Một thời đại trong thi ca – Hướng dẫn đọc hiểu và soạn bài

Đây là một trong những văn bản bình phẩm nổi bật trong chương trình học của ngữ văn 11. Tác phẩm một thời đại trong thi ca là lời bình của Hoài Thanh dành cho các nhà văn nhà thơ. Bài này sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về con người cũng như các cống hiến của các thi nhân để lại cho nền văn học Việt Nam.

Hy vọng, sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi các bạn học sinh có thể vận dụng tốt trong kì thi sắp tới.

1. Ôn tập kiến thức hỗ trợ soạn bài Một thời đại trong thi ca

Dưới đây là phần kiến thức chung về tác giả tác phẩm của bài Một thời đại trong thi ca.

1.1. Tác giả

1.1.a. Tiểu sử:

– Hoài Thanh (1909 – 1982), tên thân sinh Nguyễn Đức Nguyên. Ông sinh ở Nghệ An, với xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

– Trước cách mạng:

+ Tham gia tích cực các phong trào yêu nước ngay từ thời còn đi học và bị thực dân bắt giam.

+ Tham gia cách mạng Tháng Tám và được bầu làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc.

– Sau cách mạng Tháng Tám:

+ Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa – nghệ thuật, giữ các chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

1.1.b. Sự nghiệp văn chương:

– Tác phẩm chính: Văn chương và hành động, Nói chuyện thơ kháng chiến, Thi nhân Việt Nam,…

– Phong cách phê bình văn học:

+ Là nhà phê bình lý luận xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại.

+ Cách phê bình của ông tinh tế nhẹ, nhàng gần gũi và giàu hình ảnh, cảm xúc. Có sự kết hợp giữa tính khoa học với tính văn chương độc đáo, logic.

– Năm 2000 ông vinh dự nhận giải thưởng văn học nghệ thuật của HCM.

1.2. Tác phẩm

1.2.a. Vị trí đoạn trích:

– Thuộc phần đầu của tác phẩm Thi Nhân Việt Nam, là phần cuối trong Một thời đại trong thi ca.

– Giá trị thực văn bản: tổng kết toàn diện phong trào thơ Mới – cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX.

⇒ Tác phẩm tiểu luận có giá trị lớn nhằm tổng kết một chặng đường thi văn và nêu lên đặc trưng cơ bản của thơ mới.

1.2.b. Hoàn cảnh viết:

Năm 1942.

1.2.c. Thể loại của tác phẩm:

Phê bình văn học.

1.2.d. Phương thức:

Nghị luận.

1.2.e. Bố cục:

3 đoạn:

+ Đoạn 1 (Từ đầu … phải nhìn vào đại thể): Nguyên tắc xác định tinh thần của thơ mới.

+ Đoạn 2 (Tiếp theo … rẻ rúng đến thế): chữ tôi: Tinh thần thơ mới.

+ Đoạn 3 (Còn lại): Sự vận động của thơ mới quanh cái tôi – bi kịch.

1.2.f. Giá trị nội dung:

Nêu lên nội dung chính của tinh thần thơ mới: nói lên cái bi kịch ẩn trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ và cái tôi.

Đánh giá thơ mới trong ý nghĩa văn chương nói chung và xã hội nói riêng.

1.2.g. Giá trị nghệ thuật:

Kết hợp một cách tài tình giữa tính văn chương nghệ thuật và tính khoa học.

Luận điểm khoa học, mới mẻ, chính xác; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận logic, chặt chẽ.

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách tài tình, khéo léo có khả năng gợi mở và tạo sức cuốn hút lớn….

2. Gợi ý soạn Một thời đại trong thi ca

Sau đây là gợi ý soạn văn Một thời đại trong thi ca.

2.1. Câu 1 trang 104 sách giáo khoa

Sự khó khăn trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới:

– Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải rạch ròi dễ nhận ra.

– Cách nhận diện thơ mới:

+ Không thể căn cứ dựa trên những bài thơ dở, thời đại nào chẳng có mà phải so sánh với những bài hay.

+ Những cái cũ và cái mới vẫn tiếp nối cho qua lại nên mới phải so sánh trên thực tế.

2.2. Câu 2 trang 104 sách giáo khoa

Điều cốt lõi, chuẩn xác mà nhà thơ đưa đến cho thi ca Việt Nam lúc bấy giờ “chữ tôi” với một quan niệm chưa từng có trước đó:

+ Quan niệm của cá nhân (sự ý thức về bản thân – khát vọng được thành thực).

+ “chữ tôi” còn nói lên bi kịch ẩn sâu trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

2.3. Câu 3 trang 104 sách giáo khoa

“Cái tôi” đem đến cho tâm hồn nhà thơ nỗi bơ vơ, buồn lạnh, muốn thoát nhưng không tài nào thoát được. Đó là những thi sĩ sống trong cuộc đời tù túng, mong đợi của thân phận mất nước.

Tương phản giữa khát vọng và thực tế, bế tắc thi sĩ lãng mạn đến bi kịch.

2.4. Câu 4 trang 104 sgk sách giáo khoa

Các nhà thơ bấy giờ giải phóng bi kịch đời mình bằng cách:

– Đem bi kịch ấy kí gửi trong tiếng Việt.

– Dồn tình yêu quê hương vào trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần tìm dĩ vãng, nòi giống chỗ dựa tinh thần.

– Giọng điệu tha thiết, hi vọng thoát khỏi kịch trường của thi sĩ lãng mạn.

2.5. Câu 5 trang 104 sách giáo khoa

Nghệ thuật của tác phẩm thể hiện qua đoạn trích:

– Đặt vấn đề gọn, rõ.

– Dẫn dắt vấn đề khéo léo, khoa học và dễ hiểu, đảm bảo tính liền mạch của luận điểm.

– Các câu văn nghị luận có sức gợi cảm xúc, giàu chất thơ cơ, gây tò mò, hứng thú cho người đọc.

– Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.

Khi phân tích đặc điểm trong thơ mới, tác giả luôn thấy “cái tôi” trong các mối quan hệ với “cái ta” để tìm ra điểm khác và giống nhau:

+ Khi tìm cái mới của thơ ca ông nhìn vấn đề trong mối quan hệ với tâm lí người thi nhân đương thời với thời đại thấu đáo, sâu sắc.

+ Lí luận chặt chẽ giữa các nhận định, luận điểm mang tính khái quát những ví dụ đa dạng, cụ thể, giàu sức thuyết phục.

+ Có cái nhìn nhận thấu đáo về “cái ta”, “cái tôi” có sự so sánh giữa nhà thơ cũ và các câu thơ, mới trong diễn biến lịch sử.

3. Luyện tập

Dưới đây là một số bài luyện tập để củng cố lại lý thuyết toàn bài.

3.1. Bài 1 trang 104 sách giáo khoa

Chữ “ta” và chữ “tôi” trong thơ cũ và thơ mới có sự khác biệt, chênh lệch nhau:

– Chữ “ta” và chữ “tôi” thể hiện nhận thức bản thân. Chữ “tôi” mang ý nghĩa tuyệt đối.

– Chữ “ta” trong thơ cũ là cá nhân ý thức nhưng gắn cộng đồng, đoàn thể.

3.2. Bài 2 trang 104 sách giáo khoa

Lòng yêu nước của các nhà thơ được biểu hiện ở sự sáng tạo trong thi ca:

– Họ sáng tạo ra những giá trị văn hóa, trực tiếp tham gia vào hoạt động cách mạng.

– Nhà thơ yêu tiếng Việt, làm tiếng Việt trở nên đẹp hơn.

– Lòng yêu nước thể hiện trong sự quý trọng giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc.

3.3. Bài 3 trang 104 sách giáo khoa

Hiểu thêm về tâm hồn của các thi nhân lãng mạn:

– Tấm lòng yêu quý của nhà thơ mới, một thế hệ thanh niên đương thời.

– Họ những trí thức chưa tìm thấy con đường cách mạng, chưa dũng cảm đấu tranh.

– Tấm lòng sâu sắc của họ kí gửi vào tình yêu văn hóa dân tộc, tình yêu tiếng Việt, gửi vào sự thương nhớ thầm lặng với hồn quê đất nước.

→ Các biểu hiện của lớp thanh niên trẻ, tiểu tư sản đương thời đáng trân trọng, đáng quý.

Kết Luận

Bên trên là bài Một thời đại trong thi ca nhằm đề cao tâm hồn thi sĩ của các nhà thơ. Bên cạnh tài hoa của các thi nhân văn bản trên còn ngợi ca lòng yêu nước của các nhà thơ.

Các tác phẩm của họ đều chứa đựng trong đó tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Nếu còn vấn đề thắc mắc hãy truy cập kienguru.vn để được giải đáp nhanh nhất.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ