Sách tiếng việt lớp 4 – Tìm hiểu những đổi mới và cách giải bài tập

Với việc phổ cập lại chương trình dạy học ở các cấp cùng với việc soạn lại hệ thống bài giảng, VNEN đang mang lại nhiều thay đổi tích cực và bổ sung thêm nhiều kiến thức cũng như thực hành cho các bạn học sinh. Vậy hôm nay các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh hãy theo chân Kienguru tìm hiểu sự đổi mới và đi giải một số bài tập của sách tiếng việt lớp 4 nhé !

word image 21757 1

Những thay đổi trong chương trình sách tiếng việt lớp 4 tập 1

Trước hết chúng ta hãy cùng xem trong chương trình sách tiếng việt lớp 4 có những thay đổi như thế nào so với bản sách SGK lớp 4 tập 1 cũ nhé !

word image 21757 2

  • Những sự thay đổi của chương trình VNEN so với bản sgk cũ :
  • Bộ sách giáo khoa được biên soạn riêng, thông minh, có sự kết hợp giữa học sinh – giáo viên – phụ huynh.
  • Mục tiêu của VNEN hoàn toàn tập trung vào các em học sinh, tạo môi trường phát huy tiềm năng của các em thông qua các hoạt động trả lời câu hỏi và hoạt động nhóm giúp các bạn có tinh thần học hơn và cảm thấy hứng thú khi thầy cô giảng dạy
  • Giáo viên đóng vai trò người dẫn dắt, ủng hộ các em trên hành trình phát triển. Giáo viên ủng hộ và theo sát các em nhằm giải đáp thắc mắc về các môn học.
  • Phát triển lối tư duy mở, khuyến khích sự tò mò của các em, không giới hạn kiến thức trong sách vở. Khuyến khích các em áp dụng kiến thức ra thế giới bên ngoài, kiểm chứng những bài học, giúp các em học nhanh, nhớ lâu và kỹ lưỡng
  • Sách tiếng việt lớp 4 bao gồm các chủ điểm trong chương trình học, vẫn là đi theo các chủ điểm như sách cũ nhưng trong mỗi chủ điểm không chia làm các bài đọc mà được đặt luôn các câu hỏi và các hoạt động giúp các bạn học sinh có thể trả lời, và có 3 hoạt động chính xen kẽ có trong VNEN ở mỗi câu hỏi : Hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng

Nếu như ở bộ sách cũ trong chương trình bao gồm 18 tuần thì sang đây chương trình sửa lại và tóm gọn trong 6 chủ điểm. Và trong mỗi bài các em học sinh lại được tham gia với các hoạt động cơ bản trên lớp giữa thầy cô và các bạn. Ngoài ra, chương trình học cũng có hoạt động khi về nhà với gia đình của mình, khiến cho việc học sẽ hứng thú và giúp các bạn học sinh nhớ lâu hơn.

Gợi ý giải sách giáo khoa tiếng việt lớp 4

Bây giờ Kienguru sẽ giúp các bạn làm mẫu một bài minh họa để thấy được các hoạt động có trong bộ sách mới này. Đây là Bài 1A trong chủ điểm : Thương người như thể thương thân, các bạn cùng theo dõi ngay phần giải dưới đây :

A. Hoạt động cơ bản – Bài 1A: Thương người như thể thương thân

Câu 1

Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

word image 21757 3

a) Tranh vẽ những cảnh gì?

b) Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau?

c) Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của mỗi người trong bức tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Tranh vẽ cảnh mọi người đang đoàn kết giúp đỡ nhau: giúp cụ già, giúp bạn bị khuyết tật, giúp đỡ em nhỏ, bộ đội giúp nhân dân vượt qua thiên tai.

b) Để giúp đỡ nhau, mọi người trong tranh đã: Bạn nhỏ đỡ cụ già xuống bậc thang, một bạn học sinh cõng cậu bạn bị khuyết tật đi học, người đàn ông bế em nhỏ vượt qua lũ lụt, các chú bộ đội mang hàng cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai.

c) Những việc làm đó cho em thấy, mọi người dành cho nhau tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc, biết giúp đỡ nhau những lúc hoạn nạn, khó khăn, nguy hiểm.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

1. Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa.

2. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể:

– Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường để bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

word image 21757 4

3. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

(Còn nữa)

(Theo Tô Hoài)

Câu 3

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

– Cỏ xước: loài cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.

– Nhà trò: loài côn trùng nhỏ họ bướm, thường sống ở bụi rậm.

– Bự: to, dày quá mức.

– Áo thâm: áo màu đen hoặc màu ngả về đen.

– Lương ăn: những thứ dùng làm thức ăn.

– Ăn hiếp: ỷ vào sức mạnh hay quyền thế để chèn ép, bắt nạt kẻ khác.

– Mai phục: nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Câu 4

Cùng luyện đọc

Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?

2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn?

4) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích.

Phương pháp giải:

1) (Em đọc đoạn 1, tìm những từ ngữ tả chị Nhà Trò để nói tiếp: Chị Nhà Trò được miêu tả rất yếu ớt. Thân hình chị …, người …, cánh …)

2) (Đọc lời kể của chị Nhà Trò, chú ý dùng lời của em để diễn đạt lại.)

3) (Gợi ý: Em chọn 3 chi tiết đúng để trả lời:

– Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê của Nhà Trò

– Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ

– Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò

– Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện)

4) M: Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, người bự phấn, mặc áo thân dài.

Lời giải chi tiết:

1) Chị Nhà Trò được miêu tả: bé nhỏ, gầy yếu, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.

2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa bằng cách giăng tơ ngang đường đe bắt chị, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.

3) Chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn là:

– Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ

– Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò

– Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện

4) Một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích là:

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Câu 6

Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng:

1) Câu tục ngữ sau có bao nhiêu tiếng:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(2) Chọn một tiếng, đánh vần tiếng đã chọn. Viết lại cách đánh vần đó.

M: Chọn tiếng bầu: bờ – âu – bâu – huyền – bầu

Quan sát kết quả đánh vần, em cho biết: tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

3) Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu. M: bầu

word image 21757 5

4) Mỗi tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành?

5) Phân tích các bộ phận tạo thành của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu của câu tục ngữ, nêu nhận xét:

a) Có tiếng nào không có âm đầu?

b) Những tiếng nào có đủ ba bộ phận?

c) Mỗi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận nào?

Lời giải chi tiết:

1) Câu tục ngữ có tất cả 14 tiếng.

2) Đánh vần tiếng cùng: cờ – ung – cung – huyền – cùng.

– Tiếng cùng được cấu tạo bởi âm đầu c, vần ung và thanh huyền.

3. Sơ đồ:

word image 21757 6

4) Mỗi tiếng thường do ba bộ phận tạo thành là âm đầu, vần và thanh.

5) Bộ phận cấu tạo của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng“:

Tiếng âm đầu vần thanh
ơi ơi ngang
thương th ương ngang
lấy l ây sắc
b i sắc
cùng c ung huyền

Ghi nhớ

word image 21757 7

B. Hoạt động thực hành – Bài 1A: Thương người như thể thương thân

Câu 1

Phân tích các bộ phận cấu tạo của 6 tiếng đầu trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích vào bảng theo mẫu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng

M:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Nhiễu nh iêu ngã

Lời giải chi tiết:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Nhiễu nh iêu ngã
điều đ iêu huyền
phủ ph u hỏi
lấy l ây sắc
giá gi a sắc
gương g ương ngang
Người ng ươi huyền
trong tr ong ngang
một m ôt nặng
nước n ươc sắc
phải ph ai hỏi
thương th ương ngang
nhau nh au ngang
cùng c ung huyền

Câu 2

Giải câu đố

Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày?

(Là hai chữ gì?)

Lời giải chi tiết:

Đó là hai chữ: sao và ao

Câu 3

a) Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (từ Một hôm đến vẫn khóc.)

– Đọc thầm đoạn chính tả, viết ra giấy nháp những từ dễ viết sai.

– Nghe thầy cô đọc, viết đoạn văn vào vở.

b) Đổi bài cho bạn soát và sửa lỗi.

Câu 4

Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

word image 21757 8

Lời giải chi tiết:

word image 21757 9

Câu 5

Cùng giải câu đố (chọn a hoặc b):

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

(Là cái gì?)

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

(Là hoa gì?)

Lời giải chi tiết:

a) Là cái la bàn

b) Là hoa ban

C. Hoạt động ứng dụng – Bài 1A: Thương người như thể thương thân

Giải bài 1A: Thương người như thể thương thân phần hoạt động ứng dụng trang 8 sách VNEN tiếng việt lớp 4 với lời giải dễ hiểu

Đề bài

Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ.

Lời giải chi tiết

Gợi ý:

Ở xóm em có cô Hoa năm nay cô đã 40 tuổi. Chồng cô mất sớm khi đi lính, cô một mình phải nuôi 3 đứa con nhỏ. Tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng cô là một người hiền lành tốt bụng, cô luôn giúp đỡ mọi người. Hàng ngày cô dậy sớm để quét dọn ngõ, đường làm môi trường được sạch đẹp. Thấy cô có hoàn cảnh như thế mà lại có tấm lòng nhân hậu, em và mẹ thường hay đi góp gạo từ mọi người để tặng cô. Em còn hay cùng cô quét dọn đường mỗi khi rảnh Giúp được cô em rất vui và tự hào.

Hướng dẫn hoàn thành sách bài tập tiếng việt lớp 4

Với phần gợi ý của sách bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 thì Kienguru cũng sẽ làm mẫu minh họa bài Chính tả – Tuần 1 trang 2 để các bạn tham khảo :

Chính tả – Tuần 1 trang 2

Câu 1

Điền vào chỗ trống:

a) l / hoặc n

Không thể ….ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình …ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo …ẳn, chắc ….ịch. Đôi ….ông mày không tỉa bao giờ, mọc . ..oà xoà tự nhiên, ….àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang :

– Mấy chú ng… con d… hàng ng…. lạch bạch đi kiếm mồi.

– Lá bàng đang đỏ ngọn cây,

Sếu gi…….m……. lạnh đang bay ng………. trời.

Gợi ý:

Con đọc kĩ rồi điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Trả lời:

a) l hoặc n

Không thể lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

b) an hoặc ang

– Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi

– Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

Câu 2

Giải câu đố :

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n :

Muốn tìm nam, bắc, đông, tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào ?

Là cái…………….

word image 21757 10

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang :

Hoa gì trắng xoá núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?

Là hoa…………..

word image 21757 11

Gợi ý:

a. Quan sát tranh; Công dụng: tìm nam, bắc, đông, tây

b. Quan sát tranh; Hoa màu trắng, nở vào mùa xuân ở miền núi

Trả lời

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

Là cái la bàn.

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân ?

Là hoa ban.

Kết luận : Như vậy Kienguru đã giúp các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh thấy được những thay đổi trong chương trình sách tiếng việt lớp 4 tập 1 và đi giải một số bài tập minh họa. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho các bạn trong việc học tập. Chúc các luôn học tập tốt và đạt điểm số cao !

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ