Vật Lý 10 bài 10 là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Các em muốn tìm hiểu rõ về ba định luật Niu – tơn hãy đọc ngay bài viết dưới đây. Theo đó, Kiến Guru sẽ tổng hợp kiến thức bám sát chương trình đào tạo hiện tại để học sinh tiện tham khảo, tra cứu.
I. Tổng hợp lý thuyết môn Vật Lý 10 bài 10
Vật Lý 10 bài 10 có 3 định luật Niu – tơn quan trọng. Học sinh muốn làm tốt các dạng bài tập hãy lưu tâm tới một số kiến thức sau:
Định luật I Niu-tơn
Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chúng chịu tác dụng của lực có hợp lực bằng 0 thì nó sẽ giữ nguyên trạng thái là đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Quán tính được hiểu là tính chất vật lý gắn liền với mọi chuyển động. Quán tính có xu hướng bảo toàn vận tốc của vật về hướng và độ lớn. Biểu hiện:
- Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên ta nói vật có tính ì.
- Vật giữ nguyên trạng thái chuyển động ta nói vật có chuyển động đà
Hệ quy chiếu quán tính được gắn vào vật mốc đứng yên hoặc đang chuyển động thẳng đều. Trong hệ quy chiếu quán tính sẽ không có lực quán tính.
Hệ quy chiếu phi quán tính được gắn vào vật mốc chuyển động có gia tốc. Trong đó nó sẽ xuất hiện lực quán tính.
Định luật II Niu-tơn
Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Khối lượng được biết đến là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Đồng thời, chúng vô hướng, dương và không đổi với mỗi vật. Ngoài ra, khối lượng có tính chất cộng, khi nhiều vật ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ sẽ bằng tổng khối lượng của các vật đó.
Ngoài ra, trọng lực chính là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật và gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Ta gọi độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật, kí hiệu
Bên cạnh đó, độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu P. Công thức của trọng lực như sau:
Định luật III Niu-tơn
Khi có một vật tác dụng lên một vật khác thì vật đó cũng bị tác dụng ngược trở lại một lực. Lúc này, ta nói giữa hai vật có sự tương tác với nhau.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật ta gọi là lực tác dụng còn lực kia là phản lực. Ta có thể nhận biết đặc điểm của lực phản lực như sau:
- Luôn luôn xuất hiện hoặc cùng mất đi đồng thời.
- Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Khi hai vật có đặc điểm như vậy ta gọi là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng với nhau vì chúng được đặt vào hai vật khác nhau.
II. Hướng dẫn giải bài tập Lý 10 bài 36 SGK
Nội dung bài tập Lý 10 bài 10 đề cập tới những vấn đề gì, cách trình bày ra sao? Các em hãy đọc ngay phần tiếp theo của bài viết để khám phá thông tin chi tiết:
Bài 1 trang 64
Yêu cầu phát biểu định luật I Niu – tơn và cho biết quán tính là gì?
Lời giải:
- Phát biểu định luật I Niu – tơn: Nếu mỗi một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chúng chịu tác dụng của lực có hợp lực bằng 0 thì một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
- Quán tính: Được hiểu là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc, hướng và độ lớn.
Bài 2 trang 64
Yêu cầu phát biểu định luật II Niu – tơn và viết hệ thức.
Lời giải:
- Phát biểu II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Đồng thời, độ lớn của gia tốc sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch đối với khối lượng của vật.
- Viết hệ thức II Niu – tơn:
Bài 3 trang 64
Yêu cầu nêu chi tiết định nghĩa và các tính chất quan trọng của khối lượng.
Lời giải:
- Định nghĩa của khối lượng: Khối lượng chính là đại lượng đặc trưng thể hiện cho mức quán tính của vật.
- Các tính chất quan trọng của khối lượng:
+ Khối lượng thể hiện cho một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
+ Khối lượng luôn có tính chất cộng: Khi nhiều vật ghép lại thành hệ vật thì khối lượng của hệ đó bằng tổng khối lượng của các vật.
Bài 4 trang 64
Cho biết trọng lượng của một vật là gì? Hãy viết công thức của trọng lực khi tác dụng lên một vật.
Lời giải:
Trọng lượng của một vật được hiểu là lực hút của Trái Đất sẽ tác dụng vào vật. Từ đó, gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. Đồng thời, độ lớn của trọng lực khi tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. Công thức:
Bài 5 trang 64
Yêu cầu phát biểu định luật III Niu – tơn và viết hệ thức.
Lời giải:
- Phát biểu định luật III Niu – tơn: Trong mọi trường hợp khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B đồng thời cũng tác dụng lên vật B một lực. Lúc này, hai lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
- Hệ thức định luật III Niu – tơn:
Bài 6 trang 64
Hãy nêu rõ những đặc điểm của cặp lực và phản lực trong việc tương tác giữa hai vật.
Lời giải:
Đặc điểm của cặp lực và phản lực trong việc tương tác giữa hai vật là:
- Lực và phản lực chính là hai lực trực đối không cân bằng.
- Luôn luôn xuất hiện hoặc cùng mất đi đồng thời.
- Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Khi hai vật có đặc điểm như vậy ta gọi là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng với nhau vì chúng được đặt vào hai vật khác nhau.
III. Gợi ý giải bài tập Vật Lý 10 bài 10
Trong quá trình soạn Lý 10 bài 10, các em nên lưu tâm tới nội dung trong sách bài tập. Đây cũng là cách hay để học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về ba định luật Niu – tơn.
Bài 10.1 SBT Vật Lý 10 bài 10
Các em hãy chọn câu đúng trong các câu sau. Khi một xe buýt bất ngờ tăng tốc thì các hành khách?
- Hành khách cũng dừng lại ngay.
- Hành khách sẽ ngả người về phía sau.
- Hành khách chúi người về phía trước.
- Hành khách ngả người sang bên cạnh.
Lời giải:
Câu B là đáp án đúng. Bởi mọi vật đều có quán tính và chúng sẽ bảo toàn tốc độ cả về hướng cũng như độ lớn. Do vậy, khi xe buýt bất ngờ tăng tốc độ thì hành khách vẫn có xu hướng bảo toàn vận tốc ban đầu nên sẽ bị ngả người về phía sau.
Bài 10.1 SBT Vật Lý 10 bài 10
Hãy tìm ra nội dung đúng trong các câu sau:
- Nếu như một vật không có lực tác dụng vào thì không thể chuyển động.
- Vật vẫn có thể chuyển động tròn đều khi không có lực tác động vào.
- Lực chính là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
- Lực chính là nguyên nhân làm nên biến đổi chuyển động của một vật.
Lời giải:
Câu A và C sai vì đã vi phạm định luật I Niu – tơn. Theo đó, lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động.
Câu B sai vì khi vật chuyển động tròn đều cần có lực hướng tâm.
Câu D đúng, vì thế ta chọn D là đáp án đúng.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp kiến thức cần nhớ về ba định luật Niu-tơn và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Tin rằng các em đã hiểu rõ nội dung lý thuyết và bài tập của Vật Lý 10 bài 10.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, mời các em kết nối ngay tới Kiến Guru để được hỗ trợ.
Chúc các luôn học tập thật tốt!