Nhằm củng cố kiến thức và mang đến cái nhìn toàn diện nhất về các kiến thức liên quan. Sơ đồ tư duy sinh thái học 12 chính là một trong những cách hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn việc thực hiện các nội dung cho sơ đồ tư duy.
1. Xác định nội dung chính của sơ đồ tư duy
Khi vẽ sơ đồ thì đương nhiên việc trước mắt phải làm là xác định chủ đề và các nội dung chính của chủ đề đó. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có cái nhìn về các nội dung chính khác nhau cho chủ đề nhất định. Đối với sơ đồ tư duy sinh thái học 12 thì có 6 nội dung chính dưới đây mà bạn có thể tham khảo:
- Môi trường và các nhân tố sinh thái: Ở phần này chúng ta sẽ phân ra định nghĩa về môi trường và các nhân tố sinh thái, các cá thể thích nghi và tác động của các nhân tố sinh thái tới động, thực vật.
- Sinh thái học quần thể: Ở phần này sẽ có một số nội dung chính cần trình bày là định nghĩa, dấu hiệu của quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Sinh thái học quần xã: Nêu định nghĩa của quần xã và các đặc trưng cơ bản. Bên cạnh đó nên so sánh thêm sự khác biệt giữa quần xã và quần thể để có cái nhìn chính xác hơn.
- Sinh thái học hệ sinh thái: Phần này sẽ nêu định nghĩa và cấu trúc hệ sinh thái, các loại cũng như dòng vật chất và dòng năng lượng của hệ sinh thái.
- Sinh quyển và các khu sinh học: Nêu định nghĩa sinh quyển và đặc điểm của các khu sinh học trên trái đất.
- Diễn thế sinh thái: Nêu rõ các khái niệm, nguyên nhân, ý nghĩa cũng như phân loại của hiện tượng này.
=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Sinh học lớp 12
2. Xác định nội dung phụ của sơ đồ tư duy
Tiếp theo sau khi đã xác định được các nội dung chính cần phải có thì chúng ta sẽ xác định các nội dung phụ của sơ đồ tư duy sinh thái học 12. Nhằm mang đến cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về từng nội dung.
2.1 Môi trường và các nhân tố sinh thái
Ở môi trường và các nhân tố sinh thái thì ngoài các ý chính được nêu ở trên thì khi vẽ sơ đồ tư duy. Các bạn cũng cần thêm một số nội dung phụ chi tiết hơn. Như về phân loại của từng nội dung, quy luật tác động, giới hạn sinh thái, nơi ở và các ổ sinh thái cụ thể cũng như nếu ra một vài ví dụ minh họa.
2.2 Sinh thái học quần thể
Đối với mục sinh thái học quần thể thì ở mục đặc trưng thì cần được phân tách chi tiết hơn về cấu trúc tuổi, kích thước, mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính,… Bên cạnh đó, Các bạn cũng cần nêu thêm về các mối quan hệ trong quần thể cũng như về sự biến động cá thể.
2.3 Sinh thái học quần xã
Phần đặc trưng nên tách thêm các ý chi tiết hơn về thành phần loài, đặc trưng các loài trong các không gian khác nhau. Cùng với đó là các mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên và nêu ví dụ minh họa.
2.4 Sinh thái học hệ sinh thái
Về thành phần của hệ sinh thái nên có thêm sinh cảnh và các quần xã sinh vật. Còn về phân loại thì nên phân ra cụ thể hơn về hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó cũng cần có các ví dụ về trao đổi vật chất và trao đổi năng lượng trọng hệ sinh thái.
2.5 Sinh quyển và các khu sinh học
Sinh quyển được phân loại cụ thể thành khí quyển, địa quyển và thủy quyển. Cùng với đó, các khu sinh học trên sinh quyển cũng được phân tách thành trên cạn và dưới nước để dễ hình dung.
2.6 Diễn thế sinh thái
Cần phân ra cụ thể hơn về nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Đồng thời, trình bày cụ thể hơn về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
3. Sơ đồ tư duy sinh thái học 12
Việc trình bày ở trên có thể khiến cho bạn cảm thấy khó hình dung. Vậy các bạn có thể theo dõi và tham khảo một số sơ đồ tư duy sinh thái học 12 dưới đây nhé.
Sơ đồ về môi trường và các nhân tố sinh thái.
Sơ đồ tư duy sinh thái học 12 về sinh thái học quần thể.
Sơ đồ về sinh thái học quần xã.
Sơ đồ về sinh thái học hệ sinh thái.
Sơ đồ về sinh quyển và các khu sinh học.
Sơ đồ về diễn thế sinh thái.
=>> Bài viết liên quan: Sơ đồ tư duy bài 40 Sinh học 12
4. Kết luận
Sơ đồ tư duy sinh thái học 12 là một cách tổng hợp giúp mang đến cái nhìn tổng quan nhất cho các kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, việc xác định sơ đồ như thế nào còn tùy vào mỗi cá nhân sẽ có sự thiết kế cho riêng mình.Từ đó, giúp hỗ trợ việc nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là các thông tin về sơ đồ tư duy sinh thái học 12 mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tổng hợp kiến thức học tập của mình.
=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!