 45 cm cần tìm là: P = 45 * 4 = 180 cm
Diện tích hình vuông cần tìm có cạnh 45 cm là: S = 45 * 45 = 2.025
Câu d, Chu vi hình vuông có cạnh 67 cm là: 67 * 4 = 268 cm
Diện tích hình vuông có cạnh 67 cm là: 67 * 67 = 4.489
Các câu trên có chu vi và diện tích từ bé đến lớn, các số chục, số trăm đến diện tích có số đo hàng nghìn. Áp dụng quy tắc đổi đơn vị đo, ta thực hiện đổi chu vi của các câu về đơn vị là mét ( m ), có:
Câu a, 36 cm đổi về đơn vị m được: = 0,36 m
Câu b, 60 dm đổi về đơn vị m được: = 6 m ( thực hiện rút gọn khi có mẫu số là các số thập phân)
Câu c, 180 cm đổi về đơn vị m được: = = 1,8 m ( tương tự câu b)
Câu d, 268 cm đổi về đơn vị m được: = 2, 68 m
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Toán lớp 3 trang 165
Kết luận: Với bài luyện tập này, các bạn học sinh không chỉ phải nắm vững kiến thức của bảng cửu chương phép nhân mà còn phải nhớ được công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Cần phải thực hiện luyện tập nhiều lần để có cách giải nhanh, rút ngắn thời gian làm bài.
Đăng kí ngay tại đây =>> Kiến Guru<<= để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy trong học tập tốt hơn