Soạn Bài Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm – Bài Văn Hay Nhất

“Đất Nước” là bài thơ gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm. Soạn bài Đất Nước dưới đây sẽ hỗ trợ bạn đọc tìm hiểu và đi sâu vào chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến với mọi người.

Anh 1

soạn bài đất nước

Phần 1 – Tìm hiểu chung phục vụ soạn bài “ Đất nước ”:

Trước khi đi vào phần soạn bài Đất Nước, cùng Kiến tìm hiểu sơ lược về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm nhé!

1 – Tác giả

  1. Sơ lược về cuộc đời của tác giả:
Soạn bài đất nước phần tác giả
Soạn bài đất nước phần tác giả
  • Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Ông tiêu biểu cho các nhà thơ thế hệ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh là nhà thơ, Nguyễn Khoa Điềm còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị của đất nước ta bấy giờ.
  • Sau đại hội Đảng lần thứ X, Nguyễn Khoa Điềm về lại Huế và tiếp tục sự nghiệp sáng tác thơ ca.
  1. Sự nghiệp sáng tác:
  • Thơ của ông thường sử dụng các chất liệu văn học Việt Nam và xuất phát từ tình yêu với quê hương, đất nước, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước…
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất Ngoại Ô (1972), Cửa thép (1973) và Mặt đường khát vọng (1974).

2 – Tác phẩm

  1. Hoàn cảnh ra đời:
  • Đất Nước được trích từ phần đầu chương V của bản trường ca “ Mặt Đường Khát Vọng”. Tác phẩm này được ra đời tại chiến khu Trị Thiên năm 1971 trong những năm tháng chiến đấu chống thực dân Mỹ ác liệt. “Mặt Đường Khát Vọng ” với ý nghĩa thức tỉnh tuổi trẻ, bồi đắp tình yêu đất nước, nhân dân và ý thức trách nhiệm của cá nhân với công cuộc kháng chiến chung của đất nước.
  1. Nội dung, tư tưởng của tác phẩm:
  • Bài thơ là những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước trên những bình diện khác nhau. Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “ Đất nước của nhân dân”

Phần 2 – Hướng dẫn soạn “Đất nước” chi tiết

Mời bạn đọc tham khảo phần soạn bài đất nước ngắn nhất để hiểu rõ hơn thông điệp mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm muốn truyền tải thông qua tác phẩm này nhé.

Anh 3

1 – Câu 1 trang 122 SGK:

Có thể chia bài thơ với bố cục 2 phần, cụ thể như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu… “ Làm nên đất nước muôn đời”): Đất nước được khám phá trên các bình diện văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục truyền thống.
  • Phần 2 (Phần còn lại): Tư tưởng đất nước của nhân dân.

2 – Câu 2 trang 122 SGK

Nhà thơ đã cảm nhận về Đất nước trên các phương diện phong phú sau:

  1. Chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai):
  • Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ: “ Đất là nơi chim về/Nước là nơi rồng ở”.
  • Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.
  • Họ là những người bảo vệ đất nước.
  • Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất tốt đẹp của đất nước.
  1. Chiều rộng của không gian địa lý:
  • Đất nước không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước.
  • Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi con người. بينجو اون لاين
  • Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.
  • Đất nước cũng là nơi sinh tồn bao thế hệ.
  1. Chiều sâu của văn hóa, phong tục, tâm hồn:
  • Tục ăn trầu, thể hiện nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắt của người Việt: “ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”.
  • Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: “ Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.
  • Và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Các phương diện này bổ sung chặt chẽ và thống nhất với nhau dưới hình hài Đất nước.

3 – Câu 3 trang 122 SGK

Soạn đất nước chi tiết sẽ phải làm nổi bật tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích:

  • Nhân dân làm nên đất nước bằng lối sống nghĩa tình, truyền thống hiếu học, nếp cảm, nếp nghĩ của người dân: (” Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu/…/Bà Đen Bà Điểm”). Từ những người có tên có tuổi đến những người dân thường vô danh đều có công lao, góp sức mình để hình thành nên đất nước: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng… đã hóa núi sông ta”.
  • Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước: “Khi có giặc… đàn bà cũng đánh”. Nhân dân bảo vệ đất nước như một lẽ hiển nhiên và thanh thản “Họ đã sống và chết… làm ra Đất Nước”.
  • Nhân dân ta luôn giữ gìn, lưu truyền và phát triển đất nước từ yếu tố vật chất đến cả yếu tố tinh thần: “truyền cho ta hạt lúa ta trồng”, “chuyền lửa”, “truyền giọng điệu”, “gánh theo tên xã tên làng”, “đắp đập be bờ”,…
  • Tác giả khẳng định sự suy tư sâu lắng nhất: “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Từ đó, thức tỉnh và hối thúc thế hệ trẻ đương thời sống có ý thức, có trách nhiệm với đất nước giữa bối cảnh kháng chiến chống Mỹ: “Dạy anh biết… không sợ dài lâu”. افضل مواقع المراهنات
  • Điểm khác biệt và nổi bật của bài thơ so với các tác phẩm chống Mỹ khác là: Các nhà thơ trước đó thường chỉ nói tới đất nước trên phương diện địa lý. Một số bài thơ khai thác chiều sâu của lịch sử và văn hoá truyền thống, nhưng chưa có ai đề cập tới những người dân bình dị vô danh. ربح المال
  • Trong thời kỳ chống Mỹ, nhân dân Việt Nam, nhất là nhân dân miền Nam ở vùng địch tạm chiếm đã được nghe nhiều về tình yêu đất nước, nhưng nhân dân ta rất tâm đắc với những dòng thơ này bởi chất bình dân, tính dân tộc cũng như những phát hiện về văn hoá dân gian trong quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

4 – Câu 4 trang 123 SGK

  1. Cách sử dụng ngữ liệu văn hóa dân gian của tác giả tạo nên sức hấp dẫn, sự phong phú, sống động trong cách diễn đạt. Nguyễn Khoa Điềm đã huy động đến một lượng lớn các bài ca dao, truyện tích, cổ tích, sự tích và vận dụng, biến tấu chúng dưới ngòi bút tài hoa của mình. Ví dụ như sau:
  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu (Sự tích núi Vọng Phu).
  • Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái (Sự tích hòn Trống Mái).
  • Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại ( Truyện cổ tích Thánh Gióng)
  • Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long…
  1. Việc vận dụng các ngữ liệu văn hóa dân gian, các phong tục tập quán đã giúp tác giả góp một phần không nhỏ, đưa vào thơ một cách nhìn nhận, đánh giá mới về đất nước.
  2. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ:

– Quen thuộc vì đây đều là những hình ảnh, chi tiết trong văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.

– Tính mới lạ của các chất liệu này là bởi trong thơ nói riêng và văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hoá dân gian này.

Các nội dung lý thuyết liên quan khác:

Phân tích bài thơ Đất nước

Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước

Soạn đất nước chi tiết

Sơ đồ tư duy văn 12 bài Đất nước

Kết luận

Trên đây là phần soạn bài Đất nước ngắn gọn, dễ hiểu để các bạn có thể tìm hiểu bài trước ở nhà và tiếp thu bài học này trên lớp với giáo viên nhanh hơn. Đây là một bài thơ vừa chính trị lại trữ tình và vừa mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc nên cần nhìn nhận và phân tích trên góc độ đa chiều, đa phương diện hơn.

Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp. Hãy theo dõi và ủng hộ chúng mình nhé!

 

Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ