Nhận Định Đề Tham Khảo Thi Tốt Nghiệp THPT 2020

 

Ngày 7/5/2020, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã công bố để tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020 để các em học sinh sắp thi tốt nghiệp có thêm tài liệu đề tham khảo. Để giúp các em có định hướng tốt hơn, thầy cô của Kiến Guru đã có bài nhận định đề tham khảo thi tốt nghiệp 2020 bao gồm các nội dung:

– Phân tích ma trận, nhận định đề thi.

– So sánh với đề tham khảo cũ

– Lời khuyên liên quan đến chiến lược học tập và ôn thi hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.

Sau đây là nhận định chi tiết về từng môn

Nhận định về Môn Toán

1. Phân tích ma trận, nhận định đề thi:

+ Chủ đề: không có thay đổi so với đề chính thức năm 2019 và đề tham khảo tháng 4. Trong đó có 7 chủ đề ở lớp 12 và 2 chủ đề ở lớp 11.

+ Mức độ: Có sự thay đổi rất nhiều, tập trung phần lớn các câu nằm ở mức độ nhận biết (22 câu) và thông hiểu (16 câu), giảm rất nhiều các mức độ vận dụng thấp (7 câu) và vận dụng cao (5 câu). Năm 2019 có tổng là 20 câu ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao nhưng với đề tham khảo năm nay chỉ có 12 câu. Nó hoàn toàn phù hợp với nội dung tinh giản mà bộ đã đưa ra vào tháng 3 năm 2020. mức độ đề trên hoàn toàn phù hợp với kì thi tốt nghiệp năm 2020. Vì với đề thi tốt nghiệp thì đánh giá các em đủ điểm tốt nghiệp là 5 điểm, khác so với năm 2019 là đề thi nhằm phục vụ 2 mục đích là tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Với đề tham khảo có tổng số 38 câu ở 2 mức độ nhận biết và thông hiểu đồng nghĩa với việc học sinh trung bình có thể đạt được mức điểm 7 để đậu tốt nghiệp và căn cứ vào kết quả trên các trường đại học có thể thực hiện tuyển sinh. Thế thì, 38 câu này chủ yếu nằm ở các nội dung học kì 1, các em dễ dàng đạt được các câu này. 12 câu ở các mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao nằm rải rác ở các chủ đề nhằm phân loại học sinh, tuy nhiên chỉ chiếm mức điểm từ 2 đến 2.4 do đó độ phân hóa không cao. Do đó các trường ở top trên sẽ tổ chức riêng kì thi năng lực để có thể tuyển các em học sinh phù hợp với trường của mình.

Cách đây 2 năm, Bộ đã ra thông báo sẽ xuất hiện một số chuyên đề ở lớp 10, tuy nhiên trước tình hình thực tế là phải nghỉ học nhiều tháng bộ không đưa vào các chuyên đề ở lớp 10 mà chỉ có 2 chuyên đề ở lớp 11 là đại số tổ hợp và quan hệ vuông góc với 5 câu như năm 2019 tuy nhiên không có các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao mà chỉ có 2 câu ở mức độ vận dụng thấp rơi vào 2 chủ đề là: Xác suất (học kì 1 lớp 11) và Khoảng cách (học kì 2 lớp 11).

2. Nhận định chung:

Tóm lại việc các em đạt được 5 điểm để tốt nghiệp là rất dễ dàng, phổ điểm tập trung ở các mức điểm là 6 và 7. 5 câu hỏi ở mức độ vận dụng cao thật sự rất khó nhưng chỉ chiếm 1 điểm nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh.

Qua đây có thể thấy các em học sinh có thể an tâm học tốt các bài học của giáo viên theo tinh thần tinh giản của bộ. Các em cần học thêm trên các trang học trực tuyến để rèn luyện thêm và ôn tập các kiến thức trong thời gian nghỉ. Có thể nhắc đến đó là ứng dụng học tập Kiến Guru, ứng dụng cung cấp cho các em một nên tảng giáo dục toàn diện từ các videos học tập cho đến các câu hỏi ôn tập hay các đề tham khảo với nhiều mức độ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, các em có thể xem lại tóm tắt bài học qua các infographic.

3. Chiến lược ôn tập:

+ Bám sát chủ đề trong đề thi minh họa.

+ Học và làm kĩ các nội dung bài học và bài tập trong sách giáo khoa.

Nhận định về môn Ngữ Văn

1. Phân tích ma trận, nhận định đề thi:

+ Các đơn vị kiến thức và kĩ năng được kiểm tra nằm trong khung nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng tinh giản của Bộ GD.

+ Cấu trúc đề và cơ cấu điểm không thay đổi so với đề các năm trước:

+ Về yêu cầu đánh giá: Không đổi

+ Phần Đọc hiểu có ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Nội dung phần ngữ liệu mang tính định hướng giáo dục, phát triển bản thân. (3 điểm)

+ Ở phần nghị luận xã hội (2 điểm), với yêu cầu quen thuộc là viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một vấn đề có liên hệ với nội dung trong phần đọc hiểu. Kiểu dạng câu hỏi này không có gì khác biệt so với những năm gần đây.

+ Câu nghị luận văn học nêu yêu cầu rất cơ bản: viết bài văn về một vấn đề trong tác phẩm thơ đã được học trong chương trình Ngữ Văn 12: Tây Tiến. Đề trích đoạn thơ đầu tiên của bài thơ, yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh của người lính được thể hiện trong đoạn trích. Phần nội dung này cũng có thể được xem là phần trọng tâm trong chương trình học lớp 12 – Học kỳ I, không nằm ngoài nội dung tinh giản. Đây là đơn vị kiến thức nhỏ, phù hợp với dung lượng một bài văn 5 điểm, phù hợp với khung thời gian 120 phút của đề thi. Dạng đề cảm nhận một đoạn trích trong tác phẩm cũng đã rất quen thuộc đối với học sinh nhiều năm gần đây

2. So sánh:

về mặt cấu trúc và yêu cầu đánh giá thì đề lần này không có sự khác biệt so với đề tham khảo của kì thi THPT Quốc gia được đưa ra gần đây.

==> Nhìn chung, nếu thi Ngữ Văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 bám sát với đề tham khảo thì học sinh sẽ có rất nhiều thuận lợi, khi yêu cầu đều nằm ở tầm cơ bản và những kiến thức, kĩ năng này đều không mới, đều được ôn luyện.

3. Chiến lược học và ôn thi:

+ Bám sát vào Thông tư 22 năm 2016 của Bộ GD và ĐT.

+ Ôn kỹ về kiến thức thuộc chương trình Ngữ văn 12.

+ Nếu muốn đạt điểm cao, không bỏ qua phần tinh giản -> Liên hệ, so sánh, mở rộng vấn đề.

+ Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, xác định phạm vi tư liệu.

+ Nắm vững thơ, dẫn chứng văn xuôi.

Nhân định về môn Tiếng Anh

1. Phân tích ma trận, nhận định đề thi, so sánh với đề tham khảo lần 1:

– Về nội dung đề: Cũng như đề tham khảo lần 1, các kiến thức được kiểm tra trong đề tham khảo lần 2 nằm rải rác từ học kỳ I đến học kỳ II của chương trình lớp 12: phát âm đuôi “”-s””, nguyên âm, trọng âm của từ 2 và 3 âm tiết, câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì của động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ.

– Về ma trận đề: vẫn giữ nguyên cấu trúc như đề tham khào lần 1: Đề thi gồm 5 phần lớn: Ngữ âm (gồm phát âm và trọng âm), Ngữ pháp và từ vựng (gồm ngữ pháp, từ vựng, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm lỗi sai), Chức năng giao tiếp, Kỹ năng đọc (gồm 1 đoạn điền từ và 2 đoạn đọc hiểu), Kỹ năng viết (gồm dạng bài Tìm câu có nghĩa gần nhất và Nối  2 câu thành 1). Tuy nhiên, về số lượng câu hỏi phân bổ cho các dạng bài có sự thay đổi: tăng thêm 1 câu phần Ngữ pháp và từ vựng (hoàn thành câu bằng một mạo từ), giảm 1 câu suy luận trong bài đọc hiểu thứ hai

– Về độ khó: 70% là câu hỏi nhận biết và thông hiểu, 30% là câu hỏi vận dụng và vận dụng cao.

+ Các câu hỏi nhận biết và thông hiểu có độ khó tương đương với đề tham khảo lần 1, thuộc các chuyên đề: ngữ âm: phát âm đuôi “”-s””, nguyên âm, trọng âm với từ hai và ba âm tiết; câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ, loại từ; phrasal verb, word choice, từ đồng nghĩa – trái nghĩa; Câu giao tiếp; Tìm lỗi sai.

+ Giảm số câu nhóm vận dụng và vận dụng cao: thay 1 câu suy luận của bài đọc hiểu số 2 (vận dụng cao) bằng một câu hỏi ngữ pháp dễ.

—> đề tham khảo lần 2 dễ hơn một chút và độ phân hóa học sinh giảm một chút so với đề thi thật các năm trước và so với đề tham khảo lần 1.

2. Lời khuyên về chiến lược học tập:

– Học sinh không khó đạt được điểm 7 nếu học chắc và thường xuyên ôn tập các kiến thức trong chương trình học.

– Học sinh cần luyện tập thêm phần đọc hiểu, nâng cao vốn từ nếu muốn đạt từ điểm 8 trở lên.

Nhận định về môn Vật Lý

1. Nhận định đề thi và so sánh với đề tham khảo lần 1
1.1. Cấu trúc đề thi
– Về cơ bản không thay đổi nhiều so với lần 1: Vẫn gồm các nội dung (Lớp 11 và Lớp 12) và 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
– Có khoảng 80% câu hỏi thuộc nội dung kiến thức cơ bản (mức nhận biết và thông hiểu), 10% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao.
– Có thay đổi về số lượng câu hỏi ở các mức độ.
1.2. Nội dung đề thi
– Nội dung kiến thức “dễ chịu” hơn so với lần 1
– Giảm số câu hỏi thiên về tính toán, chủ yếu là kiến thức lí thuyết cơ bản (chiếm 70-80%)
2. Chiến lược ôn tập
– Tập trung ôn chắc kiến thức cơ bản (có thể đạt 8 điểm)
– Với HS ôn thi môn Vật Lí để dùng cho tốt nghiệp tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện kiến thức cơ bản và hệ thống hóa cho dễ học.
– Với HS có mục tiêu điểm 9,10:
+ Không bỏ qua những phần “tinh giản” và “hướng dẫn tự học” mà cần hệ thống để có kiến thức nền tổng thể, thấy được sự logic của mạch kiến thức để có tư duy bao quát, phản biện giúp dễ xử lí các câu hỏi suy luận, vận dụng.
+ Cần luyện thêm các bài tập, lý thuyết ở mức vận dụng, vận dụng cao để có kĩ năng nhận dạng loại nội dung kiến thức và kĩ thuật giải nhanh. Trong quá trình học cố gắng liên hệ với thực tiễn để dễ ghi nhớ kiến thức và hiểu sâu.

Nhận định về môn Hóa Học

1. Nhận định đề thi và so sánh với đề tham khảo lần 1
1.1. Cấu trúc đề thi
– Về cơ bản không thay đổi nhiều so với lần 1: Vẫn gồm các nội dung thuộc chương trình
lớp 11 và lớp 12 và 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
– Có khoảng 80% câu hỏi thuộc nội dung kiến thức cơ bản (mức nhận biết và thông hiểu), 10% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao.
– Có thay đổi về số lượng câu hỏi ở các mức độ: tăng mức độ nhận biết, giảm mức độ vận dụng
1.2. Nội dung đề thi
– Nội dung kiến thức “nhẹ nhàng” hơn so với lần 1
– Số câu hỏi lí thuyết tăng 26 lên 30, số câu hỏi bài tập giảm từ 14 về 10.
– Tăng câu hỏi nội dung Lớp 11, giảm câu hỏi phần ancol, phenol, axit cacboxylic.
– Các câu hỏi vận dụng cao vẫn tập trung ở phần kì 1 lớp 12 ở các chương Este – lipit, Amin – Amino axit – protein.
2. Chiến lược ôn tập
– Tập trung ôn chắc kiến thức cơ bản (có thể đạt 8 điểm)
– Với HS ôn thi môn Hoá để dùng cho tốt nghiệp tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện kiến thức cơ bản và hệ thống hóa cho dễ học.
– Với HS có mục tiêu điểm 9,10:
+ Không bỏ qua những phần “tinh giản” và “hướng dẫn tự học” mà cần hệ thống để có kiến thức nền tổng thể.
+ Cần luyện thêm các bài tập, lý thuyết ở mức vận dụng, vận dụng cao để có kĩ năng nhận dạng loại nội dung kiến thức và kĩ thuật giải nhanh.

Nhận định về môn Sinh Học

1. Nhận định đề thi và so sánh với đề tham khảo lần 1

1.1. Cấu trúc đề thi

– Về cơ bản không thay đổi nhiều so với lần 1: Vẫn gồm 8 nội dung (Lớp 11 và Lớp 12) và 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

– Có khoảng 80% câu hỏi thuộc nội dung kiến thức cơ bản (mức nhận biết và thông hiểu), 10% câu hỏi mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức vận dụng cao.

– Có thay đổi về số lượng câu hỏi ở các mức độ: tăng mức độ thông hiểu, giảm mức độ vận dụng

1.2. Nội dung đề thi

– Nội dung kiến thức “”nhẹ nhàng”” hơn so với lần 1

– Giảm số câu hỏi thiên về tính toán, chủ yếu là kiến thức lí thuyết cơ bản (chiếm 70-80%)

– Tăng câu hỏi nội dung Lớp 11, giảm câu hỏi phần Sinh thái học

2. Chiến lược ôn tập

– Tập trung ôn chắc kiến thức cơ bản (có thể đạt 8 điểm)

– Với HS ôn thi môn Sinh để dùng cho tốt nghiệp tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện kiến thức cơ bản và hệ thống hóa cho dễ học.

– Với HS có mục tiêu điểm 9,10:

+ Không bỏ qua những phần “tinh giản” và “hướng dẫn tự học” mà cần hệ thống để có kiến thức nền tổng thể, thấy được sự logic của mạch kiến thức để có tư duy bao quát, phản biện giúp dễ xử lí các câu hỏi suy luận, vận dụng.

+ Cần luyện thêm các bài tập, lý thuyết ở mức vận dụng, vận dụng cao để có kĩ năng nhận dạng loại nội dung kiến thức và kĩ thuật giải nhanh. Trong quá trình học cố gắng liên hệ với thực tiễn để dễ ghi nhớ kiến thức và hiểu sâu.

Nhận định về môn Lịch Sử

1. Phân tích ma trận:

1.1 Khối lớp: Kiến thức chủ yếu tập trung ở lớp 12- 38 câu (95%), lớp 11- 2 câu (5%)- LSVN 2 câu.

Ở Khối 12:

-Phần LSVN 29 câu (72,5%) trong đó giai đoạn LSVN 1919-1954 (có 20 câu)

+ 7 câu- Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930

+ 7 câu- Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945

+ 6 câu- Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954

+ 5 câu- Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975

+ 2 câu- Lịch sử Việt Nam 1975 – 2000

-Phần Lịch sử thế giới có 11 câu (27,5 %) cụ thể có:

+ 3 câu- ở chuyên đề Các nước tư bản sau CTTGII (1945 -1991)

+ 1 câu- Sự phát triển của phe XHCN (1945 – 1991) trong đối sánh với LSVN (1945 – 1991)

+ 4 câu- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ ba trong thời kì chiến tranh lạnh

+ 3 câu- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG II. Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

Ở Khối lớp 11: có  2 câu (5%)- LSVN tập trung ở giai đoạn- Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918

1.2 Về cấp độ:

+ ở mức nhận biết có 25 câu (65%)

+Ở mức thông hiểu có 9 câu (25%)

+ Ở mức vận dụng thấp có 5 câu (10%)

2. Nhận định đề thi.

Nhìn tổng thể thì đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020 của bộ lần này dễ thở hơn, câu hỏi chủ yếu ở dạng nhận biết và thông hiểu, chỉ có khoảng 6 câu là vận dụng thấp

Đề lần này không khó, được nhận định ở mức trung bình khá. HS có thể làm được 6-7 điểm nếu như các em ôn tập kĩ

Nội dung kiến thức được rải đều ở tất cả các bài trong chương trình tinh giản lịch sử 12 (mỗi bài có 1 câu)

3. So sánh với đề tham khảo cũ

So với đề minh họa tháng 4 thì mức độ nhận biết tăng (từ 35% lên 65%), thông hiểu (giảm từ 35% xuống còn 25%), vận dụng thấp giảm từ 20% xuống 10%), không có vận dụng cao

4. Lời khuyên liên quan đến chiến lược học tập và ôn thi hiệu quả trong bối cảnh hiện nay

4.1 Lời khuyên:

– Cần hệ thống hóa kiến thức lịch sử bằng các bảng tổng kết, so sánh (như các thầy/cô của Kiến vẫn hay làm) để giúp các em dễ ghi nhớ kiến thức.

– Giành thời gian làm thử đề mẫu để nắm vững được cách ra đề (phần này các thầy/cô Kiến cũng đã phân tích đề giúp các em).

– Chỉ ghi nhớ key word của các nội dung đúng vì với trắc nghiệm là sự lựa chọn chứ không phải các em phải viết trình bày.

– Với các câu về diễn biến các trận đánh, nên có bảng chia giai đoạn theo timeline, nhớ tên các giai đoạn, và kết quả chính (các em xem lại những bài ôn của các thầy/cô Kiến sẽ thấy ngay).

– Mỗi giai đoạn lịch sử trong nội dung được giữ lại, các em nên tìm đọc thêm một câu chuyện lịch sử bên ngoài về nhân vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử để nhớ được thêm nội dung chính.

+ Cần hệ thống kiến thức lịch sử thế giới (1945-2000) theo hàng dọc (Lịch sử phát triển của từng nước) và theo hàng ngang (so sánh giữa các nước với nhau)

+ Đối với LSVN, chú ý keyword trong từng bài để hiểu sự kiện đó cụ thể (Biết mốc thời gian sự kiện, nhớ nhân vật liên quan đến sự kiện, nội dung sự kiện, ảnh hưởng của sự kiện đối với thế giới và Việt Nam, chú ý bối cảnh lịch sử của sự kiện

4.2 Chiến lược ôn hiệu quả:

+ Tập trung nội dung lớp 12 đã tinh giản ở  chuyên đề Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954

Nhận định về môn Địa Lý

1. Nhận định đề thi:

– Ma trận đề có sự thay đổi ở chỗ:

+ Không có phần kiến thức Địa lí 11;

+ Tăng số lượng câu Atlat từ 12 câu lên 14 câu.

+ Số lượng câu hỏi khó (mức độ vận dụng cao) tập trung vào chủ đề địa lí tự nhiên Việt Nam (cụ thể là bài 8, 9, 10, 11 và 12).

– Có câu rất dễ để đảm bảo HS vượt qua tốt nghiệp trong hoàn cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, cũng sẽ có câu rất khó để đảm bảo việc phân hóa HS và có thể sử dụng kết quả của kì thi TN cho tuyển sinh đại học.

– Các chủ đề ôn luyện chính hầu như không thay đổi.

2. Chiến lược học tập:

– Sử dụng triệt để Atlat Địa lí Việt Nam.

– Các chủ đề cần tập trung ôn luyện (Địa lí lớp 12, không có Địa lí lớp 11).

+ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Địa lí dân cư.

+ Địa lí các ngành kinh tế.

+ Địa lí vùng kinh tế.

– Tập trung ôn luyện kĩ năng địa lí khác: bảng số liệu và biểu đồ (chủ yếu là nhận xét biểu đồ).

Nhận định về môn GDCD

1. Nhận định đề thi:

– Ma trận đề thi tham khảo về cơ bản không có sự thay đổi về tỉ lệ các cấp độ trong đề thi. Cụ thể:

+ Mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm 75% đề thi với 30 câu hỏi ( 15 câu nhận biết, 15 câu thông hiểu)

+ Mức độ vận dụng và vận dụng cao chiếm 25% đề thi, tương ứng với 10 câu hỏi ( 5 câu vận dụng, 5 câu vận dụng cao)

+ Số lượng các câu hỏi khó vẫn tập trung ở chủ đề Thực hiện pháp luật ( gồm 3 câu vận dụng và 2 câu vận dụng cao), chủ đề Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội ( gồm 1 câu vận dụng và 2 câu vận dụng cao), chủ đề Công dân với các quyền tự do cơ bản ( gồm 1 câu vận dụng và 1 câu vận dụng cao)

– Các chủ đề ôn tập hầu như không có sự thay đổi. Đề thi vẫn bao gồm 90% nội dung kiến thức lớp 12 chiếm 36 câu hỏi và 10% kiến thức lớp 11 chiếm 4 câu hỏi.

+ Nội dung câu hỏi phần lớp 11 đều ở mức độ dễ

+ Nội dung lớp 12 số lượng câu hỏi ở các chủ đề có điều chỉnh, số lượng câu hỏi thuộc những chủ đề được học ở học kì 1 tăng lên và số câu ở các chủ đề trong học kì 2 giảm đi, điều này để tạo thuận lợi hơn cho học sinh vì học kì 2 do thời gian nghỉ dịch nên thời gian học tập bị ảnh hưởng.

2. Chiến lược học tập
– Tập trung các chủ đề lớp 12, đặc biệt nội dung

+ Thực hiện pháp luật

+ Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Công dân với các quyền tự do cơ bản

– Liên hệ thực tiễn, vận dụng kiến thức thực tiễn để giải quyết các câu hỏi vận dụng

Phần lớn nội dung thi đều tập trung vào kiến thức của lớp 12 nên các em sẽ không gặp quá nhiều khó khan trong việc ôn lại kiến thức cũ. Kiến Guru chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học sắp tới

 

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ