Trong chương trình vật lý lớp 7, nội dung về Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong bài 5 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là kiến thức nền tảng giúp học sinh lý giải được sự tạo thành ảnh thông quan gương phẳng. Bài viết dưới đây là toàn bộ kiến thức vật lý 7 bài 5 giúp các bạn học sinh nắm bài một cách hiệu quả nhất.
1. Tổng quan lý thuyết môn vật lý 7 bài 5
1.1 Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Đặt một vật trước gương phẳng chúng ta sẽ thu được ảnh có đặc điểm như sau:
- Ảnh tạo thành là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn;
- Kích thước của ảnh lớn bằng vật;
- Ảnh đối xứng với vật qua gương phẳng: Khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
1.2 Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Để vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, ta phải vẽ ảnh của tất cả các điểm đặc biệt rồi sau đó nối các điểm ảnh lại ta được ảnh của vật.
Vật lý 7 bài 5 – Cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng.
Các bước để vẽ ảnh của điểm qua gương phẳng như sau: (Hình a)
- Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương trong đó có 1 tia tới vuông góc với mặt gương;
- Vẽ hai tia phản xạ tương ứng;
- Ảnh S’ của S chính là điểm giao của 2 tia phản xạ.
Hoặc, chỉ cần lấy điểm S’ đối xứng với S qua gương (Hình c). Tương tự, ta vẽ được A’, B’ lần lượt là ảnh của A, B qua gương. Ta được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng (Hình d).
1.3 Lưu ý
Theo lý thuyết vật lý 7 bài 5, lưu ý đối với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:
- Tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật là ảnh của vật qua gương phẳng;
- Các tia tới từ điểm S cho tia phản xạ đi qua ảo ảnh S’.
=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Vật lý 7
2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi vật lý 7 bài 5
Để củng cố hơn về các kiến thức lý thuyết nền tảng trên đây, các bạn hãy theo dõi phần hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập của bài 5 vật lý 7 SGK sau đây nhé.
2.1 Bài C1
a. Đề bài
Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán?
b. Hướng dẫn giải
Khi đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương ta sẽ không hứng được ảnh của vật trên màn chắn do ảnh tạo thành là ảnh ảo.
=> Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo và không hứng được trên màn.
2.2 Bài C2
a. Đề bài
Dùng viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.
b. Hướng dẫn giải
Đưa viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất ra sau tấm kính ta thấy ảnh bằng vật. Theo đặc điểm ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng.
=> Độ lớn, kích thước ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
2.3 Bài C3
a. Đề bài
Làm cách nào kiểm tra xem AA’ có vuông góc với MN không ; A và A’ có cách đều MN không.
b. Hướng dẫn giải
- Sử dụng thước ngắm để A, A’ và mắt nằm trên đường thẳng, sau đó vẽ đường thẳng đó. Kiểm tra xe đường vừa nối và MN có vuông góc hay không.
- Dễ thế AA’ vuông góc với MN và cách đều MN.
=> Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng nằm đối xứng với nhau nên cách gương một khoảng bằng nhau.
2.4 Bài C4
a. Đề bài
Trên hình 5.4, hãy vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và 2 tia sáng xuất phát từ S tới gương.
- Hãy vẽ ảnh S’ của S được tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
- Từ đó hãy vẽ tia phản xạ ứng với 2 tia tới SI và SK.
- Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’.
- Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.
b. Hướng dẫn giải
- Vẽ điểm S’ đối xứng với S qua gương, S’ là ảnh của S.
- Tia phản xạ của tia tới SI, SK nằm lần lượt trên đường thẳng S’I, S’K.
- Đặt mắt sao cho các tia phản xạ đi vào mắt.
- Ảnh ảo chúng ta có thể nhìn thấy được nhưng không thể hứng được trên màn.
-> Mắt ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia lọt vào mắt là các tia phản xạ đi qua S’.
=> S’ không hứng được trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’, S’ là ảnh ảo.
=>> Bài viết liên quan: Giải môn vật lý 7 bài 5 sbt – Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
3. Gợi ý lời giải môn vật lý 7 bài 5 sbt
3.1 Bài 5.1
a. Nội dung
Nói về tính chất ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
A. Lớn bằng vật và hứng được trên màn
B. Bé hơn vật và không hứng được trên màn
C. Lớn bằng vật và không hứng được trên màn
D. Lớn hơn vật và hứng được trên màn
b. Hướng dẫn giải
Ta có ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn và có độ lớn, kích thước bằng vật.
=> Chọn đáp án: C.
3.2 Bài 5.2
a. Nội dung
Cho một điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng, cách gương 5cm.
1) Hãy vẽ ảnh của S được tạo bởi gương theo 2 cách
a) Hãy áp dụng tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
b) Sử dụng phương pháp định luật phản xạ ánh sáng
2) Ảnh vẽ theo 2 cách trên liệu có trùng nhau không?
b. Hướng dẫn giải
1) Các bước vẽ ảnh của S như sau:
a) Hãy áp dụng tính chất ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng:
- Từ S vẽ đường SH vuông góc với gương tại H.
- Trên SH lấy S’ sao cho SH = S’H ta được ảnh của S qua gương là S’.
b) Hãy áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:
- Vẽ hai tia tới SI, SK bất kỳ và các pháp tuyến IN, KN’ tương ứng như hình.
- Vẽ 2 tia phản xạ tương ứng IR, KR’.
- Kéo dài 2 tia phản xạ và giao nhau tại S’ là ảnh của S qua gương phẳng.
2) Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau như hình dưới đây.
Cách vẽ ảnh của vật qua gương trong bài 5 vật lý 7.
3.3 Bài 5.3
a. Nội dung
Một vật sáng AB được đặt trước một chiếc gương phẳng. Góc được tạo bởi vật và mặt phẳng gương bằng 60 độ. Hãy vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương và tìm góc được tạo bởi ảnh và mặt gương.
b. Hướng dẫn giải
Theo tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng ta có các bước xác định ảnh của vật AB như sau:
- Vẽ AH vuông góc với mặt phẳng gương sau đó lấy A’ trên AH sao cho AH = A’H (A’ đối xứng với A qua gương). Tương tự, tìm được ảnh B’ của B qua gương.
- Nối A’B’ ta sẽ được ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. Lưu ý vẽ A’B’ bằng nét đứt để phân biệt với vật sáng thể hiện là ảnh ảo không hứng được.
Tìm hiểu bài tập vật lý lớp 7 bài 5.
4. Kết luận
Trên đây là tổng hợp kiến thức vật lý 7 bài 5 – Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng cùng với hướng dẫn sửa bài tập trong SGK và SBT sẽ giúp các bạn nắm được toàn bộ kiến thức của bài 5 vật lý 7.
=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!