Ôn tập kiến thức và Giải hóa 9 bài 9: Tính chất hóa học của muối

Khi nhắc đến muối, hầu như mọi người thường nghĩ ngay đến muối ăn – một loạt gia vị trong được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Trong hóa học, muối còn có nhiều “biến thể” khác nhau và có những tính chất riêng biệt. Và trong phần ôn tập kiến thức và gợi ý giải bài tập hóa 9 bài 9 – Tinh chất hoá học của muối, Kiến Guru sẽ giúp các em hiểu rõ bài và nắm chắc kiến thức về Muối nhé.

Mời các em cùng tham khảo!

 

1. Tổng hợp lý thuyết hoá 9 bài 9

Các em học sinh hãy cùng Kiến tổng hợp lại một số lý thuyết trọng tâm hoá 9 bài 9 để nắm chắc được những nội dung cần thiết có trong bài nhé!

1.1. Tính chất hoá học của muối

  • Tác dụng với kim loại: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

word image 36712 2

Đồng tác dụng với dung dịch AgNO3

  • Tác dụng với axit: Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ:

AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

  • Tác dụng với dung dịch muối: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ:

AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4

  • Tác dụng với dung dịch bazơ: Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

K2CO3 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaCO3

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

  • Phản ứng phân hủy muối: Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

word image 36712 3

Nhiệt phân KMnO4 để điều chế khí oxi

 

1.2. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

  • Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
  • Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

2. Giải bài tập hoá học 9 bài 9

Phần tiếp theo, các em hãy vận dụng những kiến thức mà Kiến đã tổng hợp lại phần trên để ôn luyện các dạng bài tập sgk hoá 9 bài 9 nhé!

2.1. Bài 1 Trang 33 SGK Hoá 9

Đề bài:

Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) Chất khí;

b) Chất kết tủa.

Viết phương trình hóa học.

 

Giải

a) Ta chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh.

Thí dụ: CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

b) Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan (BaSO4, AgCl, BaCO3…) hoặc baz ơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại, thí dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3↓

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4↓

 

2.2. Bài 2 Trang 33 SGK Hoá 9

Đề bài:

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

 

Giải

– Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm đánh số thứ tự

– Cho vào các mẫu thử dd HCl:

+ Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là AgNO3: AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3

+ Nếu không có hiện tượng gì thì mẫu thở đó là: CuSO4 và NaCl

– Cho dd BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại:

+ Nếu mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì đó là CuSO4: CuSO4 + BaCl2 -> CuCl2 + BaSO4

+ Nếu không có hiện tượng gì thì đó là NaCl

2.3. Bài 3 Trang 33 SGK Hoá 9

Đề bài : Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH;

b) Dung dịch HCl;

c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

 

Giải

a) Cả hai muối tác dụng với dung dịch NaOH vì sản phẩm tạo thành có Mg(OH)2, Cu(OH)2không tan,

Mg(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Mg(OH)2↓

CuCl2 + 2NaOH → NaCl + Cu(OH)2↓

b) Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.

c) Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 vì sản phẩm tạo thành có AgCl không tan.

CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu(NO3)2

2.4. Bài 4 Trang 33 SGK Hoá 9

Đề bài:

Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không. Viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

 

Giải

  Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2 x x x o
BaCl2 x o x o

Phương trình hóa học của các phản ứng:

Pb(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + PbCO3↓

Pb(NO3)2 + 2KCl → 2KNO3 + PbCl2↓

Pb(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + PbSO4↓

BaCl2 + NaCO3 → 2NaCl + BaCO3↓

BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓

 

Kết luận

Trên đây là phần tổng ôn kiến thức và giải bài tập sgk hóa học 9 bài 9 cũng như các dạng bài tập củng cố nội dung bài học về Tính chất hoá học của Muối. Với mục tiêu giúp các em học sinh hiểu bài nhất và mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích, Kiến mong muốn rằng qua mỗi bài học, môn học các em vẫn sẽ luôn chọn Kiến Guru là nơi để tích luỹ và tìm tòi học tập.

Chúc các em luôn học tập thật giỏi, dành thật nhiều điểm cao!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ