Ôn tập và giải đáp bài 27 trang 58 sgk toán 9 tập 1 – Chi tiết và Dễ hiểu

Chuyên đề hệ số góc của đường thẳng y = ax + b là một trong những chuyên đề vô cùng quan trọng trong chương trình Toán 9. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau ôn tập và giải đáp bài 27 trang 58 sgk toán 9 tập 1, từ đó tìm hiểu về chuyên đề này.

Nội dung bài gồm lý thuyết cần nhớ về hệ số góc của đường thẳng một cách đầy đủ nhất, cùng với dạng bài tập thường gặp, giúp các em nắm được trọn vẹn phần kiến thức từ đó áp dụng tốt cho việc giải bài tập hệ số góc của đường thẳng.

Các em cùng tham khảo nhé!

 

I. Hệ thống lý thuyết trong giải môn toán 9 bài 27 trang 58 sgk tập 1

1. Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) với trục Ox

Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox và M là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục Ox. Khi đó word image 31167 2 là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b với trục Ox.

Lý thuyết: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

 

Trường hợp a > 0

+ Với a > 0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn.

Lý thuyết: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Trường hợp a < 0

+ Với a < 0 góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu a càng bé thì góc đó càng lớn.

2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

+ Góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào hệ số a. Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.

Lý thuyết: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Chú ý:

Ta có điểm A nằm trên trục hoành nên y = 0 và x = word image 31167 6 . Vậy tọa độ điểm A là A( word image 31167 7 ; 0) và độ dài đoạn OA = word image 31167 8 .

Ta có điểm B nằm trên trục tung nên x = 0 và y = b. Vậy tọa độ điểm B là B(0; b) và độ dài đoạn OB = |b|.

+ Với a > 0, ta có:

word image 31167 9

Từ đó dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi suy ra số đo của word image 31167 10

+ Khi a < 0 ta có:

word image 31167 11 (do a < 0)

Từ đó tìm số đo của góc (180° – word image 31167 12 ), sau đó suy ra word image 31167 13 .

+ Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.

+ Khi b = 0, ta có hàm số y = ax. Trong trường hợp này, ta có thể nói a là hệ số góc của đường thẳng y = ax

3. Bài tập hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

3.1. Câu 1

Cho hàm số y = x + 2. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox (làm tròn đến phút).

Hướng dẫn:

Tìm giao điểm A giữa đường thẳng y = x + 2 với trục Ox.

Tìm giao điểm B giữa đường thẳng y = x + 2 với trục Oy.

 

Lời giải:

Vẽ đồ thị hàm số y = x + 2

Đồ thị hàm số đã cho đi qua hai điểm A(0; 2); B(-2; 0).

Lý thuyết: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Gọi góc tạo bởi đường thẳng y = x + 2 với trục Ox là α, ta có word image 31167 15 = α Xét tam giác vuông OAB , ta có word image 31167 16 (1 chính là hệ số góc của đường thẳng y = x + 2)

Khi đó số đo góc α là α = 450

3.2. Câu 2

Cho (d): y = ax + b. Tìm a, b biết (d) đi qua gốc tọa độ và song song với (d’) trong đó (d’) có hệ số góc bằng 1.

Hướng dẫn:

Hai đường thẳng song song với nhau thì hai đường thẳng có hệ số góc bằng nhau.

 

Lời giải:

Theo bài ta, (d) đi qua gốc tọa độ nên ta có b = 0

(d) song song với (d’) và (d’) có hệ số góc bằng 1 nên a = 1

Vậy a = 1, b = 0.

II. Hỗ trợ giải bài 27 sgk toán 9 tập 1 trang 58

Để hiểu rõ hơn về phần kiến thức này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lời giải bài 27 sgk toán 9 tập 1 trang 58 nhé!

Đề bài

Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3

a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).

b) Vẽ đồ thị của hàm số.

Lời giải

Hàm số y = ax + 3 là hàm số bậc nhất nên a ≠ 0

a) Đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6) nên:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

b) Vẽ đồ thị:

– Cho x = 0 thì y = 3 ta được B(0; 3).

Nối A, B ta được đồ thị hàm số

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

III. Lời giải và đáp án các bài tập khác trang 58 sgk toán 9 tập 1

Ngoài ra, để thật thành thạo trong giải dạng này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lời giải và đáp số bài tập trang 58 sgk toán 9 tập 1 nhé!

Bài 28 (trang 58 SGK Toán 9 Tập 1)

Cho hàm số y = -2x + 3

a) Vẽ đồ thị của hàm số

b) Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox (làm tròn đến phút)

 

Lời giải:

a) Vẽ đồ thị hàm số:

– Cho x = 0 thì y = 3 ta được A(0; 3)

word image 31167 19

word image 31167 20

 

b) Gọi góc hợp bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox là α.

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Kết luận

Trong bài viết trên, chúng mình đã cùng nhau ôn tập và tìm hiểu về chuyên đề hệ số góc của đường thẳng y = ax + b, từ đó, giải đáp bài 27 trang 58 sgk toán 9 tập 1. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp cho các em nắm chắc kiến thức cần nhớ về hệ số góc của đường thẳng từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập.

Nếu các em vẫn còn thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhé!

Chúc các em học tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ