Soạn Ngữ Văn 11 Bài Thương Vợ Ngắn Gọn Xúc Tích Nhất

Thương Vợ là một trong những bài thơ sâu sắc và tình cảm trong chương trình ngữ văn lớp 11. Đây là một bài thơ ghi lại tình yêu chân thành của tác giả dành cho người vợ của mình cũng như vừa là lời tự thán, tự trách bản thân về trách nhiệm của một người chồng. Mời bạn tham khảo soạn Ngữ Văn 11 bài Thương Vợ dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm nhé.

Phần 1 – Gợi ý Bố cục – Soạn ngữ văn 11 “Thương vợ”

1, Bố cục:

Gồm 4 phần:

  • Hai câu đề: Giới thiệu công việc làm ăn và gánh nặng gia đình của bà Tú.
  • Hai câu thực: Cụ thể hoá nỗi vất vả của bà Tú
  • Hai câu luận: Đức hi sinh cao đẹp của bà Tú
  • Hai câu : Nỗi niềm phẫn uất của Tú Xương

word image 16764 1

Phần 2 – Hướng dẫn Đọc hiểu – Soạn ngữ văn lớp 11 bài thương vợ

Có lẽ hình ảnh của người vợ đã để lại một ấn tượng sâu sắc qua những câu thơ mà tác giả gửi gắm. Để hiểu hơn về nỗi thương cảm ấy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể nhé!

1 – Câu 1 trang 30 SGK: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?

(Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

– Hai từ “quanh năm” và “mom sông”, một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.

⟹ Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

– Ba từ “khi quãng vắng” đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

– Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ “lặn lội” lên đầu câu) và dùng từ “thân cò” thay cho từ “con cò” càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ “thân cò” còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận.

→ Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thía hơn về sự gian truân vất vả của bà Tú.

– Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa “buổi đò đông” còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm “khi quãng vắng”.

⟹ Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của ông Tú.

2 – Câu 2 trang 30 SGK: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

  • “Một duyên hai nợ”: vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng “âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận nên vợ nên chồng, cùng nhau chung sống.
  • “Năm nắng mười mưa”: nói về những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống mưu sinh của bà.
  • “Dám quản công”: không kể công lao → cho thấy được sự hy sinh thầm lặng của bà Tú.

=> Bà Tú không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng hy sinh, gánh mọi khổ cực vì chồng con, thể hiện sự xót thương cho nỗi nhọc nhằn của bà Tú nói riêng và thân phận người đàn bà sống trong một xã hội bất công nói chung.

 

3 – Câu 3 trang 30 SGK: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

  • Tiếng “chửi” trong hai câu thơ cuối cùng là lời của nhà thơ.
  • Ý nghĩa: Tiếng chửi “thói đời ăn ở bạc”:
  • Chửi định kiến khắt khe khiến ông không thể san sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.
  • Chửi xã hội không trọng dụng người tài, biến ông thành kẻ vô tích sự.
  • Chửi mình, trách mình là người chồng bạc bẽo, vô trách nhiệm với thái độ tự lên án, tự phán xét.

→ Là tiếng chửi thói đời đen bạc và chửi chính mình của Tú Xương câu thơ chất chứa tâm trạng phẫn uất và nỗi đau đến tê tái. Thể hiện nhân cách cao đẹp, sự ăn năn rất chân thành của một nhà Nho, một người chồng chân chính.

  • Cách so sánh “có… cũng như không”: Ý thức về bản thân, nỗi niềm chua chát, u uất của tác giả.

4 – Câu 4 trang 30 SGK: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

  • Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được bộc lộ rõ nhất qua nhan đề “Thương vợ”. Đồng thời nó thể hiện được cái hay rất đặc biệt đó là qua tiếng chửi, như là lời tự trách của Tú Xương.
  • Qua bài thơ ta có thể cảm nhận được về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương:

+ Về nhân cách cao đẹp: Ông là một con người yêu thương vợ, đặc biệt là trong xã hội trong nam khinh nữ thì việc nhận thức và chỉ ra sự vô dụng của bản thân một cách thẳng thắn là một điều đáng khâm phục.

+ Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau.

+ Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng phần nào vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là lòng biết ơn dành cho người vợ.

+ Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do “duyên” nhưng “duyên” một mà “nợ” hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú, duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: “Có chồng hờ hững cũng như không”.

Phần 3 – Luyện tập

Câu hỏi trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.

Gợi ý trả lời:

Thương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

  • Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.
  • Về từ ngữ:
  • Sử dụng thành ngữ: “một duyên hai nợ” vợ chồng là duyên nợ, vậy nên cũng“âu đành phận”, có nghĩa là chấp nhận; “năm nắng mười mưa” chỉ sự vất vả; khó khăn của bá Tú.
  • Khẩu ngữ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tiếng chửi chính bản thân, cũng là tiếng chửi tố cáo xã hội bất công.

Các nội dung lý thuyết liên quan khác:

  • Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Thương Vợ:
  • Nội dung: Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách Tú Xương
  • Nghệ thuật
  • Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
  • Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh con cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống ( cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)

Kết luận

Một bài thơ đầy tính mới lạ trong văn học trung đại Việt Nam, vừa ân tình vừa hóm hỉnh của Tú Xương chắc chắn đã để lại một cảm xúc vô cùng lắng đọng trong lòng độc giả. Tác phẩm là một trong những bài thơ hay nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Kiến Guru mong rằng qua bài soạn ngữ văn 11 Thương Vợ các bạn sẽ có đầy đủ kiến thức để cảm nhận trọn vẹn nhất cái hay của bài thơ và chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài soạn ngữ văn lớp 11 tại đây.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ