Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết

 

Trong quá trình soạn bài Câu cá mùa thu, chắc hẳn các bạn cũng sẽ gặp ít nhiều những vướng mắc, khó khăn. Vậy thì lúc đó, sự gợi ý từ một đội ngũ biên soạn nhiệt tâm của  Kiến Guru sẽ là điều tuyệt vời của các bạn học sinh, đúng không nào? 
Với mong muốn các bạn học sinh lớp 11 có thể nắm được những điều cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu nói riêng và những tác phẩm văn học trong chương trình nói chung,  Kiến Guru xin được phép đưa ra nội dung trả lời cho một số câu hỏi trong SGK, đây cũng chính là cách để soạn Câu cá mùa thu mà các thầy cô thường yêu cầu, các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Mở đầu việc soạn bài Câu cá mùa thu, Kiến xin được giới thiệu cho các bạn học sinh những điều cần lưu tâm về tác giả Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), ông quê ở Nam Định, ông sinh ra ở làng Hoàng Xá (thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) – quê ngoại nhưng lại lớn lên và sinh sống chủ yếu ở xã Yên Đổ (thuộc huyện Bình Lục, Hà Nam) – quê nội. 

Nguyễn Khuyến được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống Nho học thế nên ông có một nền tảng học thức vững chắc. Thêm vào đó là người có chí hướng nên Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi tuyển chọn nhân tài của đất nước lúc bây giờ: Hương, Hội, Đình. Tuy khẳng định được vị thế của mình trong chốn quan trường nhưng Nguyễn Khuyến không bao giờ màng đến một cuộc sống lợi danh, phù phiếm.

Thay vào đó, ông chọn cuộc sống bình dị, chân phương ở quê nhà với công việc dạy học. Đặc biệt, trong suốt cuộc đời của mình, dù sống trong thời đại bị thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Khuyến vẫn kiên quyết giữ thái độ không hợp tác.

soan-van-bai-cau-ca-mua-thu

Nguyễn Khuyến có số lượng lớn những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm – trên 800 bài với nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn, câu đối. Nội dung trong sáng tác của ông phần lớn nói về tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện trong dó cuộc sống khổ nhọc, lam lũ nhưng thuần phác và bình dị của con người. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến đã góp vào nền văn học dân tộc những điểm sáng không thể thay thế. 

Xem Thêm:

Phân tích bài thơ câu cá mùa thu

Soạn văn bài thương vợ ngắn gọn và đủ ý

Phân tích bài thương vợ chuẩn giáo án

2. Bài thơ Câu cá mùa thu:

Khi soạn Câu cá mùa thu cần điểm qua một số nét chính của tác phẩm. Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong số ba bài nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, đó là: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. Ba bài thơ này được sáng tác bằng chữ Nôm và là những tác phẩm giúp Nguyễn Khuyến trở thành cái tên nức danh của làng thơ Việt Nam.

soan-bai-cau-ca-mua-thu

II. Hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1:

Nội dung đầu tiên chúng ta cần làm khi soạn bài Câu cá mùa thu là lí giải việc tác giả lựa chọn điểm nhìn đối với việc thể hiện nội dung trong thơ. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả vô cùng đặc sắc và chính từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã thể hiện sự bao quát của mình trước cảnh vật.
Mở đầu bài thơ là câu “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”, đó là cơ sở để dễ dàng nhận ra “ao thu” chính là nơi mà điểm nhìn cảnh thu xuất phát.
Chính từ “vị trí” ao thu ấy, cảnh thu đã hiện lên trước mắt người đọc một cách đầy ấn tượng theo trình tư từ gần lên cao và ra xa: trong “ao thu” là “thuyền câu bé tẻo teo”, bên trên là “tầng mây lơ lửng” và phía xa xa là “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”. Cuối cùng lại vẫn dừng lại ở vị trị xuất phát ban đầu là ao thu, thuyền câu. 
Từ điểm nhìn và cảnh thu ấy, có thể thấy Nguyễn Khuyến đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu tuyệt mĩ: chỉ từ điểm nhìn là từ chiếc ao, cảnh thu dần mở ra theo chiều chiều kích khác nhau.

2. Câu 2:

Những nét riêng của cảnh sắc mùa thu được gợi qua rất nhiều từ ngữ, hình ảnh. Trước hết, cảnh thu với đặc trưng nhẹ nhàng, thanh dịu được thể hiện đồng thời qua từ ngữ chỉ màu sắc (“trong veo”, “biếc”, “vàng”, “xanh ngắt”) và từ ngữ mô tả sự chuyển động của sự vật (“sóng […] gợn tí”, “lá […] khẽ đưa vèo”, “tầng mây lơ lửng”). 
Hình ảnh hiện diện trong thơ cũng chính là những vô cùng bình dị và gần gũi của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ: “ao thu”, “thuyền câu”, “ngõ trúc”, “lá vàng”,… 
Chính những từ ngữ và hình ảnh nói trên đã giúp Nguyễn Khuyến vẽ nên một bức tranh cảnh sắc ngày thu của miền đồng bằng phương Bắc, một khung cảnh vừa tĩnh lặng, vừa trong trẻo trước mắt người đọc. 
Việc chỉ ra những đặc sắc thuộc về phương diện nghệ thuật sẽ giúp cho việc soạn văn bài Câu cá mùa thu nói riêng và những tác phẩm khác hoàn thiện hơn nên các bạn học sinh cần chú ý nhé!

2. Câu 3:

Những chuyển động màu sắc, hình ảnh, âm thanh đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của không gian mùa thu. Trong bài thơ, nếu tầng thấp là hình ảnh của ao thu cùng với ngõ trúc tạo nên sự thu hẹp của cảnh vật thì phía trên là khoảng trời bao la, xanh mát. Chính sự đối lập ấy đã tạo nên độ mở của không gian.

soan-van-cau-ca-mua-thu
Bên cạnh đó, chính đặc tính của âm thanh và những màu sắc trong thơ đã khiến không gian trở nên hiu quạnh, vắng lặng, cái tĩnh của không gian đã lên đến độ nhân vật trữ tình có thể nghe thấy sự chuyển động khẽ khàng của cá dưới ao: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Với không gian thanh tĩnh và có chiều hướng mở rộng đã góp phần thể hiện nỗi lòng của tác giả trước nhân thế. Đó là nỗi lòng thời thế của nhà Nho, dù không ồn ã, vồ vập nhưng lại tha thiết vô cùng. Nhưng dù là bộc lộ tình cảm nào thì ta cũng thấy phảng phất đâu đó sự cô quạnh, buồn bã của nhà thơ.

4. Câu 4:

Điểm đặc biệt trong cách gieo vần của Nguyễn Khuyến chắc không khó để nhận ra vì nó hiển hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Trong bài thơ, Nguyễn Khuyến sử dụng rất khéo léo cách gieo vần “eo”. Đây được xem là tử vận và rất khó lựa chọn từ ngữ để sáng tác.
Tuy nhiên, cái khó đó lại giúp cho Nguyễn Khuyến bộc lộ tài năng của mình. Minh chứng là các câu thơ trong bài được kết hợp rất uyển chuyển với vần “eo” ấy. Đặc biệt, đây là vần không chỉ có thể giúp diễn tả được sự đìu hìu, thu nhỏ và khép kín của của không gian mà còn có thể giúp thi nhân thể hiện một phần nào đó nỗi niềm u uất canh cánh trong lòng của mình. Câu hỏi số 4 này cũng là một câu hỏi cần được khai thác phương diện nghệ thuật để giải đáp cho “nhiệm vụ” soạn văn bài Câu cá mùa thu.

5. Câu 5:

Việc soạn bài Câu cá mùa thu sẽ hoàn tất khi chúng ta trả lời xong câu hỏi số 5 này.. Qua bài Câu cá mùa thu, có thể cảm nhận được tấm lòng mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Dù cả bài thơ nhà thơ chỉ thuần tả cảnh thiên nhiên, dù trông bề ngoài thì tác giả có vẻ sống cuộc sống an nhàn, bình yên nhưng ẩn sau trong đó chính là tấm lòng yêu nước thầm kín và nỗi niềm khôn nguôi với cuộc đời.

Như vậy, với những nội dung trên đây hi vọng rằng Kiến Guru có thể hỗ trợ các bạn học sinh trong việc soạn bài Câu cá mùa thu. Việc chuẩn bị tốt bài soạn sẽ là một bước đệm để các bạn có thể tìm hiểu thật chắc và kĩ bất kì bài học nào. Các bạn hãy duy trì nhé và đừng lo lắng khi đã có Kiến Guru đồng hành cùng rồi!

Xem thêm:

Soạn bài ca ngất ngưởng đầy đủ nhất

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Soạn bài hai đứa trẻ theo giáo án thầy cô

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ