Soạn Bài Tây Tiến – Quang Dũng – Soạn văn 12

Bài thơ Tây Tiến là một trong những khúc tráng ca hào hùng ca ngợi hình ảnh người lính Tây Tiến. Mời các bạn hãy cùng Kiến Guru tham khảo soạn bài Tây Tiến dưới đây để có được những cảm nhận quý báu về nét đẹp anh hùng bất khuất, hoà vào cùng tình yêu nước mãnh liệt, quyết chiến đấu cho một đất nước hoà bình tự do.

word image 16382 1

Phần 1 – Tìm hiểu chung về bài thơ “Tây tiến” – soạn bài

Trước khi đi vào phần soạn bài Tây Tiến cụ thể ngắn gọn, ta hãy cùng khái quát chung về kiến thức cơ bản của tác phẩm nhé.

1 – Tác giả

  • Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Đan Phượng – Hà Nội.
  • Ông là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết phải nói rằng ông là một nhà thơ, nhà thơ của ‘‘xứ Đoài mây trắng’’.
  • Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang một nét đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.

2 – Tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác:

  • Năm 1948, xa đơn vị cũ (Tây Tiến) không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh, vì nhớ anh em, đồng đội nên Quang Dũng đã viết bài thơ này.
  • Ban đầu tên bài thơ là “Nhớ Tây Tiến”

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài tình, nhà thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

word image 16382 2

Hình ảnh người lính Tây Tiến

Phần 2 – Gợi ý soạn bài “Tây tiến” chi tiết

Để hiểu sâu sắc hơn về hình tượng người lính, mời các bạn đọc tiếp phần gợi ý soạn bài chi tiết Tây Tiến dưới đây.

1 – Câu 1 trang 90 SGK:

  • Bố cục bài thơ: Gồm 4 đoạn:
  • Đoạn 1: (gồm 14 câu đầu) → Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
  • Đoạn 2: (8 câu tiếp theo) → Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
  • Đoạn 3: (8 câu tiếp) → Chân dung người lính Tây Tiến.
  • Đoạn 4: (còn lại) → Lời thề gắn bó của người lính với Tây Tiến.
  • Liên kết giữa các câu thơ là một mạch thơ vô cùng cảm xúc. Mạch cảm xúc ấy bắt đầu từ nỗi nhớ, tiếp đến là kỉ niệm và nỗi ngỡ da diết về Tây Tiến. Cuối cùng là lời hứa mãi gắn bó khăng khít một lòng với Tây Tiến.

2 – Câu 2 trang 90 SGK:

  • Bức tranh thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất:
  • Sương rừng: “sương lấp đoàn quân mỏi”: Sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.
  • Dốc núi, vực sâu:
  • Các từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.
  • Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện cách đo chiều cao rất riêng của người lính Tây Tiến. Núi rừng miền Tây có chiều cao thăm thẳm, đằng sau đó là nụ cười vui, tếu táo của người lính trẻ. موقع مراهنات رياضية
  • Phép điệp từ “ngàn thước” xuất hiện hai lần trong một câu thơ mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, tái hiện chặng đường hành quân của lính Tây Tiến hết lên cao lại đổ xuống sâu vô cùng hiểm trở.

– Mưa rừng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.

– Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

  • Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.
  • Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra dòng chảy thời gian bất tận, những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận. لعبة القمار ورق

* Hình ảnh người lính Tây Tiến:

– Người lính: dãi dầu, không bước nữa, gục lên súng mũ, bỏ quên đời…

→ Vừa gợi lên sự gian khổ đến khắc nghiệt, nhưng cũng thể hiện bản chất cứng rắn, ngang tàng của người lính.

– Hình ảnh người lính được đặt trong bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn để rồi điểm dừng chân của họ là một bản làng yên bình bên nồi cơm nếp thơm “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói / Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

3 – Câu 3 trang 90 SGK:

  • Đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân nhân. Có đầy đủ bốn yếu tố: Ánh sáng “ hội đuốc hoa”, âm nhạc “khèn”, diễn viên “em ,nàng e ấp”, khán giả người lính Tây Tiến. → Một thế giới của chất nhạc chất thơ đậm chất phương xa xứ lạ “Viêng chăn” khác ở khổ đầu là không còn sự hy sinh quên mình ở vùng núi cao khúc khủy mà mang vẻ hào hoa nghệ sĩ
  • Cảnh sông nước đậm chất thơ,có chiều sương lảng bảng giăng mắc trên dòng sông “đong đưa”, cảm giác như trở về thời tiền sử hoang sơ với thuyền độc mộc. → Một bức tranh đặc sắc, thủy mặc khác với vẻ hùng vĩ, dữ dội khắc nghiệt ở khổ đầu dáng người trên độc mộc ,người cảnh hòa quyện vào nhau.
  • Người ấy, cảnh ấy làm sao không “thấy”, không “nhớ” cho được. Sự khác biệt với vẻ đẹp của em gái “Mai Châu” của khổ đầu, nguyên thủy, sơ khai hoang dại, nên thơ hơn.

4 – Câu 4 trang 90 SGK:

  • Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ ba:

* Chân dung: Không mọc tóc – dữ oai hùm → Gian khổ, thiếu thốn – đầy kiêu hùng.

* Tâm hồn: Mắt trừng – chẳng tiếc đời xanh → Hào hoa, lãng mạn. لعبة بوكر حقيقية

* Lí tưởng: Mồ viễn xứ – chẳng tiếc đời xanh → Ghê rợn, lạnh lẽo – hy sinh quên mình, lí tưởng cao cả.

* Phút giây vĩnh biệt:

  • Sự hi sinh của người lính được sang trọng hóa: áo bào thay cho manh chiếu. Sự hi sinh của họ mang hơi hướng chủ nghĩa anh hùng cổ điển.
  • Cách nói giảm “anh về đất” về đất là về với đất mẹ, quê hương, với cõi vĩnh hằng. Sự hy sinh vì lý tưởng đẹp đẽ đã khiến họ trở thành bất tử.
  • Tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành hùng tráng của đất trời, sông núi trong giờ phút vĩnh quyết người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã nâng cái chết của họ lên tầm vóc sử thi, hoành tráng.

5 – Câu 5 trang 90 SGK:

  • Nét đặc sắc nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu trong bài thơ được sử dụng bằng nhiều bút pháp khác nhau để tạo nên những sắc thái phong phú.
  • Hình ảnh: bút pháp để miêu tả, dựng hình ảnh có khi tả cận cảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khung cảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây.
  • Ngôn ngữ: ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới
  • Giọng điệu: chủ đạo là giọng tha thiết, bồi hồi giọng thơ trang trọng bi tráng, tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến và sự hi sinh cao cả của người lính.

Phần 3 – Luyện tập

*Gợi ý trả lời:

Câu 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ:

– Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.

– Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.

– Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Câu 2: Chân dung người lính Tây Tiến

* Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

– Những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

* Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến:

– Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng.

– Hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.

– Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử một đi không trở lại.

– Qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, Quang Dũng đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.Các nội dung lý thuyết liên quan khác

1, Giá trị nội dung: Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

2, Giá trị nghệ thuật:

  • Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
  • Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..
  • Kết hợp chất nhạc và chất họa
  • Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng, sáng tạo độc đáo về hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu
  • Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú
  • Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…

Kết luận

Trên đây là phần hướng dẫn soạn bài Tây Tiến chi tiết mà chúng mình đã biên soạn. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn nắm chắc được các kiến thức cơ bản của bài thơ Tây Tiến, một trong những tác phẩm quan trọng trong phần ôn thi tốt nghiệp, giúp ích cho các bạn trong phần chuẩn bị bài và ôn luyện đề chất lượng.

Các bạn hãy theo dõi những bài viết gợi ý soạn bài các tác phẩm khác tại Kiến Guru nhé!

 

Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ