Vừa qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có quyết định tinh giản chương trình học, tập trung vào những phần kiến thức trọng tâm, giảm tải các kiến thức nâng cao, mở rộng, tăng cường tích hợp, nhằm đảm bảo học sinh vẫn có kiến thức nền đầy đủ cho năm học, sẽ học bù, bổ sung và đào sâu các kiến thức này trong năm học tiếp theo. Thực chất đây cũng là một giải pháp tình thế trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Tuy nhiên, trong số các nội dung được tinh giản, vẫn có rất nhiều nội dung học sinh được yêu cầu tự học có hướng dẫn, tự học/ tự đọc. Theo phân tích của các thầy cô nhà Kiến, những nội dung tinh giản ngoài một số phần kiến thức được lược bỏ không học, có rất nhiều nội dung luyện tập, vận dụng kiến thức (đặc biệt là vận dụng cao), hoặc những nội dung chứng minh/ phân tích/ đánh giá các định lý/ khái niệm/ cơ chế/ quy trình. Thực chất đây là những nội dung giúp học sinh hiểu sâu nhớ lâu một kiến thức nào đó.
Các thầy cô tại Kiến tin rằng những nội dung tinh giản thuộc về vận dụng, luyện tập hoặc phân tích/ chứng minh là những nội dung rất quan trọng trong việc hình thành, khắc sâu kiến thức. Nên nếu có thời gian, học sinh nên học đầy đủ, vì điều này sẽ giúp bạn xây dựng kiến thức tổng quan vững vàng và sâu sắc hơn, từ đó củng cố các kiến thức trọng tâm cần nắm trong năm nay.
Với tinh thần đó, Kiến Guru quyết định không cắt bớt kiến thức trong các buổi phát sóng livestream Học kỳ trực tuyến. Đây vẫn là nguồn phát sóng đầy đủ nội dung chương trình học để đảm bảo các bạn học sinh có nhu cầu vẫn có thể tiếp cận được nguồn kiến thức đầy đủ nhất, đặc biệt với các nội dung các bạn được yêu cầu tự học có hướng dẫn/ tự đọc/ tự làm hoặc tham khảo thêm.
Sau đây là nội dung chi tiết tinh giản môn học dành cho lớp 9
1. Môn Toán ( Đại số)
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Chương: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn |
|||
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình | – Áp dụng hệ phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp theo) | – Áp dụng hệ phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình | – Áp dụng hệ phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiếp theo) | – Áp dụng hệ phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Ôn tập chương III | |||
Chương: Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn |
|||
Hàm số y=ax^2 (a khác 0)
Đồ thị hàm số y=ax^2 (a khác 0) |
– Nhận biết hàm số y=ax^2 (a khác 0). vận dụng các tính chất của hàm số này vào các bài tập.
– Thông hiểu và vận dụng vào các bài tập về đồ thị của hàm số y=ax^2 |
||
Luyện tập | Củng cố lý thuyết và vận dụng làm các bài tập về đồ thị hàm số y=ax^2 à đường thẳng y=ax+b | ||
Công thức nghiệm của phương trình bậc hai | -Nhận biết phương trình bậc hai một ẩn, vận dụng công thức ngiệm để giải phương trình bậc hai một ẩn | ||
Công thức nghiệm thu gọn | – Nắm được công thức nghiệm thu gọn để giải phương trình bậc hai một ẩn. Vận dụng công thức nghiệm để giải các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai. | ||
Luyện tập | – Vận dụng công thức nghiệm vào các bài tập như là giải phương trình, tìm tham số để thỏa điều kiện cho trước… | ||
Hệ thức Vi-et và ứng dụng | – Nắm vững lý thuyết về định lý Vi-et, các ứng dụng của nó vào các dạng bài tập | ||
Luyện tập | – Củng cố và vận dụng hệ thức Vi-et vào các bài tập | ||
Phương trình quy về phương trình bậc hai | – Nắm vững các dạng cơ bản để đưa về phương trình, kĩ năng phương pháp để đưa phương trình về phương trình bậc hai, cách giải. | ||
Luyện tập | -Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập liên quan | ||
Giải bài toán bằng cách lập phương trình | – Áp dụng phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Giải bài toán bằng cách lập phương trình | – Áp dụng phương trình để giải các bài toán chuyển động, năng suất, bài toán có nội dung hình học… | ||
Luyện tập các bài toán thực tế | Các bài toán về thuế GTGT, tiền bạc, giá cước taxi, các bài toán sử dụng kiến thức vật lí, hóa học,… | ||
Ôn tập cuối năm |
2. Môn Toán (Hình Học)
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Góc nội tiếp | – Nắm định nghĩa, định lí và hệ quả của góc nội tiếp (không yêu cầu chứng minh định lí)
– Tổng hợp lí thuyết và làm luyện tập |
-Vận dụng định lí và hệ quả của góc nội tiếp để làm các BT 23, 24,25,26 | |
Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung | – Nắm định nghĩa, định lí và hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung (không yêu cầu chứng minh định lí)
– Luyện tập làm các BT 30, 32, 35 |
||
Luyện tập | – Củng cố lý thuyết và vận dụng làm một số bài tập Luyện tập | ||
Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn. | – Củng cố lý thuyết và vận dụng làm bài tập phần Luyện tập | – Nắm định nghĩa, định lí của hai góc | |
Cung chứa góc | Nắm định nghĩa cung chứa góc, quỹ tích cung chứa góc và biết vận dụng làm một số bài tập tìm quỹ tích | ||
Tứ giác nội tiếp | – Nắm định nghĩa, định lí của tứ giác nội tiếp (không yêu cầu chứng minh định lí) | ||
Luyện tập tứ giác nội tiếp | – Củng cố lý thuyết và vận dụng làm các bài tập chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh đẳng thức, chứng minh các góc bằng nhau… | ||
Kiểm tra 1 tiết | |||
Đường tròn ngoại tiếp.
Độ dài dường tròn, cung tròn. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn |
– Nắm công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn và làm được bài tập phần Luyện tập
– Nắm công thức tính diện tích hình tròn, hình quạt tròn và vận dụng làm BT ở phần Luyện tập |
– Định nghĩa đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp | |
Ôn tập chương | |||
Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu.
Luyện tập |
– Nhắc lại lý thuyết và làm bài tập Luyện tập | – Nắm được hình cầu, công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu (các bài tập 32, 34, 36, 37 ) | |
Ôn tập chương V | |||
Ôn tập chung về đường tròn | |||
Ôn tập cuối năm |
3. Môn Lịch Sử
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm |
Chương: Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 |
||
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 | Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc
Giải thích được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì điểm gì mới so với lớp người đi trước. |
|
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời | Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926 – 1927 và hoạt động của Tân Việt Cách mạng Đảng | |
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản ra đời (Tiếp theo) | Giải thích được tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam | |
Bài 18. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời | Trình bày được hoàn cảnh ra đời và nội dung của hội nghị thành lập Đảng
Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Trình bày được ý nghĩa việc thành lập Đảng đối với CMVN và CMTG |
Trình bày được nội dung chính của Luận cương chính trị năm 1930
Trình bày được điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh đầu tiên và Luận cương chính trị (10/1930) |
Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935 | Trình bày được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh | Trình bày được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam |
Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 | Trình bày được chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 | Trình bày được tình hình thế giới và trong nước những năm 1936 – 1939 |
Chương: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945 |
||
Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 | Trình bày được tình hình thế giới và Đông Dương những năm 1939 – 1945
Trình bày được nội dung của Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11/1940) |
|
Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | Trình bày được hoàn cảnh Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)
Trình bày được chủ trương của Đảng tại Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần VIII tháng 5/1941 Trình bày được tác động của Mặt trận Việt Minh đối với cao trào kháng Nhật, cứu nước |
|
Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (tiếp theo) | Trình bày được diễn biến của cao trào “Kháng Nhật cứu nước” | |
Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Trình bày được diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám |
|
Chương: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến |
||
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946) | Trình bày được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: thuận lợi và khó khăn
Trình bày được những biện pháp của Đảng và chính phủ ta đã tiến hành để củng cố chính quyền cách mạng và giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính. |
|
Bài 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946) (tiếp theo) | Trình bày được những biện pháp, chủ trương của Đảng và chính phủ ta đã tiến hành để bảo vệ độc lập dân tộc trước Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp | |
Chương: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 | ||
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) | Trình bày được hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
Trình bày được nội dung đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh |
|
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950) (tiếp theo) | Trình bày được nội dung của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 phần ý nghĩa
Trình bày được nội dung của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, nhấn mạnh kết quả và ý nghĩa chiến dịch |
|
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950–1953) | Trình bày kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới | Trình bày được âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương khi bước vào thu – đông 1950
Trình bày diễn biến chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950 |
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950–1953) (tiếp theo) | Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần II của Đảng | Trình bày được hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu lần II của Đảng |
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954) | Trình bày được những sự kiện chính của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ | Trình bày được âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na-va (5/1953) và nội dung của kế hoạch quân sự Na-va |
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954) (tiếp theo) | Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Geneva
Trình bày được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp |
|
Kiểm tra 1 tiết | ||
Chương: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 |
||
Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) | Trình bày được tình hình nước ta sau Hiệp định Geneva | Trình bày được nội dung miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất |
Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) (tiếp theo) | Trình bày được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” | Trình bày được phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Geneva 1954 Trình bày được hoàn cảnh nổ ra phong trào Đồng khởi |
Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965) (tiếp theo) | Trình bày được những sự kiện tiêu biểu trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam (1961 – 1965) | Trình bày được nội dung đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1961 -1965) |
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) | Trình bày được những sự kiện tiêu biểu trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968) | Trình bày được những thành tích của miền Bắc trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất |
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) (tiếp theo) | Trình bày được những sự kiện tiêu biểu trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) | Giải thích được nguyên nhân Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại MB lần thứ hai Trình bày được những thắng lợi của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai |
Bài 29. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) (tiếp theo) | Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri | Trình bày được hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pa-ri |
Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975) | Trình bày được âm mưu mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri
Trình bày được nội dung Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 |
|
Bài 30. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975) (tiếp theo) | Trình bày được chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam
Trình bày những sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 qua 3 chiến dịch: Tây nguyên, Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh |
Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) |
Chương: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 |
||
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975 | Trình bày được chủ trương, biện pháp của Đảng để hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
Trình bày được ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước |
Trình bày được tình hình hai miền đất nước và nhiệm vụ cách mạng của nước ta năm đầu sau 1975 Trình bày được những biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa ở hai miền đất nước |
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH (Từ năm 1986 đến năm 2000) | Trình bày được nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới của Đảng đề ra từ đại hội VI
Trình bày được những thành tựu Việt Nam đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000), tập trung vào giai đoạn (1986 – 1990) |
Trình bày được hoàn cảnh đưa đến công cuộc đổi mới đất nước của Đảng và chính phủ |
Bài 34. Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 | Trình bày được các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay và nội dung của từng giai đoạn đó
Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam Trình bày được phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam |
|
Ôn tập | ||
Kiểm tra HK II |
4. Môn Văn Học
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới | Xác định được các vấn đề đặt ra trong văn bản
Sắp xếp và lập dàn ý các luận điểm nêu trong bài |
||
Các thành phần biệt lập (tt) | Nêu được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập | ||
Viết bài tập làm văn số 5 -nghị luận XH | Vận dụng kiến thức văn nghị luận viết bài văn nghị luận XH | ||
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí | Nêu được kiểu bài về nghị luận một tư tường, đạo li | ||
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích) | Phân tích cách lập luận của tác giả | ||
Liên kết câu và liên kết đoạn văn | Sử dụng được một số biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn | ||
Con cò | Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong văn bản
Đánh giá hiệu quả nghệ thuật trong văn bản |
||
Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) | Vận dụng kién thức về liên kết trong đoạn văn để làm bài tập | ||
Trả bài kiểm tra số 5 | Đánh giá và tự đánh giá bài viết số 5 | ||
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí | Viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí | ||
Mùa xuân nho nhỏ | Phân tích được cảm xúc của con người trước cảnh thiên nhiên, đất trời
Phân tích khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ Trình bày, đánh giá được hiệu quả nghệ thuật của bài thơ |
||
Viếng lăng Bác | Phân tích niềm xúc động và tấm lòng của nhà thơ khi viếng lăng Bác
Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của bài thơ |
||
Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) | Xác định được yêu cầu đối với một bài văn NL về một tác phẩm (đoạn trích) | ||
Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) | Biết cách xây dựng được một bài văn nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) | ||
Luyện tập làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) | Vận dụng kiến thức văn nghị luận viết bài văn nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích) | ||
Viết bài viết số 6 – nghị luận văn học | Viết bài văn nghị luận một tác phẩm văn học | ||
Sang thu | Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến đổi của đất trời khi sang thu
Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm |
||
Nói với con | Phân tích tình yêu quê hương và niêm tự hào dân tộc trong tác phẩm
Đánh giá nghệ thuật diễn tả trong bài thơ |
||
Nghĩa tường minh và hàm ý | Nêu dược khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý
Phân biệt 2 loại nghĩa Vận dụng làm bài tập |
||
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ | Xác định được yêu cầu đối với bài văn nghị luận một đoạn thơ,bài thơ | ||
Cách làm bài nghị luận vè một đoạn thơ, bài thơ | Biết cách xây dựng được một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ | ||
Mây và sóng | Phân tích hình ảnh mẹ và con từ đó đánh giá tình cảm mẹ – con được thể hiện trong tác phẩm | ||
Ôn tập về thơ | Nêu được các bài thơ, tác giả và đặc diểm từng bài thơ đã học | ||
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) | Xác định được điều kiện sử dụng hàm ý | Vận dụng kiến thức làm bài tập | |
Trả bài tập làm văn số 6 | Nhận xét, đánh giá bài viết | ||
Tổng kết phần văn bản nhật dụng | Neêu được nội dung, ý hnghĩa và cách tiếp cận văn bản nhật dụng đã học | ||
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) | Chuyển được từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng | ||
Viết bài tập làm văn số 7 | Vận dụng kiến thức viết bài văn nghị luận văn học | ||
Bến quê | Phân tích, đánh giá ý nghĩa cuộc đời mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm
Đánh giá hiệu quả nghệ thuật |
||
Ôn tập phần Tiếng Việt | Nêu và vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học | ||
Những ngôi sao xa xôi | Phân tích hình ảnh những người chiến sĩ trong tác phẩm
Đánh giá hiệu quả nghệ thuật miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện |
||
Trả bài làm văn số 7 | Nhận xét, đánh giá bài viết | ||
Biên bản | Xác định được mục đích, yêu cầu nội dung và cách viết biên bản
Vận dụng viết biên bản |
||
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang | Phân tích cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của Rô -bin -xơn | Xác định được bố cục văn bản
Phân tích diện mạo của Rô -bin -xơn |
|
Tổng kết về ngữ pháp | Nêu được các đơn vị kiến thức về từ loại và cụm từ Vận dụng kiến thức làm BT |
||
Tổng kết về ngữ pháp (Tt) | |||
Hợp đồng | Xác định được mục đích, yêu cầu và nội dung của hợp đồng.
Viết đuọc hợp đồng |
||
Con chó Bấc | Xác định được bố cục văn bản | Phân tích cách cư xử của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc | |
Ôn tập về truyện | Nêu được tên tác giả, tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
Xác định được cốt truyện, ý nghĩa truyện và đặc sắc nghệ thuật Xác định dược cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện |
||
Bắc Sơn (trích hồi bốn) | Phân tích xung đột, diễn biến kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích | ||
Tổng kết phần Văn học nước ngoài | – Xác định được giá trị của các tác phẩm VHNN và VHVN mang lại cho bản thân | ||
Tổng kết phần Văn học | |||
Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) | |||
Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) | Phân tích tình huống truyện từ đó đánh giá thông điệp và hiệu quả nghệ thuật của đoạn trích | ||
Chương trình địa phương (phần làm văn) | Nêu được mục đích, yêu cầu và cách viết biên bản Thực hành viết biên bản |
||
Chương trình địa phương (phần làm văn) |
5. Môn Địa Lí
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Chương: Sự phân hóa lãnh thổ |
|||
Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ | – Xác định được các điều kiện để phát triển kinh tế biển ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
– So sánh được sự khác nhau trong phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Cả bài . |
||
Bài 28. Vùng Tây Nguyên | – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nêu được ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên.
– Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên. |
||
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) | – Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế ở Tây Nguyên.
– Xác định được các trung tâm kinh tế lớn của vùng Tây Nguyên và chức năng của từng trung tâm. |
||
Bài 30. Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên | – So sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. | ||
Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ | – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và nêu được ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam Bộ. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam Bộ. – Trình bày được tình hình phát triển của các ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ. – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. |
||
Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) | |||
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) | |||
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bảng số liệu | – Phân tích được một số ngành công nghiệp trong điểm ở Đông Nam Bộ. | ||
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nêu được ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. |
||
Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) | – Trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. – Nêu được các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. |
||
Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long | – Vẽ và phân tích được biểu đồ về sự phát triển ngành thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long. | ||
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo | – Biết được tên, vị trí của các đảo và một số quần đảo quan trọng trên bản đồ. – Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo; khai thác và chế niến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển. – Trình bày được thực trạng tài nguyên, môi trường biển – đảo và đề xuất được các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo. |
||
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp theo) | |||
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí | – Đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. – Nhận xét được tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta. |
||
Chương: Địa lí địa phương |
|||
Bài 41. Địa lí tỉnh (thành phố) | – Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đơn vị hành chính và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. – Trình bày được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương. |
||
Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) | – Trình bày được đặc điểm dân cư, lao động và đánh giá được thuận lợi và khó khăn của nó đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. | ||
Bài 43. Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo) | – Trình bày được đặc điểm kinh tế chung của địa phương. – Phân tích được thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. – Trình bày được tình trạng suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên hiệu quả. – Xác định được các bước tiến hành phương pháp học tập dự án, viết báo cáo về địa lí địa phương. |
||
6. Môn Giáo Dục Công Dân
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | – Nêu được khái niệm hôn nhân | – Trình bày được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. | |
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ( Tiếp theo) | – Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
– Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. |
||
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế | – Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh.
– Nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. – Nêu được thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước . – Nêu được nghĩa vụ đóng thuế của công dân. |
||
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | – Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
– Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. |
– Nêu được khái niệm lao động. | |
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ( Tiếp theo) | – Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. | – Biết được quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. | |
Kiểm tra | |||
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân | – Kể được các loại vi phạm pháp luật. | – Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật. | |
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân ( Tiếp theo) | – Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí
– Kể được các loại trách nhiệm pháp lí |
– Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các loại trách nhiệm pháp lí . không yêu cầu học sinh phân biệt và lấy ví dụ về các loại trách nhiệm pháp lí | |
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân | Cả bài | ||
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân ( Tiếp theo) | Cả bài | ||
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc | – Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Nêu được một số quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. |
||
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật | – Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật
– Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật – Hiểu được ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật – Hiểu được trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. |
||
Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương và các nội dung đã học | |||
Ôn tập học kì II | |||
Kiểm tra học kì II |
7. Môn Vật Lí
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Bài 33. Dòng điện xoay chiều | – Nêu được về chiều của dòng điện xoay chiều, cách tạo ra dòng điện xoay chiều | – Mục III. Vận dụng | |
Bài 34. Máy phát điện xoay chiều | – Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.
– Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng – Nêu được đặc tính và cách làm quay máy phát điện |
– Mục II. Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật | |
Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều | – Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
– Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. – Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. – Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều. |
||
Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa | – Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.
– Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. |
||
Bài 37. Máy biến thế | – Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến thế.
– Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. |
– Mục II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế.
– Mục III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. |
|
Bài 39. Tổng kết chương II: Điện từ học | – Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng xoay chiều, máy phát điện, máy biến thế. | ||
Bài 40. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng | – Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. | ||
Bài 41. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ | – Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. | ||
Bài 42. Thấu kính hội tụ | – Nhận biết được thấu kính hội tụ.
– Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì. – Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. – Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. |
||
Bài 43. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ | – Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
– Biết được cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. – Biết cách áp dụng tính chất tam giác đồng dạng giải một số bài tập đơn giản liên quan đến thấu kính. |
||
Bài 44. Thấu kính phân kì | – Nhận biết được thấu kính phân kì
– Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì |
– Thí nghiệm với thấu kính phân kì
– Mục III. Vận dụng |
|
Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì | – Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.
– Biết cách áp dụng tính chất tam giác đồng dạng giải một số bài tập đơn giản liên quan đến thấu kính. |
||
Bài 46. Thực hành. Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ | Cả bài | ||
Kiểm tra giữa kì II | |||
Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh | – Nêu được cấu tạo của máy ảnh.
– Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. – Vẽ và nhận xét được tính chất ảnh của một vật qua máy ảnh. |
||
Bài 48. Mắt | – Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
– Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. – Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. |
||
Bài 49. Mắt cận và mắt lão | – Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa.
– Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa. |
– Mục III. Vận dụng. | |
Bài 50. Kính lúp | – Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ.
– Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. |
– Mục II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp.
– Mục III. Vận dụng. |
|
Bài 51. Bài tập quang hình học | – Vận dụng các công thức giải các bài về quang hình học. | ||
Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu | – Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu.
– Nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu. |
||
Bài 53. Sự phân tích ánh sáng trắng | – Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu bằng lăng kinh và bằng đĩa CD. | ||
Bài 54. Sự trộn các ánh sáng màu | – Nhận biết được rằng, khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng. | ||
Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu | – Nhận biết được rằng, vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. | ||
Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng | – Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này.
– Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng sinh học của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong tác dụng này. |
||
Bài 57. Thực hành. Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD | Cả bài | ||
Bài 58. Tổng kết chương III: Quang học | Cả bài | ||
Bài 59. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng | – Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.
– Kể tên được những dạng năng lượng đã học. – Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. |
||
Bài 60. Định luật bảo toàn năng lượng | – Nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng, phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
– Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. |
||
Bài 61. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thuỷ điện | – Nêu được vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất, ưu điểm của việc sử dụng điện năng so với các dạng năng lượng khác.
– Chỉ ra được các bộ phận chính trong nhà máy Thủy điện và Nhiệt điện. – Chỉ ra các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy Thủy điện và Nhiệt điện. |
||
Bài 62. Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân | – Nêu ra các bộ phận chính của một máy phát điện gió, pin mặt trời, nhà máy điện nguyên tử.
– Chỉ ra được sự biến đổi năng lượng trong các bộ phận chính của các máy trên. – Nêu được ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất và sử dụng điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân. |
||
Ôn tập học kỳ II | |||
Kiểm tra học kỳ II |
8. Môn Hóa Học
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Chương 3 |
|||
Axit cacbonic và muối cacbonat | Cả bài | ||
Silic – Công nghiệp silicat | Cả bài | ||
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học | Cả bài | ||
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp theo) | Cả bài | ||
Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Cả bài | ||
Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng. | cả bài | ||
Chương 4 |
|||
Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ | Cả bài | ||
Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ | Cả bài | ||
Metan | Cả bài | ||
Etilen | Cả bài | ||
Axetilen | Cả bài | ||
Benzen | |||
Dầu mỏ và khí thiên nhiên | – Trình bày được từ dầu mỏ và khí thiên nhiên người ta tách ra được những sản phẩm nào và chúng có những ứng dụng gì | – Nội dung: Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam | |
Nhiên liệu | Cả bài | ||
Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon, nhiên liệu | – Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng của metan, etilen; phần nội dung bài Dầu mỏ, Khí thiên nhiên, Nhiên liệu | – Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng của axetilen, benzen và làm bài tập 1,3 | |
Thực hành: Tính chất của hiđrocacbon | Cả bài | ||
Kiểm tra 1 tiết | |||
Chương 5 |
|||
Rượu etylic | Cả bài | ||
Axit axetic (T1) | Cả bài | ||
Axit axetic (T2) | Cả bài | ||
Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic. | Cả bài | ||
Chất béo | Cả bài | ||
Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo | Cả bài | ||
Thực hành: Tính chất của rượu và axit. | |||
Kiểm tra 1 tiết | |||
Glucozơ | Cả bài | ||
Saccarozơ | Cả bài | ||
Tinh bột và xenlulozơ | Cả bài | ||
Protein | Cả bài | ||
Polime | Cả bài | ||
Thực hành: tính chất của gluxit | |||
Ôn tập cuối năm | – Trình bày được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, công thức cấu tạo, các phản ứng quan trọng, ứng dụng của metan, etilen, rượu etylic, axit axetic | – Bài tập: 1b, 2, 4 (Phần I. Mục II) và 1a, 5, 5a, 7 (Phần II. Mục II) | – Trình bày được công thức cấu tạo, các phản ứng quan trọng, ứng dụng của axetilen, benzen |
9. Môn Sinh Học
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần | – Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống.
– Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. – Giải thích được sự thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. |
||
Ưu thế lai | – Phát biểu được khái niệm ưu thế lai; giải thích được cơ sở khoa học của hiện tượng ưu thế lai; nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. | – Nêu được các thành tựu tạo giống ưu thế lai ở Việt Nam | |
Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống. Các phương pháp chọn lọc
(Đọc thêm) |
– Giải thích được tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
– So sánh được phương pháp sử dụng các cá thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật. – Nêu được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu điểm và nhược điểm so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp đối với đối tượng nào. – Phân biệt được các phương pháp chọn lọc về cách tiến hành, phạm vi ứng dụng và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. – Nêu được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. Cả bài |
||
Thực hành – Tập dượt thao tác giao phấn | Thực hiện được các thao tác ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn | ||
Thực hành – Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. | – Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống vật nuôi | ||
Thực hành – Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. | – Thu thập được tư liệu về thành tựu chọn giống cây trồng | ||
Môi trường và các nhân tố sinh thái | – Phát biểu được khái niệm môi trường sống,
– Liệt kê được các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó, – Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái. – Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái. – Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. |
||
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật | – Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sinh vật.
– Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với điều kiện ánh sáng khác nhau. – Nêu được ví dụ về một số nhóm sinh vật thích nghi của sinh vật với điều kiện ánh sáng khác nhau. – Giải thích được một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật. |
||
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật | – Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến sinh vật.
– Phân biệt được đặc điểm của sinh vật ở vùng lạnh và vùng nóng. – Nêu được ví dụ về sinh vật biến nhiệt, hằng nhiệt, ưa ẩm, chịu hạn. |
||
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật | – Trình bày được khái niệm là nhân tố sinh vật, đặc điểm và ý nghĩa những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài.
– Nêu được ví dụ về những mối quan hệ cùng loài và khác loài. |
||
Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật | – Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. | ||
Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật | |||
Quần thể sinh vật | – Trình bày được khái niệm quần thể sinh vật, nêu được ví dụ về quần thế sinh vật, liệt kê được một số đặc trưng của quần thể. | – Phân tích được đặc điểm các đặc trưng cơ bản của quần thể | |
Quần thể người | – So sánh được các đặc điểm của quần thể người và quần thể sinh vật khác | – Trình bày được đặc trưng về thành phần nhóm tuổi ở mỗi quần thể người | |
Quần xã sinh vật | – Trình bày được khái niệm quần xã.
– Phân biệt được quần xã và quần thể. – Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã và cho được ví dụ . – Phân tích được các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học. |
||
Hệ sinh thái | – Xác định được yếu tố cấu thành hệ sinh thái, nêu được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, cho được ví dụ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn | – Phân tích được chu trình tuần hoàn trong hệ sinh thái, hậu quả khi thiếu hụt một yếu tố nào đó trong hệ sinh thái | |
Kiểm tra 1 tiết | |||
Thực hành – Hệ sinh thái | – Nêu được các thành phần của hệ sinh thái ở nơi khảo sát. – Xây dựng được những chuỗi thức ăn đơn giản ở nơi khảo sát. | ||
Thực hành – Hệ sinh thái | |||
Tác động của con người đối với môi trường | – Trình bày được những ảnh hưởng của con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn, các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, từ đó hình thành được ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường | ||
Ô nhiễm môi trường | – Nêu được khái niệm “ô nhiễm môi trường.
– Phân tích được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm môi trường. |
||
Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) | – Trình bày được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường | ||
Thực hành :Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương | – Nêu được những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái tại địa phương. – Giải thích được một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương. – Đưa ra được các biện pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường ở địa phương. |
||
Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương | |||
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên | – Nêu được khái niệm tài nguyên thiên nhiên, liệt kê được được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên; trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng; các biện pháp bảo vệ thiên nhiên; liệt kê được các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước; trình bày được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển; đề xuất được các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển; nêu được sự cần thiết ban hành luật | – Phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên; giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã; nêu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường | |
Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã | |||
Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái | |||
Luật Bảo vệ môi trường | |||
Thực hành – Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường | – Vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương. | ||
Ôn tập cuối học kì II | |||
Ôn tập cuối học kì II | |||
Kiểm tra học kì II |
10. Môn Tiếng Anh
Tên Bài Học | Nội Dung Học Kĩ | Nội Dung Tự Học/Tự Làm | Nội Dung Khuyến Khích Tìm Hiểu |
Unit 7: Recipes and Eating Habits |
|||
Vocabulary: Different dishes | Nắm được từ vựng nói về các món ăn khác nhau | ||
Vocabulary: Ways of preparing foods and cooking | Nắm được các cách chuẩn bị thức ăn và công thức nấu nướng | ||
Pronunciation: Tones in statements used as questions | Nắm được ngữ điệu giọng nói trong câu phát biểu dưới ý là một câu hỏi | ||
Grammar: Quantifiers – review a, an, some, any | Ôn tập từ chỉ số lượng – a, an, some, any – | ||
Grammar: Food quantifiers | Nắm được điểm ngữ pháp từ chỉ số lượng khi dùng với thực phẩm | ||
Grammar: Modal verbs in conditional sentences type 1 | Nắm được điểm ngữ pháp động từ khiếm khyết trong câu điều kiện loại 1 | ||
Communication: Discussing a recipe for a dish | Luyện nghe, nói về công thức cho một món ăn | ||
Unit 8:Tourism |
|||
Vocabulary: Tourism | Nắm được các từ vựng về du lịch | ||
Vocabulary: Compound nouns | Nắm được các danh từ ghép | ||
Pronunciation: Tones in asking for information | Biết được ngữ điệu của giọng khi hỏi về thông tin gì đó | ||
Grammar: Articles – A, an, the, and zero article | Nắm được điểm ngữ pháp sử dụng mạo từ a, an, the và không mạo từ | ||
Communication: Discussing a place/country you would like to visit on holidy | Luyện nghe, nói về một địa điểm/đất nước bạn muốn đến thăm vào kỳ nghỉ | ||
Unit 9: English in the World |
|||
Vocabulary: Languages & Language use and learning | Nắm được các từ vựng liên quan đến ngôn ngữ | ||
Pronunciation: Tones in new and known information | Biết được ngữ điệu giọng nói trong việc diễn tả thông tin mới và thông tin đã biết | ||
Grammar: Conditional sentences type 2 – review | Ôn tập lại câu điều kiện loại 2 | ||
Grammar: Relative clauses | Nắm được điểm ngữ pháp mệnh đề quan hệ | ||
Communication: Interviewing to build up an English learner profile | Nắm được cách xây dựng một hồ sơ người học tiếng Anh | ||
Unit 10: Space Travel |
|||
Vocabulary: Astronomy and space travel 1 & 2 | Nắm được các từ vựng về thiên văn học và không gian 1 & 2 | ||
Pronunciation: Continuing or finishing tones | Biết được cách lên xuống giọng khi nói về một việc chưa kết thúc và đã kết thúc | ||
Grammar: Past simple and past perfect – review | Ôn tập lại thì hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành | ||
Grammar: Defining relative clauses | Nắm được điểm ngữ pháp về mệnh đề quan hệ xác định | ||
Communication: Talking about life on a space station | Luyện nghe, nói về cuộc sống trong không gian | ||
Unit 11: Changing Roles in Society |
|||
Vocabulary: Changing roles in society | Nắm được các từ vựng về thay đổi vai trò trong xã hội | ||
Pronunciation: Agreeing and disagreeing tones | Biết được ngữ điệu giọng nói đồng ý và không đồng ý về việc gì đó | ||
Grammar: Future passive – review | Ôn tập lại thể bị động thì tương lai | ||
Grammar: Non-defining relative clause | Nắm được điểm ngữ pháp mệnh đề quan hệ không xác định | ||
Communication: Describing changing roles of schools | Luyên nghe, nói về sự thay đổi vai trò trong trường học | ||
Ôn tập | |||
Kiểm tra |
Trên đây là nội dung chi tiết về những bài cần học kĩ, những bài cần tự học/tự làm và những bài chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy rằng việc tự học tại nhà sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc năm chắc kiến thức cần thiết, nhưng Kiến Guru hi vọng rằng với những nội dung phân bổ bài học một cách rất chi tiết như trên thì các em học sinh sẽ nắm được những nội dung trọng tâm để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học và Cao đẳng sắp diễn ra.
Bên cạnh đó, Kiến Guru vẫn là ứng dụng học tập không thể thiếu để giúp các em học sinh nắm chắc bài học, đặc biệt trên Kiến Guru đang có gói Ôn thi THCS với hàng ngàn đề thi và bài giải chi tiết để các em có sự trải nghiệm và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh.
Chúc các em thành công!
Xem thêm:
Nôi dung tinh giản chi tiết tất cả môn học lớp 12