Mã di truyền có tính phổ biến tức là gì?

Mã di truyền là kiến thức quan trọng xuất hiện trong kì thi THPT Quốc gia. Để trả lời được câu hỏi “Mã di truyền có tính phổ biến tức là gì?” mời các em theo dõi bài viết dưới đây. Kiến Guru đã biên soạn tổng hợp các kiến thức Mã di truyền nói chung và giải thích “Mã di truyền có tính phổ biến tức là gì” nói riêng, kèm theo là các câu hỏi ôn tập.

Mã di truyền là gì?

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trên mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein
– Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).
– Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ tương ứng mã sao là: 5’-AUG…-3’ và mã đối mã là: UAX tương ứng axit amin được quy định là Met.

VD: 1 đoạn mã di truyền (Thay C bằng X) VD: 1 đoạn mã di truyền (Thay C bằng X)

Picture

Tính phổ biến của mã di truyền

  • Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loại đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ, mã di truyền là mã bộ ba có tính phổ biến, tính đặc hiệu và tính thoái hóa, gen là đơn vị vật lý và chức năng cơ bản là di truyền.
  • Mã di truyền có tính phổ biến: axit amin giống nhau của các sinh vật khác đều được mã hoá bởi cùng codon. Ví dụ, ở ty thể người, UGA không phải mã kết thúc, mà là mã của tryptophan; AGA, AGG không phải là mã của arginine, mà là điểm cuối, thêm vào UAA và UAG, ty thể bao gồm 4 nhóm mã cuối. Methionine có 2 codon, AUG và AUA.
  • Tính phổ biến của mã di truyền được biểu hiện đồng thời với các đặc tính chung của mã bộ ba:

+Các mã bộ ba trên mARN luôn được đọc theo chiều 5’->3’.

+Kể từ mã bắt đầu, các mã bộ ba luôn được đọc liên tục không ngắt quãng cho đến khi gặp mã kết thúc. Tuy vậy ở một số hệ thống, mã di truyền có một số biến đổi so với các mã chuẩn như hệ gen ti thể ở eukaryote:

+UGA không dùng làm mã kết thúc, nó mã hóa cho Trp. Nên bộ ba đối mã trên phân tử tARNTrp đồng thời nhận ra hai mã UCC và UCA trên mARN.

+Các mã AUG và AUA đồng thời được dùng để mã hóa Met trong chuỗi polypeptide.

+Ở động vật có vú, các mã AGA và AGG không dùng để mã hóa Arg mà dùng làm mã kết thúc -> hệ gen ti thể có 4 mã kết thúc là UAA, UAG, AGA, AGG.

+Ở ruồi giấm, hai mã AGA và AGG không mã hóa cho Arg mà mã hóa cho Ser.  Ngoài ra điều này còn có thể bắt gặp ở một số vi khuẩn và hệ gen nhân ở một số eukaryote. Ví dụ, vi khuẩn Mycoplasma capricolum dùng UGA (phổ biến là mã kết thúc) để mã hóa cho Trp. Tương tự như vậy, một số nguyen sinh động vật sử dụng các mã kết thúc phổ biến là UAA và UGA để mã hóa Gln, hoặc như nấm men candida dùng mã CUG (phổ biến mã hóa cho Leu) để mã hóa Ser.

Các đặc điểm khác của mã di truyền

Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.

Hình 1: Đặc điểm của mã di truyền

  • + Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
  • + Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
  • + Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
  • Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã xác định được chính xác có 64 bộ ba, trong đó:
  • – 61 bộ ba mã hóa cho 20 axit amin.
  • – 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào được gọi là bộ ba kết thúc. Trong quá trình dịch mã khi riboxom tiếp xúc với các bộ ba kết thúc thì các tiểu phần của riboxom tách nhau ra và quá trình dịch mã kết thúc.

Một số câu hỏi ứng dụng về mã di truyền

Câu 1: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG

B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA

D. UUG, UAA, UGA

Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Câu 3: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện

Đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.

D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 4: Bản chất của mã di truyền là

A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.

B. Các axit amin được mã hóa trong gen.

C. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axit amin.

D. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin.

Câu 5: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:

A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin

B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin

Câu 6: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin

D. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

Câu 7: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến.

B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.

C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

D. Mã di truyền có tính thoái hóa.

Câu 8: Mã di truyền là:

A. Mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. Mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. Mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 9: Gen không phân mảnh có

A. cả êxôn và intron.

B. vùng mã hoá không liên tục.

C. vùng mã hoá liên tục.

D. các đoạn intron.

Câu 10: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là

A. codon.

B. gen.

C. anticodon.

D. mã di truyền.

Câu 11: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Kết luận

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Mã di truyền có tính phổ biến tức là”. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích trong quá trình ôn luyện kiến thức môn Sinh học. Và các em đừng quên tham khảo thêm các chủ đề khác của Kiến Guru để có thêm hành trang chinh phục điểm cao trong các kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ