Ở môn hóa 9 trang 103, KienGuru sẽ hỗ trợ các bạn học sinh tổng kết khái niệm về các phi kim cơ bản, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Qua đây, giúp các bạn hiểu được các tính chất vật lý, hóa học cơ bản của một số phi kim như clo, cacbon, silic đồng thời tìm hiểu một số ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp silicat…
Và đặc biệt tại đây các bạn có thể thử sức với các bài tập online để có thể tự đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ là cánh tay đắc lực giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức.
Mời các bạn cùng tham khảo!
1. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT HOÁ 9 TRANG 103
Trong chương trình hóa 9, phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một chuyên đề vô cùng quan trọng. Vì vậy, hôm nay, Kiến Guru xin tổng hợp lý thuyết về những nội dung trên và đưa ra các dạng bài tập áp dụng một cách rõ ràng dễ hiểu. Đây cũng là kiến thức nền tảng giúp các bạn chinh phục các đề thi học kì, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Cùng nhau tìm hiểu nhé.
1.1. Tính chất của phi kim
1.1.1. Tính chất vật lý
– Ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như lưu huỳnh, cacbon, photpho …; trạng thái lỏng như: brom …; trạng thái khí như: oxi, nitơ, hidro ….
– Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
– Một số phi kim độc như clo, brom, iot.
1.1.2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
– Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
Ví dụ:
– Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối
Ví dụ:
b. Tác dụng với hiđro
– Oxi tác dụng với hiđro tạo thành hơi nước
Phương trình hóa học:
– Các phi kim khác (như C; S; Cl2; Br2…) tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí
Ví dụ:
Khí hiđro clorua tan trong nước tạo thành axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.
c. Tác dụng với oxi
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Ví dụ:
d. Mức độ hoạt động của phi kim
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Các phi kim như flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, trong đó flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
1.2. Tính chất của Clo
1.2.1. Tính chất vật lí
– Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí
( ) và tan được trong nước.
– Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan được 20 thể tích khí clo.
– Tác dụng sinh lí: Clo là một khí độc.
1.2.2. Tính chất hoá học
a. Clo có những tính chất hóa học của phi kim
a.1. Tác dụng kim loại → muối clorua
– Clo phản ứng với với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua
– Ví dụ:
a.2. Tác dụng hidro → khí hidro clorua
– Phương trình hóa học:
– Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.
Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.
b. Tính chất hóa học khác của clo
b.1. Tác dụng với nước
– Phương trình hóa học:
Cl2 (k) + H2O (l) ⇄ HCl (dd) + HClO (dd)
– Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO có màu vàng lục, mùi hắc.
– Khi cho quỳ tím vào nước clo, lúc đầu dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.
– Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng.
b.2. Tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, …)
– Khí clo có thể tác dụng với dung dịch kiềm.
Ví dụ:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
– Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua (NaCl) và natri hypoclorit (NaClO) được gọi là nước Gia – ven. Dung dịch này có tính tẩy màu tương tự nước clo, vì NaClO cũng là chất oxi hóa mạnh tương tự HClO.
1.3. Tính chất của hợp chất cacbon
1.3.1. Tính chất hấp phụ
– Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. Than gỗ có tính hấp phụ.
– Than gỗ, than xương … mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính có tính hấp phụ cao được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc…
1.3.2. Tính chất hóa học
Cacbon có những tính chất hóa học của phi kim. Tuy nhiên cacbon là phi kim hoạt động yếu.
Dưới đây là hai tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon:
a. Tác dụng với oxi tạo thành cacbon đioxit CO2 (C là chất khử)
Phản ứng tỏa nhiều nhiệt, do đó C được dùng làm nhiên liệu trong sản xuất và đời sống.
b. Tác dụng với oxit kim loại tạo thành CO2 và kim loại
Ở nhiệt độ cao, C khử được một số oxit kim loại như PbO, ZnO,…thành kim loại.
Ví dụ:
Trong luyện kim người ta sử dụng tính chất này của cacbon để điều chế kim loại.
2.GIẢI HOÁ 9 TRANG 103: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
Qua phần hệ thống kiến thức trên, chắc hẳn các bạn đã nhớ hơn về kiến thức của chương 3 – Phi Kim rồi nhỉ? Vậy, bây giờ, chúng ta hãy cùng bắt tay vào giải các bài tập chương 3 hóa 9 trang 103 cùng nhau nhé!
2.1. Bài 1
Hãy viết phương trình hóa học với phi kim cụ thể là lưu huỳnh.
Lời giải:
2.2. Bài 2
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của clo theo sơ đồ sau:
Lời giải:
2.3. Bài 3
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3. Cho biết vai trò của cacbon trong phản ứng đó.
Lời giải:
PTHH biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất khác:
Vai trò của C trong phản ứng (1), (2) và (4) là chất khử (chất chiếm oxi).
2.4. Bài 4
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:
– Cấu tạo nguyên tử của A.
– Tính chất hóa học đặc trưng của A.
– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Lời giải:
a) Cấu tạo nguyên tử của A:
Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.
b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:
Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.
Tác dụng với phi kim:
4Na + O2 → 2Na2O
2Na + Cl2 → 2NaCl
Tác dụng với dung dịch axit:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑
Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4
2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4
c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:
Na có tính chất hóa học mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).
2.5. Bài 5
a) Hãy xác định công thức của một loại oxit sắt, biết rằng khi cho 32g oxit sắt này tác dụng hoàn toàn với khí cacbon oxit thì thu được 22,4g chất rắn.
Biết khối lượng mol của oxit sắt là 160 gam.
b) Chất khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong có dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Lời giải:
a) Gọi công thức của oxit sắt là: FexOy
PTHH:
Do đó x : y = 2 : 3.
Vậy CTHH của oxit sắt: Fe2O3.
b) Khí sinh ra CO2
PTHH:
Theo pt (1) :
Theo pt (2) ⇒ nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)
mCaCO3 = 0,6.100 = 60 (g).
2.6. Bài 6
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Lời giải:
VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.
Phương trình phản ứng:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Ta có tỉ lệ: → NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2
Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.
CM(NaCl)= CM(NaClO) = = 1,6 mol/l.
Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.
CM(NaOH) dư = = 0,8 mol/l.
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là tổng hợp của Kiến Guru về chương 3 Phi Kim trong chương trình hóa 9. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ tự ôn tập củng cố lại kiến thức bản thân, vừa rèn luyện tư duy tìm tòi, phát triển lời giải cho từng bài toán hóa 9 trang 103. Học tập là một quá trình không ngừng tích lũy và cố gắng.
Để bổ sung thêm nhiều điều hay, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trên trang của Kiến Guru.
Chúc các bạn học tập tốt!