Phân tích vợ chồng A Phủ là một trong những kiến thức Ngữ Văn đặc biệt quan trọng. Các em muốn hiểu thêm về tác giả, tác phẩm này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Theo đó, chuyên trang sẽ “mổ xẻ” từng phần, giải đáp mọi khía cạnh giúp học sinh thấm nhuần giá trị nội dung, nghệ thuật.
Kiến thức phục vụ phân tích bài “Vợ chồng A Phủ”
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm “kinh điển” của nền văn học nước nhà. Trong đó, các em sẽ thấy được cuộc sống khổ cực của nhân dân ta trước cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng tố cáo xã hội bấy giờ đầy rẫy sự thối nát, lộng quyền của bọn nhà giàu ép con người ta đến bước đường cùng.
1 – Tác giả
Phân tích bài vợ chồng A Phủ không thể bỏ qua phần kiến thức quan trọng là tác giả Tô Hoài. Ông sinh năm 1920 mất năm 2014 tên khai sinh là Nguyễn Sen. Ông sinh ra trong một gia đình làm thủ công ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ.
Nhà văn Tô Hoài
Thời trẻ, Tô Hoài đã phải làm nhiều công việc để mưu sinh. Điển hình như dạy trẻ, bán hàng, kế toán, hiệu buôn,… Ngay từ những tác phẩm đầu tay của mình ông đã được độc giả đương thời chú ý là Dế mèn phiêu lưu ký, Quê người, O chuột, Trăng thề, Nhà nghèo,…
Vào năm 1943 ông tiến hành gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc và hoạt động chủ yếu về lĩnh vực báo chí. Tính đến thời điểm hiện tại Tô Hoài đã để lại cho đời hơn 100 tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Ông dùng lời văn của mình để nói ra sự thật, đã là sự thật sẽ không tầm thường cho dù phải đập vỡ thần tượng trong lòng người đọc.
2 – Tác phẩm
Trước khi phân tích vợ chồng A Phủ các em cần nắm rõ được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này. Vào năm 1952 nhà văn Tô Hoài đã theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Khi đó, ông đã có sinh sống với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc suốt 8 tháng. Nhờ việc gắn bó trong suốt thời gian dài đã khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác trong ông.
Tác phẩm vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài sáng tác vào năm 1952
Vợ chồng A Phủ phân tích, đi sâu phản ánh câu chuyện của những người lao động ở vùng núi Tây Bắc. Họ dù vất vả nhưng không cam chịu sự áp bức, đày đoạ cũng như giam hãm của bọn thực dân. Càng sống trong hoàn cảnh ngặt nghèo dường như khao khát về cuộc sống tự do càng trở nên mãnh liệt.
Hướng dẫn chi tiết “Vợ chồng A Phủ” phân tích
Để phân tích vợ chồng A Phủ, các em cần biết được xuất thân của từng nhân vật, đồng thời, sâu trong tâm hồn của họ là điều gì, khao khát hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày ngay sau đây.
1 – Xuất thân của Mị và A Phủ
Đọc tác phẩm vợ chồng A Phủ các em sẽ biết được xuất thân của Mị là một cô gái người Mông. Cô được nhiều người yêu mến nhờ nhan sắc xinh đẹp và sự tài giỏi. Tuy nhiên, vì gia cảnh bần hàn cô đành phải làm dâu gạt nợ cho Thống lí Pá tra.
Mị và A Phủ đều là người dân tộc Mông với tâm hồn đẹp, tính cách lương thiện
Bên cạnh đó, A Phủ là người con gái dân tộc mông. Anh sở hữu nhiều phẩm chất tốt đẹp của người lao động, chăm chỉ, siêng năng. Hình ảnh của nhân vật này hiện lên với tính cách gan góc, một mình kiếm sống, chịu khó học hỏi.
2 – Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của Mị
Phân tích vợ chồng A Phủ để thấy rõ được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của Mị. Nội dung này được chia ra làm hai giai đoạn như sau:
Trước khi Mị là con dâu của nhà Thống lí Pá tra
Trước khi trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Mị xuất hiện với hình ảnh hồn nhiên. Cô sở hữu vẻ đẹp trời ban nên “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Hơn thế nữa, cô còn có tài thổi sáo rất hay.
Mị là người con gái xinh đẹp, thổi sáo giỏi khi còn ở nhà với bố
Mị cũng đã từng yêu và cô luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. Đặc biệt, cô cũng là người con hiếu thảo, chăm chỉ làm nương ngô trả nợ cho bố.
Từ khi trở thành con dâu gạt nợ của nhà Thống lí Pá tra
Bởi món nợ truyền kiếp từ cha mẹ nên Mị đành phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lý. Kể từ đây, cuộc sống của cô là những tháng ngày buồn tủi, bi kịch dồn dập:
Khi trở thành con dâu của nhà thống lí Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần
- Chịu đựng đày đọa về thể xác: Mị làm việc cả ngày lẫn đêm, không bằng con trâu con ngựa, bị trói, đạp vào mặt,…
- Chai sạn với những nỗi đau: Khuôn mặt của một cô gái lúc nào cũng buồn rười rượi. Cố chẳng buồn quan tâm tới thời gian, sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa” hoặc “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
Thế nhưng, trong đêm hội mùa xuân Hồng Ngài sức sống tiềm tàng bấy lâu bỗng trỗi dậy. Tất cả nhờ vào những âm thanh trong cuộc sống như tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình. Do đó, kỉ niệm tươi đẹp ở quá khứ nhanh chóng hiện về.
Khi nhận thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân. Cô “ thấy phơi phới trở lại” và suy nghĩ rằng “Mị còn trẻ lắm”. Lúc này, khát khao sống tự do đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ngay cả khi bị A Sử trói chặt tâm hồn Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo. Lúc vùng dậy cũng là thời điểm cô trở về với thực tại đầy nghiệt ngã.
Phân tích vợ chồng A Phủ thấy được sức sống ở Mị vô cùng mãnh liệt. Dù phải chịu hoàn cảnh khó khăn, đày đọa nhưng tất cả đang âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc. Hơn hết, chỉ cần có cơ hội chắc chắn sẽ bùng lên mạnh mẽ.
3 – A Phủ với số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng
A Phủ được xây dựng với hình ảnh là người mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân. Lớn lên anh phải đi làm thuê và trở thành người ở gạt nợ cho Thống lý Pá tra. Đó cũng là tháng ngày đen tối của anh vì liên tục chịu sự đày đọa về mặt thể chất.
A Phủ là người mạnh mẽ, khát khao sống tự do
Không những vậy, A Phủ làm nhiều việc nặng và nguy hiểm. Đặc biệt, khi anh làm mất bò phải đứng chịu trói, giá trị chẳng bằng một con vật nuôi.
Thuở nhỏ, A Phủ là người mạnh mẽ, lớn lên lại chăm chỉ, khỏe mạnh biết làm mọi việc. Khi được cởi trói anh đã nén đau để vùng chạy. Điều này cho thấy khát khao sống của A Phủ vô cùng lớn.
Đánh giá
Phân tích vợ chồng A Phủ giúp chúng ta có thể khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật. Đây cũng chính là yếu tố “đắt” nhất của tác phẩm.
1 – Giá trị nội dung
Phân tích vợ chồng A Phủ thấy được nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách của người Mông. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án bọn thực dân, chúa chất đày đọa kẻ yếu. Hơn hết, chúng ta cũng thêm cảm thông về nỗi khổ của những con người miền núi vất vả ngược xuôi.
2 – Giá trị nghệ thuật
Nhà Văn Tô Hoài đã có cách xây dựng tình huống truyện đặc sắc. Theo đó, hình tượng nhân vật Mị, A Sử, A Phủ, Thống lí Pá tra,… có từng cá tính riêng, không trùng lặp. Ông cũng sử dụng nghệ thuật kể truyện trần thuật, giọng điệu trầm lắng, cảm thông, ngôn ngữ sinh động.
Trên đây là phân tích vợ chồng A Phủ chi tiết. Hi vọng rằng, nội dung cô đọng, ngắn gọn như ở trên sẽ giúp các em dễ dàng tra cứu và học tốt môn Ngữ Văn 12, tự tin đạt điểm cao trong các kỳ thi.
Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn