Vật Lý 9 bài 45 – Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì, thuộc chương III – Quang học. Phần kiến thức này có nội dung nào đáng chú ý cũng như lời giải cho các câu hỏi như thế nào? Tất cả sẽ được Kiến Guru hé lộ chi tiết ngay sau đây mời bạn theo dõi.
I. Kiến thức cần nhớ bài 45 Lý 9
Vật Lý 9 bài 45 đề cập tới kiến thức về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Muốn giải chính xác các câu hỏi và bài tập, các em nên nắm chắc những kiến thức lý thuyết sau đây:
1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ta ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. Đồng thời, chúng luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Khi ta đặt vật ra xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Hình vẽ minh hoạ
2. Cách dựng ảnh của vật thông qua thấu kính phân kì
Vật Lý 9 bài 45 đề cập tới cách dựng ảnh của vật thông qua thấu kính phân kì. Muốn thực hiện việc này, các em có thể áp dụng 2 cách sau:
2.1. Dựng ảnh của điểm sáng S bởi thấu kính phân kì
Từ điểm sáng S ta sẽ dựng hai tia đến thấu kính. Tiếp đến, các em vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính. Đồng thời, hai tia ló đó không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau. Giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S.
Hình vẽ
2.2. Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì
Khi muốn dựng ảnh A’B’ của AB thông qua thấu kính ta chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt. Sau đó, các em lấy điểm B’ hạ một đường vuông góc xuống với trục chính.
Hình vẽ
II. Gợi ý giải đáp môn Vật Lý 9 bài 45 SGK trang 123
Muốn hiểu rõ về bài 45 Lý 9, chúng ta sẽ đi trả lời các câu hỏi. Các nội dung đã được Kiến Guru biên soạn bám sát theo chương trình sách giáo khoa giúp các em có thể tiện tra cứu cũng như tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
1. Bài C1
Yêu cầu làm thí nghiệm để chứng tỏ không thể hứng được ảnh của vật trên màn với mọi vị trí của vật.
Lời giải:
- Ta sẽ đặt vật ở một vị trí bất kỳ trước thấu kính phân kì.
- Tiến hành đặt màn hứng ở phía trước thấu kính. Tiếp đến, từ từ đưa màn ra xa thấu kính và quan sát hình ảnh có xuất hiện trên màn hay không.
- Ta thay đổi vị trí của vật và cũng làm tương tự. Từ đó ta vẫn được kết quả là không có vị trí nào của vật để thu được ảnh trên màn quan sát.
2. Bài C2
Hãy cho biết làm thế nào để ta có thể quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì? Hơn hết, ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược nhiều với vật?
Lời giải:
- Khi muốn quan sát được ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì ta sẽ đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló.
- Ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính phân kì chính là ảnh ảo. Hình ảnh này cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
3. Bài C3
Căn cứ vào kiến thức đã học ở những bài trước các em hãy nêu cách dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kì. Biết rằng AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính.
Lời giải:
Các bước dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kì. Biết rằng AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính như sau. Đầu tiên ta dùng hai trong ba tia sáng đã học ở các bài trước để dựng ảnh B’ của điểm B.
- Ta có tia BI song song với trục chính nên tia ló có đường kéo dài đi qua điểm F.
- Tia tới chính là BO đi quang tâm I nên ta cho tia ló đi thẳng.
- Hai tia ló kể trên có đường kéo dài giao nhau tạo điểm B’. Từ đó ta thu được ảnh ảo của B’ của B qua thấu kính.
- Từ điểm B; ta hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. Theo đó, A’ chính là ảnh của điểm A. Đồng thời, A’B’ là ảnh ảo của AB được tạo bởi thấu kính phân kì.
Hình vẽ
4. Bài C4
Quan sát hình 45.2 dưới đây, hãy cho biết vật AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì với tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O một khoảng OA bằng 24cm. Yêu cầu:
- Dựng ảnh A’B’ của vật AB được tạo bởi thấu kính đã cho.
- Căn cứ vào hình vẽ các em hãy lập luận để chứng tỏ ảnh này luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Lời giải:
Từng bước dựng ảnh AB:
- Ta dựng tia BI song song với trục chính nên cho tia ló là đường kéo dài đi qua điểm F.
- Tia tới chính là BO là tia quang tâm O nên ta cho tia ló đi thẳng.
- Hai tia ló trên sẽ có đường kéo dài giao nhau tại điểm B’. Từ đó ta thu được ảo ảnh của B’ qua B thông qua thấu kính.
- Từ điểm B’ ta hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại A’. Trong đó, A’ là ảnh của điểm A, đồng thời A’B’ là ảnh ảo của AB được tạo bởi thấu kính phân kì.
Hình vẽ
5. Bài C5
Lý 9 bài 45 câu C5 đặt một vật AB trước thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Theo đó, vật AB cách thấu kính bằng một khoảng d = 8cm, điểm A nằm trên trục chính. Yêu cầu dựng ảnh A’B’ của AB. Căn cứ vào hình vẽ các em hãy nêu nhận xét về độ lớn của ảnh so với vật nằm trong các trường hợp:
- Thấu kính hội tụ.
- Thấu kính phân kì.
Lời giải:
Ta đặt vật AB trong khoảng tiêu cự f = 12cm ở thấu kính hội tụ. Khi đó, ảnh của vật AB sẽ lớn hơn vật.
Hình vẽ
Ta đặt vật AB trong khoảng tiêu cự f = 12cm ở thấu kính phân kì. Khi đó ảnh của vật AB nhỏ hơn vật.
Hình vẽ
6. Bài C6
Lý 9 bài 45 câu C6 yêu cầu từ bài toán trên hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi hai thấu kính là hội tụ và phân kỳ có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? Từ đó các em nêu ra cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì?
Lời giải:
Ta so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì như sau:
- Giống nhau: Đều cùng chiều với vật.
- Sự khác nhau:
+ Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ lớn hơn vật và xa thấu kính hơn vật.
+ Ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kỳ sẽ nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.
Cách để ta nhận biết một thấu kính hội tụ hoặc phân kỳ là việc đưa thấu kính lại gần trang sách. Khi quan sát thấy điều sau ta có thể nhận định:
- Dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi ta nhìn trực tiếp thì ta có thể nhận định đó là thấu kính hội tụ.
- Dòng chữ dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với khi ta nhìn trực tiếp thì các em có thể nhận định đó là thấu kính phân kì.
7. Bài C7
Yêu cầu vận dụng kiến thức hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở câu C5. Biết rằng, khi đó vật có chiều cao là h = 6cm.
Lời giải:
Đối với thấu kính hội tụ:
Đối với thấu kính phân kì:
==> Xem thêm nội dung liên quan: Vật lý 9 bài 30
Vậy là bài viết trên đã hệ thống lại kiến thức về Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Vật Lý 9 bài 45 với nội dung lý thuyết và các câu hỏi đã được giải đáp chi tiết. Các em học sinh muốn tra cứu thêm nhiều kiến thức hữu ích hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru.
Chúc các em luôn học tập thật tốt!