Bài hướng dẫn phân tích Những đứa con trong gia đình dưới đây sẽ rất bổ ích để bạn tham khảo và có hướng làm bài đúng nhất, tránh tình trạng lạc đề. Những chia sẻ kiến thức của Kiến Guru bám sát vào nội dung bài để các bạn dễ nắm bài ở nhà và không sợ lan man khi làm bài thi. Hy vọng những phân tích dưới đây sẽ hỗ trợ cho bạn nhiều nhé.
I. Mở bài phân tích Những đứa con trong gia đình
1. Tác giả
– Nguyễn Thi (1928-1968) sinh ra ở Nam Định và là nhà văn nổi tiếng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam – gắn liền với nhân dân miền Nam.
Tác giả Nguyễn Thi
– Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật vào năm 2000.
– Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Thi như: Đôi bạn, Trăng sáng, Hương đồng nội,…
2. Tác phẩm
– Tác phẩm được hoàn thành vào tháng 2-1966 – đây là giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ đang căng thẳng và khốc liệt.
– Trước những mất mát to lớn trong những năm tháng đấu tranh mà nhân dân miền Nam phải gánh chịu càng thôi thúc tinh thần nhân dân đứng lên đấu tranh mãnh liệt hơn bao giờ hết.
– Với tình yêu thương đặc biệt dành cho con người miền Nam trong hoàn cảnh đó đã thôi thúc Nguyễn Thi viết nên Những đứa con trong gia đình.
Xem thêm:
Phân tích đàn ghi ta của Lorca đầy đủ nhất
Phân tích bài thơ Việt Bắc theo giáo án
II. Thân bài phân tích Những đứa con trong gia đình
1. Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình
– Có thể thấy đây là một gia đình kiên cường, bất khuất đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh: ông nội thì bị giặc giết, cha bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn chết, thím Năm cũng bị giặc bắn chết. Chính những đau thương, mất mát ấy đã tạo nên trong tâm hồn mỗi thành viên gia đình sự căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm trả thù.
a, Vẻ đẹp của khúc sông trước
– Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, luôn một lòng trung thành với cách mạng rồi bị giết hại.
– Má là một người phụ nữ mang tinh thần thép, vô cùng gan góc và mạnh mẽ: dám đối mặt trực tiếp với bọn Mỹ ngang tàn để đòi lại đầu chồng, má nén đau thương lại và biến nó thành lòng hận thù bùng cháy lên và không còn biết run sợ là gì nữa. Còn trong gia đình, người phụ nữ ấy hết mực yêu thương chồng con và tháo vác mọi công việc nhà cửa.
– Chú Năm là người lưu giữ tất cả truyền thống gia đình, mang trong mình tâm hồn nghệ sĩ và luôn đồng lòng hướng về cách mạng.
Cuộc đấu tranh chống Mỹ đầy khốc liệt
=> Đây là khúc sông thượng nguồn ngọt ngào nhất, mang vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, dũng cảm, giàu lòng yêu nước, một lòng đánh giặc. Là những tấm gương sáng trong gia đình để những khúc sông sau, những thế hệ sau noi theo và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Và với mối thù nặng vai, chắc chắn thế hệ sau sẽ thay họ bảo vệ và giữ gìn đất nước.
b, Vẻ đẹp của khúc sông sau
*Nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình:
– Chiến mang những nét thừa hưởng từ mẹ: “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”, giống má ngay cả cách nằm cùng thằng út em, Chiến cũng biết cách lo liệu mọi thứ chỉnh chu trước sau.
– Một mình lo liệu mọi thứ trong nhà nên Chiến rất người lớn, biết nhường em, biết tháo vát công việc nhưng đôi lúc cũng kiểu trẻ con đáng yêu, điệu đà khi không quên mang theo chiếc gương nhỏ vào chiến trường.
-Cô gái khẳng khái tuyên bố “nếu giặc còn thì tao mất”: Một cô gái còn quá trẻ nhưng tinh thần đánh giặc trả thù nhà thì to lớn, sục sôi không ai tưởng được.
*Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình:
– Cậu trai mới lớn còn rất hiếu động, ngây thơ và trẻ con.
+ Dù là làm gì thì cũng luôn tranh giành phần hơn với chị: từ việc chị em đi bắt ếch đến giết giặc và cả việc đi bộ đội, …
+ Cậu trai cũng thích những trò hiếu động mà đứa con trai nào cũng ham: bắn chim, câu cá,…
+ Đêm trước khi đi bộ đội, Việt vẫn rất vô tư, hồn nhiên như đúng với lứa tuổi của cậu “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.
Những người trẻ tham gia vào kháng chiến chống Mỹ
+ Có chút hành xử và suy nghĩ trẻ con nhưng lại rất thương chị: “Giấu chị như giấu của riêng” khi các anh trong đội trêu đùa chị.
+ Khi bị thương trên chiến trường, Việt không sợ địch, cũng chẳng mảy may nghĩ đến cái chết mà lại sợ con ma cụt đầu. Dù là bị thương khá nặng trên chiến trường là thế nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, không sợ hãi “Tao sẽ chờ mày … mày là thằng chạy” => Một sự đáng yêu, ngô nghê trẻ con nhưng rất dũng cảm và gan dạ.
+ Gặp lại anh em thì “khóc đó rồi cười đó” như một đứa trẻ.
=> Phân tích Những đứa con trong gia đình ta thấy được Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa và lĩnh hội những truyền thống tốt đẹp của gia đình để phát huy hơn và tiếp nối thế hệ trước để thêm dài khúc sông sau.
2. Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm
– Một chi tiết đắt giá ở cuối tác phẩm thể hiện nhiều ý nghĩa:
+ Bày tỏ sự tôn trọng, lòng hiếu thảo với cha mẹ.
+ Chính khoảnh khắc thiêng liêng ấy mà Việt cảm thấy như trưởng thành hơn rất nhiều: cậu biết thương người chị của mình và cảm nhận được sức nặng của mối thù trên vai.
+ Có chút tủi nhưng cũng cho thấy hai chị em đã mạnh mẽ và trưởng thành như thế nào khi tự tay sắp xếp mọi chuyện, lo toan hết những việc hệ trọng trong nhà.
Xem Thêm:
Soạn bài thơ Việt Bắc Ngắn Gọn
III. Kết bài phân tích Những đứa con trong gia đình
1.Giá trị nội dung
– Tác phẩm đề cao vẻ đẹp tâm hồn và khí phách người dân Nam Bộ, ngợi ca truyền thống gia đình và dân tộc, sự gắn kết tình cảm gia đình với tình yêu nước thiêng liêng, to lớn là sức mạnh đánh bại kẻ thù.
2. Giá trị nghệ thuật
– Ngôn ngữ đậm chất riêng của người Nam Bộ.
– Tình huống truyện độc đáo, mạch kể hồi tưởng đứt nối, giọng kể giàu chất sử thi.
– Miêu tả tâm lý, tính cách sắc sảo.
Với những hướng dẫn trên hy vọng các bạn sẽ dễ dàng phân tích Những đứa con trong gia đình hơn. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm xứng đáng là một trong những bài tiêu biểu trong kháng chiến miền Nam và để lại cho chính người đọc nhiều bài học về gia đình và đất nước. Hãy tải app học tập Kiến Guru để chúng mình đồng hành cùng bạn trong những tác phẩm hay như này nhé.