Trong nhóm các hợp chất vô cơ thì Oxit là một trong những hợp chất đóng vai trò rất cần thiết và quan trọng. Để học sinh có thể nắm chắc được những kiến thức cơ bản về Tính chất hoá học và khái quát phân loại oxit, Kiến Guru xin được gửi tới các em nội dung củng cố lý thuyết qua phần ôn tập bài 6 trang 6 sgk hóa 9.
Các em hãy cùng tham khảo nhé!
1. Tổng hợp lý thuyết trong giải bài 6 hóa 9 trang 6 sgk
Dưới đây sẽ là phần tổng hợp lý thuyết trọng tâm của bài học, các em hãy cùng áp dụng để giải bài 6 trang 6 sgk hoá 9 nhé!
1.1. Tính chất hóa học của oxit
a. Tính chất hoá học của oxit bazơ
- Tác dụng với nước.
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm )
Ví dụ: Na2O+H2O→ NaOH
- Tác dụng với axit:
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ví dụ: CuO+ 2HCl→ CuCl2+ H2O
- Tác dụng với oxit axit :
- Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối
Ví dụ: CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
b. Tính chất hoá học oxit axit
- Tác dụng với H2O: Nhiều oxit axit tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axít
Ví dụ: P2O5 + H2O → H3PO4
- Tác dụng với dd bazơ: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước
Ví dụ: CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O
- Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối
Ví dụ: CO2 + BaO → BaCO3
1.2. Khái quát về sự phân loại oxit
Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước
Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ Al2O3, ZnO
Oxit trung tính là những oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Ví dụ như CO, NO
2. Áp dụng giải bài 6 trang 6 sgk hóa 9
Giờ hãy cùng Kiến áp dụng những kiến thức được củng cố trên để giải bài 6 trang 6 sgk hoá 9 các em nhé!
Đề bài
Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Gợi ý giải
Ta có:
Khối lượng mol của dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20% là:
a) Vậy ta có phương trình phản ứng như sau: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
b) Với tỉ lệ mol ta đã xét theo đề bài và số mol của phương trình phản ứng trên của hai chất tham gia ta lại có:
⇒ H2SO4 dư CuO phản ứng hết
Khối lượng CuSO4 tạo thành, H2SO4 phản ứng tính theo số mol CuO:
Theo phương trình ta có:
Cứ 1 mol CuO tác dụng với 1 mol H2SO4 tạo ra 1 mol CuSO4
⇒ 0,02 mol CuO sẽ tác dụng với 0,2 mol H2SO4 và tạo ra 0,02 mol CuSO4
nCuSO4= nCuO = 0,02 mol ⇒ mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2g.
Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:
mH2SO4 dư = mban đầu – mpư = 20 – (98 x 0,02)= 18,04g.
Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:
3. Hỗ trợ giải các bài tập khác trang 6 sgk hóa 9
Để kiến thức được ghi nhớ lâu hơn, học sinh cần chăm chỉ trau dồi và luyện tập thường xuyên. Các em hãy cùng Kiến giải tiếp một vài các bài tập khác trang 6 sgk hóa 9 nhé!
3.1. Bài 1 trang 6 sgk hóa 9
Đề bài
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với
a) nước ?
b) axit clohiđric ?
c) natri hiđroxit ?
Viết phương trình hóa học.
Trả lời
a) Những oxit tác dụng với nước là CaO và SO3:
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric là CaO và Fe2O3:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
c) Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO3:
SO3 + NaOH → NaHSO4
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
3.2. Giải bài 2 trang 6 sgk Hóa học 9
Đề bài
Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Trả lời
Những cặp chất tác dụng được với nhau là: H2O và CO2; H2O và K2O; CO2 và K2O; CO2 và KOH.
H2O + CO2 → H2CO3
H2O + K2O → 2KOH
CO2 + K2O → K2CO3
CO2 + KOH → KHCO3
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
3.3. Giải bài 3 trang 6 sgk Hóa học 9
Đề bài
Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh ddioxit, cacbon ddioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a) Axit sunfuric + … → Kẽm sunfat + Nước
b) Natri hiđroxit + … → Natri sunfat + Nước
c) Nước + … → Axit sunfurơ
d) Nước + … → Canxi hiđroxit
e) Canxi oxit + … → Canxi cacbonat
Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.
Trả lời
a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
c) H2O + SO2 → H2SO3
d) H2O + CaO → Ca(OH)2
e) CaO + CO2 → CaCO3
Kết luận
Trên đây, Kiến Guru đã tổng hợp lý thuyết về tính chất hoá học của oxit cũng như gợi ý giải bài 6 trang 6 sgk hóa 9 cũng như các bài tập tính toán có kiến thức liên quan bám sát nội dung sgk hoá 9. Hy vọng bài học mà Kiến Guru chia sẻ trên sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những đặc điểm về hợp chất Oxit, có kiến thức đầy đủ để hoàn thành tốt các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Mọi thắc mắc cần giải đáp về môn Hoá học 9 các em có thể truy cập và tham khảo tại trang học Kiến Guru để tìm cho mình những tài liệu học tập phù hợp nhất.
Cảm ơn các em đã theo dõi bài học. Chúc các em luôn đạt được kết quả học tập cao!