Soạn ngữ văn 10 “Tổng quan văn học Việt Nam” – Ngắn gọn và Dễ hiểu

Những bộ phận hợp thành văn học Việt Nam là gì? Quá trình phát triển của văn học Việt Nam như thế nào? Soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học Việt Nam qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh giải đáp được những vấn đề trên. Đồng thời, bạn sẽ có thêm hiểu biết để ứng dụng vào học tập và thêm yêu nền văn học nước nhà.

1. Tổng hợp kiến thức – Soạn ngữ văn 10 Tổng quan văn học Việt Nam

Các kiến thức tổng quan sau đây về quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

1.1 Văn học dân gian

  • Văn học dân gian là một trong những bộ phận hợp thành văn học Việt Nam, ra đời từ thời công xã nguyên thủy.
  • Các tác phẩm được sáng tác bởi nhân dân lao động và được lưu giữ, truyền miệng qua nhiều đời khác nhau.
  • Thường gắn với các sinh hoạt cộng đồng, phản ánh đời sống tình cảm, tư tưởng và nhận thức của nhân dân lao động.
  • Đa dạng về thể loại như: Cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố, chèo, vè, tuồng, dân ca,…

soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học việt nam

Bộ phận văn học dân gian – Soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học việt nam

1.2 Văn học viết

  • Văn học viết được hình thành chính thức từ thế kỷ X, tồn tại dưới dạng văn bản cố định và được lưu giữ bằng văn tự tức là chữ viết.
  • Đây là những sáng tác của giới tri thức, mang đậm dấu ấn phong cách của cá nhân từng tác giả.
  • Ba loại chữ viết được sử dụng: Chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm.
  • Hệ thống thể loại vô cùng đa dạng và phong phú như: Văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu với văn học trung đại; Tự sự, trữ tình, kịch với văn học hiện đại.

1.3 Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

Tổng quát về quá trình phát triển của văn học Việt Nam trải qua ba giai đoạn lớn và gắn chặt với lịch sử, xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước. Nhưng giai đoạn sau được gọi chung là văn học hiện đại.

  • Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX – Văn học trung đại.
  • Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
  • Giai đoạn 3: Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Ngữ văn lớp 10

2. Hỗ trợ soạn ngữ văn 10 Tổng quan văn học Việt Nam SGK

2.1 Câu 1 trang 13

Hệ thống các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam thông quan sơ đồ dưới đây:

soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học việt nam

Sơ đồ hai bộ phận hợp thành văn học Việt Nam – Soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học Việt Nam

2.2 Câu 2 trang 13

Văn học Việt Nam trải qua hai giai đoạn chính sau đây:

a. Văn học trung đại

Hai ngôn ngữ là chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng phổ biến vào giai đoạn này.

  • Văn học chữ Hán: Được hình thành sớm vào thế kỷ X, thời điểm nước ta giành lại chủ quyền từ thế lực đô hộ phương Bắc. Một số tác phẩm nổi bật như: Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi; Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ; Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn; Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác;…
  • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV, đạt được đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII. Nổi bật và đỉnh cao nhất văn học chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời, các tác phẩm tiêu biểu khác như: Chinh phụ ngâm – Bản dịch của Đoàn Thị Điểm; Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi;…

b. Văn học hiện đại

Văn học hiện đại được chia thành 2 giai đoạn như sau:

  • Trước Cách mạng tháng Tám 1945: Ở giai đoạn này, nền văn học có nhiều đổi mới với ba dòng văn học là: Văn học hiện thực; Văn học lãng mạn; Văn học cách mạng.
  • Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX: Giai đoạn này, văn học có thêm sự lãnh đạo của Đảng. Phản ánh tập trung vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Sau đó là sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề và tâm tư thời đại mới.

Một số đặc trưng nổi bật của văn học hiện đại:

  • Ngày càng nhiều tác giả sáng tác chuyên nghiệp, coi việc viết văn và sáng tác thơ là công việc chính thống.
  • Đời sống văn học trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, các tác phẩm văn học được đưa vào đời sống một cách nhanh hơn nhờ có báo chí cùng kỹ thuật in ấn hiện đại.
  • Ngày càng có nhiều thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch,… ra đời để dần thay thế thể loại cũ.
  • Hệ thống thi pháp mới về lối sống hiện thực, đề cao cái tôi cá nhân hơn và dần thay thế lối viết sùng cổ, phi ngã, ước lệ của văn học trung đại.

soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học việt nam

Giai đoạn hình thành văn học Việt Nam – Soạn ngữ văn 10 tổng quan văn học việt nam .

=>> Bài viết liên quan: Soạn ngữ văn 10 bài chiến thắng Mtao Mxây

2.3 Câu 3 trang 13

Nền văn học Việt Nam thể hiện được tư tưởng, tình cảm, đạo đức, văn hóa và chính trị của con người Việt Nam qua nhiều thời kỳ thể hiện trong 4 quan hệ cơ bản sau đây:

a. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên

Mối quan hệ giữa con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được thể hiện rõ và đầy đủ qua 3 giai đoạn phát triển sau:

  • Văn học dân gian: Nội dung nhằm miêu tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi và thân thiết với con người. Đồng thời cũng tường thuật lại quá trình thay đổi, cải tạo lại để chinh phục thiên nhiên hoang sơ.
  • Văn học trung đại: Mối quan hệ được thể hiện thông qua cách kết nối, gắn vẻ đẹp của thiên nhiên vào với quan niệm thẩm mỹ của con người.
  • Văn học hiện đại: Dùng thiên nhiên để miêu tả những cảm xúc giản dị xoay quanh cuộc sống của con người.

b. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia và dân tộc

  • Quan hệ giữa con người Việt Nam với quốc gia và dân tộc là nội dung vô cùng quan trọng, được trình bày xuyên suốt trong lịch sử văn học Việt Nam và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
  • Nội dung này được truyền tải thông qua nhiều khía cạnh như: Tinh thần yêu nước nồng nàn, tình cảm xóm làng, yêu quê hương cội nguồn, căm thù các thế lực thù địch đánh chiếm đất nước, ý chí đấu tranh giành độc lập, khát vọng tự do,…

c. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội

  • Nội dung về mối quan hệ giữa con người với xã hội được thể hiện qua lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau và những ước mơ về một xã hội bình đẳng, công bằng, hòa bình, tốt đẹp.
  • Những nội dung nhằm lên tiếng để tố cáo, phê phán các thế lực lộng quyền, quan liêu và sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột.
  • Mối quan hệ này cũng chính là tiền đề quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa hiện thực cùng chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.

d. Con người Việt Nam trong ý thức về bản thân

  • Trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam đã lưu lại quá trình tìm kiếm và lựa chọn giá trị hình thành đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam.
  • Giá trị và cách phản ảnh của cá nhân hay cộng đồng sẽ khác nhau trong những thời điểm lịch sử khác nhau.
  • Những phẩm chất tốt đẹp như: Tình nghĩa, thủy chung, vị tha, nhân ái,… đang là xu hướng chung của sự phát triển văn hóa Việt Nam khi xây dựng đạo lý làm người.

3. Kết luận

Bài soạn ngữ văn 10 Tổng quan văn học Việt Nam trên đây cung cấp các thông tin nhằm giúp học sinh nắm được khái quát về hai bộ phận lớn của văn học nước ta là văn học dân gian và văn học viết. Đồng thời, bài viết này cũng giúp củng cố thêm kiến thức về trình phát triển của văn học Việt Nam.

Hy vọng bạn đọc sẽ có được những giây phút ôn tập hiệu quả nhất!

=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ