Ôn tập và hướng dẫn giải bài tập hóa 9 trang 149 – Cụ thể và Ngắn gọn

Hóa 9 trang 149 thuộc phần hóa hữu cơ đã được Kiến Guru tổng hợp nội dung lý thuyết và bài tập ngay sau đây. Các em muốn ôn luyện hiệu quả, đúng hướng đừng bỏ qua bài viết này. Tin rằng, kiến thức được hệ thống dễ hiểu, ngắn gọn sẽ giúp học sinh học tốt hơn mỗi ngày.

1. Lý thuyết cần nhớ trong giải hóa 9 trang 149

Hóa 9 trang 149 đề cập tới phần nội dung luyện tập về rượu etylic, axit axetic và chất béo. Mỗi chất sẽ có công thức cấu tạo, phản ứng hóa học riêng. Cụ thể như sau.

1.1. Rượu etylic

Công thức cấu tạo của rượu etylic là CH3–CH2–OH. Đây là chất lỏng không màu, trọng lượng nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước. Nhiệt độ sôi là 78,3 độ C. Rượu etylic có thể tác dụng với oxi, kim loại K, Na, tác dụng với axit axetic.

  • Phản ứng cháy: C2H6O  +  3O2  → 2CO2 + 3H2O (điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).
  • Tác dụng với kim loại mạnh: 2CH3 – CH2 – OH  +  2Na →  2CH3 – CH2 – ONa   +  H2 ↑.
  • Tác dụng với axit axetic: CH3COOH + CH3CH2OH ⇄ CH3COOCH2CH3  +  H2O (điều kiện để xảy ra phản ứng là nhiệt độ và chất xúc tác là axit sunfuric).

1.2. Axit axetic

Công thức cấu tạo của axit axetic là CH₃COOH. Đây là chất lỏng, không màu với vị chua, tan vô hạn trong nước. Axit axetic có đầy đủ tính chất hoá học của axit và tác dụng được với rượu etylic.

  • Tác dụng với các kim loại đứng trước hidro: 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2 ↑.
  • Tác dụng với bazơ: CH3COOH  +  NaOH  →  CH3COONa + H2O.
  • Tác dụng với oxit bazơ: 2CH3COOH  +  CaO  →  (CH3COO)2Ca + H2O.
  • Tác dụng với muối của axit yếu hơn: 2CH3COOH + CaCO3  →  (CH3COO)2Ca  +  CO2 ↑  +  H2O.
  • Tác dụng với rượu etylic: CH3COOH + CH3CH2OH ⇄  CH3COOCH2CH3  +  H2O (Điều kiện để xảy ra phản ứng là nhiệt độ và chất xúc tác là axit sunfuric).

1.3. Chất béo

Công thức hoá học của chất béo là (RCOO)3C3H5. Chất này có đặc tính nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Tuy nhiên, chất béo lại có thể tan trong xăng, dầu hoả.

Chất béo có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. Đồng thời, nó cũng phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm.

  • Phản ứng thuỷ phân: (RCOO)3C3H5  +  3H2O ⇄ 3RCOOH  +  C3H5(OH)3 (Điều kiện để phản ứng xảy ra cần có nhiệt độ và axit).
  • Phản ứng xà phòng hoá: (RCOO)3C3H5  +  3NaOH → 3RCOONa  +  C3H5(OH)3 (Điều kiện để phản ứng xảy ra cần có nhiệt độ).

2. Gợi ý giải bài tập hóa 9 trang 149 SGK

Hóa 9 trang 149 là một trong những kiến thức trọng tâm mà các em cần ghi nhớ. Học sinh muốn củng cố nội dung lý thuyết hãy nghiên cứu và giải ngay các bài tập sau đây. Tất cả đã được Kiến Guru tổng hợp chi tiết giúp bạn đọc tiện tra cứu:

2.1. Bài 3 trang 149 hóa 9

Em hãy chọn các chất thích hợp để điền vào các dấu hỏi. Sau đó, tiến hành viết phương trình hoá học theo sơ đồ phản ứng sau:

word image 36822 1

Lời giải:

word image 36822 2

2.2. Bài 4 sách giáo khoa trang 149 hóa 9

Cho 3 lọ không nhãn và đựng các chất lỏng là rượu etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong rượu etylic. Em hãy trình bày cách phân biệt các chất lỏng trên khi chỉ dùng nước và quỳ tím.

Lời giải:

  • Tiến hành lấy mỗi dung dịch ra một ống nghiệm để làm mẫu thử.
  • Ta nhỏ lần lượt từng giọt mẫu thử vào mẩu quỳ tím và quan sát.

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ có thể nhận định đó là dung dịch axit axetic.

+ Hai mẫu còn lại không làm quỳ tím chuyển màu chính là rượu etylic và dầu ăn tan trong rượu etylic.

  • Ta cho nước vào hai mẫu thử còn lại và quan sát:

+ Mẫu nào hoà tan hoàn toàn trong nước chính là rượu etylic.

+ Mẫu nào chỉ thấy một phần chất lỏng bị phân lớp nổi trên bề mặt nước là mẫu chứa dầu ăn tan trong rượu etylic.

2.3. Bài 5 sách giáo khoa trang 149 hóa 9

Trong quá trình xác định công thức của chất hữu cơ A và B phát hiện ra công thức phân tử của A là C2H6O. Bên cạnh đó, công thức phân tử của B là C2H4O2. Em hãy cho biết muốn chứng minh A là rượu etylic, B là axit axetic ta cần phải làm thêm những thí nghiệm nào? Đồng thời, em hãy viết ngay phương trình hóa học nếu có.

Lời giải:

  • Theo bài ra ta có, công thức phân tử của A là C2H6O. Vì thế, ta có thể tìm được hai chất ứng với công thức phân tử trên là: CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3.

Khi ta muốn chứng minh phân tử A là rượu etylic cần nắm chắc công thức cấu tạo của nó. Lúc này, ta cho A tác dụng với Natri, nếu thấy khí hidro thoát ra ta suy ra được phân tử có nhóm –OH, rượu etylic. Phương trình hoá học như sau:

2CH3 – CH2 – OH + 2Na  → 2CH3 – CH2 – ONa   +  H2
Mặt khác, CH3 – O – CH3 sẽ không phản ứng với Natri.

  • Căn cứ vào dữ kiện của đề bài ta biết được công thức phân tử của B là C2H4O2. Ứng với công thức này ta tìm được 3 chất khác nhau là CH3COOH; HCOOCH3; và OHC-CH2-OH.

Muốn xác định được công thức của B là axit axetic ta phải nắm chắc công thức cấu tạo. Ta tiến hành cho A tác dụng cùng với muối cacbonat. Điển hình như Na2CO3 chẳng hạn, nếu như thấy có khí cacbon dioxit thoát ra ta suy ra được phân tử có nhóm –COOH là axit axetic. Phương trình hoá học cụ thể là:

2CH3 – COOH    + Na2CO3  →  2CH3 – COONa  +  CO2  + H2O.
Đồng thời, hai chất còn lại không tác dụng với Na2CO3.

2.4. Bài 6 sách giáo khoa trang 149 hóa 9

Người ta tiến hành lên men dung dịch loãng của rượu etylic và thu được giấm ăn:

  1. Từ 10 lít rượu 8 độ có thể tạo ra được bao nhiêu gam axit axetic? Biết rằng, hiệu suất của quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8g/cm3.
  2. Nếu ta pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng giấm thu được sẽ là bao nhiêu?

Lời giải:

word image 36822 3

2.5. Bài 7 sách giáo khoa trang 149 hóa 9

Cho 100 gam dung dịch CH3COOH có nồng độ 12% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 có nồng độ 8,4%. Yêu cầu:

  1. Tính khối lượng của NaHCO3 đã sử dụng.
  2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối sẽ thu được sau phản ứng.

Lời giải:

word image 36822 4

3. Câu hỏi trắc nghiệm

Nội dung lý thuyết và bài tập hoá 9 trang 149 đã được trình bày trên đây. Các em muốn rèn luyện thêm kỹ năng làm câu hỏi trắc nghiệm, hãy tiếp tục tham khảo phần tiếp theo của bài viết.

3.1. Câu 1

Nhận định nào dưới đây đúng về chất béo?

  1. Chất béo là một este.
  2. Chất béo là este của glixerol.
  3. Chất béo là este của glixerol và axit béo.
  4. Hỗn hợp nhiều este của glixerol và axit béo.

Lời giải:

Ta chọn D là đáp án đúng.

3.2. Câu 2

Ta có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách nào?

  1. Giặt bằng nước.
  2. Tẩy bằng xăng.
  3. Tẩy bằng giấm.
  4. Giặt bằng nước có pha thêm ít muối.

Lời giải:

Ta chọn B là đáp án đúng.

3.3. Câu 3

Khi ta tiến hành thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được gì?

  1. Este và nước.
  2. Glixerol và hỗn hợp muối của axit béo với natri.
  3. Glixerol và các axit béo.
  4. Hỗn hợp nhiều axit béo.

Lời giải:

Ta chọn C là đáp án đúng.

3.4. Câu 4

Hãy cho biết những chất nào sau đây không phải là chất béo?

  1. Dầu dừa.
  2. Dầu vừng.
  3. Dầu lạc.
  4. Dầu mỏ.

Lời giải:

Ta chọn D là đáp án đúng.

 

Như vậy, môn Hoá 9 trang 149 đã được hệ thống kiến thức và các bài tập chi tiết trên đây. Tin rằng, các em đã tìm thấy nội dung hữu ích cũng như củng cố thêm nhiều kỹ năng.

Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ bất cứ thông tin học tập nào, các em nhé.

Hãy để Kiến Guru đồng hành cùng các em trên hành trình chinh phục tri thức!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ