Ngữ văn 9 ôn tập phần tiếng Việt – Hướng dẫn soạn bài chi tiết

Ngữ văn 9 phần tiếng việt là phần ăn điểm nhiều và “dễ” nhất ở trong 1 bài thi học kỳ hay thi chuyển cấp, với đa dạng các phần khác nhau, tuy nhiên để có thể làm tốt và làm đúng để có được điểm số tuyệt đối thì các bạn học sinh cần phải nắm chắc kiến thức, ý chính của nó. Sau đây ta cùng đi vào ôn tập lại các lý thuyết cơ bản.

Tổng hợp lý thuyết Ngữ văn 9 ôn tập phần tiếng việt

  1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Định nghĩa: Khởi ngữ của câu là thành phần đứng trước chủ ngữ nhằm nêu lên đề tài được đề cập đến ở trong câu. Trước 1 khởi ngữ ta thường sử dụng các quan hệ từ như: về, với, đối với…

Tác dụng:

  • Làm nổi bật được thông tin/ ý chính trong câu muốn gửi tới người nghe.
  • Giữ vai trò nêu lên chủ đề câu/ sự việc được nói tới.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Vị trí của khởi ngữ trong câu: Đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu.
  • Thường được kết hợp với các quan hệ từ: đối, với, và, còn,…
  • Bên cạnh đó, khởi ngữ có thể đứng độc lập hoặc đi trực tiếp ở trong thành phần câu.

Cách đặt câu có khởi ngữ:

Theo định nghĩa của khởi ngữ và các dấu hiệu nhận biết của nó đã được nêu ở trên, ta có thể đặt được 1 câu khởi ngữ.

Ví dụ: Và anh ấy là 1 người trẻ có tài, có tâm và có tầm ảnh hưởng lớn.

Cuốn truyện cổ tích này, tôi đã được mẹ tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 5.

Chuyển đầu câu có/ không có khởi ngữ

  • Sử dụng dấu hiệu nhận biết khởi ngữ để áp dụng vào trong câu.

Ví dụ: Ta có câu, “Tôi sẽ không tham gia bữa tiệc sinh nhật tối nay” => Về bữa tiệc sinh nhật tối nay, tôi sẽ không tham gia.

Cách phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập trong câu

  • Thành phần biệt lập là thành phần không liên quan đến thành phần chính của câu, không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, nó bao gồm: từ cảm thán, phụ chú,… dùng để diễn tả thái độ, sự đánh giá của người nói.

Ví dụ: than ôi, chao ôi,…

  • Về khởi ngữ trong câu đứng tách biệt với thành phần chính của câu, nếu có/ hoặc bỏ đi khởi ngữ thì ý nghĩa của câu sẽ không được đầy đủ.
  1. Liên kết câu, liên kết đoạn

Định nghĩa: Liên kết câu, liên kết đoạn là sự kết nối có nghĩa giữa các câu với các câu, các đoạn với các đoạn bằng các từ có tác dụng dùng để liên kết, giúp câu chuyển đoạn văn trở nên hay hơn, thu hút được người đọc, người nghe.

Ví dụ: Tôi thấy cô ấy thật đáng yêu. Còn anh trai tôi lại bảo cô ấy rất xinh.

Phép liên kết trong câu và trong đoạn văn

  • Sự liên kết về nội dung

+ Liên kết theo chủ đề

+ Liên kết kiểu logic

  • Liên kết dạng hình thức

+ Phép lặp từ

+ Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng

+ Phép thay thế

+ Phép nối từ

  1. Nghĩa tường minh và hàm ý của câu

Định nghĩa: Nghĩa tường minh và hàm ý là 2 cách thể hiện nội dung ở trong bài văn, bài thơ.

Nghĩa tường minh (hiểu ngôn) là nghĩa đen, thể hiện qua câu nói, ai cũng có thể hiểu, nó được nói trực tiếp đến suy nghĩ cũng như nội dung mà tác giả muốn khắc hoạ

Hàm ý (hàm ẩn, hàm ngôn) là nghĩa bóng, là chiều sâu, được ẩn đi ở trong câu chuyện mà khi ta khai thác vào mới có thể thấy. Có thể nói hiểu ngôn là bề nổi của bài văn thì hàm ngôn chính là mặt chìm của bài.

Mục đích hàm ý được sử dụng:

  • Mời, rủ rê nhưng mang ẩn ý không trực diện rõ nội dung.
  • Từ chối khéo.
  • Lời thiếu thiện ý, kiến nghị kín đáo. Nhận xét, đánh giá đối với các vấn đề nhưng không tiện nói trực diện.

Điều kiện để sử dụng hàm ý:

  • Người viết/ nói có ý muốn đưa hàm ý vào trong câu, từ đó nhiều lớp nghĩa được thể hiện.
  • Người đọc/ nghe có thể đoán được hàm ý, hiểu được lớp nghĩa bóng được người viết/ nói nhắc đến, đảm bảo được nội dung giao tiếp.

Tác dụng của hàm ý trong giao tiếp: thể hiện tính lịch sự, tế nghị. Lời văn diễn đạt trở nên phong phú linh hoạt. Hàm ý là sự thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ nhưng người nghe/ đọc lại có thể hiểu được nó thông qua các từ ngữ.

Ngôn ngữ của hàm ý: ngôn ngữ báo chí, sinh hoạt, văn chương,… tạo nét nghệ thuật đặc trưng, sự mềm mại và có giá trị cao.

Trong văn bản khoa học, hành chính công vụ không được sử dụng hàm ý.

Phân biệt hiểu ngôn và hàm ngôn

  • Về khái niệm:

+ Hiểu ngôn là sự thông báo được biểu thị trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.

+ Hàm ngôn là sự thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu nhưng được suy ra từ các từ đó.

  • Bản chất

+ Hiểu ngôn: nghĩa đen (các thông tin nằm ngay trên từ ngữ, không cần suy nghĩ)

+ Hàm ngôn: nghĩa bóng (suy nghĩ ra từ các từ ngữ)

+ Hàm ngôn: câu chuyện xây dựng khó và người đọc/ nghe sẽ khó hiểu hơn.

II. Luyện tập Ngữ văn 9 ôn tập phần tiếng việt

Vận dụng các kiến thức vừa ôn tập về phần tiếng Việt ở trên ta thực hiện trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1 trang 109

word image 38437 1

word image 38437 2

word image 38437 3

Tìm khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Bài làm:

Khởi ngữ Thành phần biệt lập
Tinh thái Cảm thán Gọi đáp Phụ chú
Xây cái lăng ấy Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ại nữa, hãy nhìn ta như vậy

Câu 1 trang 110

word image 38437 4

Tìm phép liên kết của các từ in đập

Câu a:

Nhưng: phép nối, nối câu thứ 3 với câu 2

Nhưng rồi: phép nôi, nối câu 5 với câu 4

Và: phép nối, nối câu 8 và câu 6, 7 trước nó

Câu b:

Cô bé: phép lặp, lặp lại từ ở câu 2 và câu 1

Nó: phép thế, đại từ ở câu 3 thế cho từ cô bé ở câu 1 và 2

Câu c:

Thế: phép thế, thay cho cụm từ “bây giờ cao sang rồi thì đâu đến bọn chúng tôi nữa”.

Bài 2 trang 110

Ghi kết quả của bài tập 1 trang 110 vào bảng

Bài làm:

word image 38437 5

Câu 3 trang 111

word image 38437 6

Chỉ rõ sự liên kết nội dung, hình thức giữa các câu bài Bến quê của Nguyễn Minh Châu

  • Liên kết về nội dung: Các câu trong đoạn văn đều hướng đến chủ đề giới thiệu về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
  • Hình thứ: Đoạn văn sử dụng phép liên kết

+ Liên kết phép thế: Nguyễn Minh Châu – Nhà văn

+ Liên kết phép nối: Và

Kết luận: Như vậy, chúng ta đã ôn lại văn 9 phần tiếng Việt và đồng thời đó thực hiện làm mẫu các bài 1 trang 109, bài 1 và 2 trang 110, bài 3 trang 111. Chúng ta đã được xem lại định nghĩa, các khái niệm về khởi ngữ và thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý. Mong rằng với kiến thức ngữ văn chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp các bạn học sinh học/ viết/ nói tốt môn Văn.

Để biết thêm các kiến thức về Văn học 9 cũng như các môn học khác, bạn học vui lòng truy cập vào trang website: https://www.kienguru.vn/

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ