Nhằm hỗ trợ bạn củng cố toàn bộ các kiến thức quan trọng và biết cách vận dụng vào các bài tập có liên quan một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các lý thuyết cần nhớ và hướng dẫn chi tiết thực hiện một số bài tập halogen.
1. Halogen là gì
Trước khi đến với việc thực hiện các bài tập halogen thì chúng ta cùng tóm tắt lại các kiến thức quan trọng về chúng. Nhằm có thể vận dụng vào các bài tập một cách chính xác và hiệu quả nhất.
1.1 – Cấu hình và độ âm điện của đơn chất Halogen
- Cấu hình electron của các nhóm đơn chất halogen thường có dạng là ns2np5 như: Flo (2s22p5) , Clo (3s23p5) , Brom (3d104s24p5) , I (4d105s25p5).
- Độ âm điện của các đơn chất Halogen: Flo là chất có độ âm điện lớn nhất và sẽ giảm dần đến I.
- Số oxi hóa của các đơn chất Halogen: Các đơn chất halogen đều có số oxi hóa là +1, +3, +5, +7 và -1. Tuy nhiên với riêng Flo thì chỉ có số oxi hóa là -1.
1.2 – Các tính chất của đơn chất Halogen
- Các đơn chất halogen đều có tính oxi hóa mạnh do đó, chúng oxi hóa được hầu hết các kim loại, nhiều phi kim và các hợp chất khác.
- Như đã nói ở trên thì chúng sẽ giảm dần tính oxi hóa từ Flo xuống I.
- Các đơn chất halogen sẽ có tính oxi hóa và tính khử nhưng Flo chỉ có tính oxi hóa.
- Do độ âm điện của Flo chỉ có -1 nên chúng là chất phi kim mạnh nhất và có thể oxi hóa được cả Au và Pt.
1.3 – Các hợp chất của Halogen
- Hidro halogenua là một trong 2 hợp chất của halogen. Chúng tồn tại ở dạng chất khí ở nhiệt độ thường và rất dễ tan trong nước tạo thành hợp chất axit.
- Axit halogenhidric bao gồm các axit có các đơn chất halogen như HF là axit yếu và có đặc tính ăn mòn thủy tinh. Và các axit khác như HCl, HBr, HI là các axit mạnh với tính axit tăng dần từ HCl đến HI.
1.4 – Các phương pháp điều chế ra Halogen
- Đối với việc điều chế ra đơn chất Flo: Ta sẽ thực hiện hiện phân cho hỗn hợp KF và HF.
- Đối với việc điều chế ra đơn chất Clo: Thực hiện cho HCL đậm đặc tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh.
- Đối với việc điều chế ra đơn chất Brom: Dùng khí Clo để oxi hóa ion Br– trong chất NaBr.
- Đối với việc điều chế ra đơn chất I: Tách chất NaI từ rong biển sau đó oxi hóa ion I– thành khí I2.
Halogen là một trong những chương bài quan trọng cho học sinh.
2. Ứng dụng trong giải bài tập chương halogen sgk
Sau khi bạn đã củng cố lại các kiến thức về halogen ở trên. Thì bài viết sẽ hướng dẫn bạn giải chi tiết một số bài tập halogen liên quan đến chúng. Nhằm giúp bạn có thể hiểu và biết cách áp dụng vào các dạng bài tập khác nhau. Nên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa và cả sách bài tập. Bạn có thể tham khảo một số bài tập halogen sách giáo khoa hóa dưới đây:
2.1 – Bài tập 7 trang 119 sách giáo khoa hóa 10
Nội dung: Hãy sử dụng các công thức được học ở trên đế tính khối lượng HCl khi bị oxi hóa bởi MnO2. Cho biết rằng khí Cl2 được sinh ra trong quá trình phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 ra từ dung dịch NaI.
Cách giải: Ở bài này trước hết ta cần viết phương trình phản ứng rồi tính số mol của I2 được sinh ra trong phản ứng đó. Sau đó, viết phương trình phản ứng của HCL với MnO2 và tính số mol của HCl dựa trên số mol của Cl2 ( biết chúng bằng với số mol của I2). Từ đó, suy ra được khối lượng HCL cần dùng từ số mol trên. Bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:
2.2 – Bài tập 8 trang 119 sách giáo khoa hóa 10
Nội dung: Hãy sử dụng các lý thuyết được học để nêu các phản ứng nhằm chứng minh rằng tính oxi hóa của Clo mạnh hơn của Brom và Iot.
Cách giải: Ở bài toán này ta sẽ sử dụng khí Clo để oxi hóa ion Br- bằng phản ứng với NaBR còn với Iot cũng thực hiện tương tự cho hợp chất NaI. Khi đó, ta đều thu được 2 khí Br2 và I2 thì có thể kết luận được tính oxi hóa của Clo mạnh hơn của Brom và Iot. Để biết cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:
Một số bài tập halogen sách giáo khoa khác mà bạn có thể tham khảo.
3. Gợi ý giải các dạng bài tập chương halogen sbt
Để bạn có thể vận dụng tốt nhất các công thức đã học trên thì chúng ta tiếp tục thực hiện thêm một số bài tập halogen sách bài tập. Bạn có thể tham khảo một số dạng bài thường gặp về chúng trong sách bài tập dưới đây:
3.1 – Bài tập 26.9 trang 61 sách bài tập hóa 10
Nội dung: Hãy sử dụng các lý thuyết và công thức được học để tính khối lượng muối NaCl và muối NaI cần thiết để khi thực hiện phản ứng thu được 10 tấn muối ăn có chứa 2,5% NaI.
Cách giải: Ở bài toán này thì đầu tiên ta suy ra được khối lượng của 10 tấn muối ăn có chứa 2,5% NaI là 250kg. Và áp dụng quy tắc tam suất ta có thể suy ra là với 58,5kg NaCl thì ta thu được 150kg muối NaI. Vậy ta suy ra được khối lượng muối NaCl cần thiết để thu được 250kg NaI. Bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:
3.2 – Bài tập 26.16 trang 62 sách bài tập hóa 10
Nội dung: Cho 4 bình hợp chất hóa học không có nhãn và biết rằng mỗi bình đều chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Hãy sử dụng các công thức liên quan đã học để trình bày phương pháp hoá học nhằm phân biệt chính xác từng dung dịch có chứa trong mỗi bình.
Cách giải: Đầu tiên để thực hiện được bài toán này thì ta cần phải nhớ về tính chất riêng của từng đơn chất halogen có trong các hợp chất trên. Ta thấy có 2 chất là muối nitrat và 2 chất là muối clorua nên ta sử dụng chất AgNO3 để nhận ra muối clorua khi chúng kết tủa. Rồi sử dụng axit H2SO4 để thử 2 ống nghiệm bị kết tủa, chất nào cho kết tủa trắng thì là BaCl2 và còn lại là NaCl. Đối với 2 dung dịch còn lại thì ta cũng sử dụng axit H2SO4 để phân biệt và nếu chất nào có xuất hiện kết tủa trắng thì là Ba (NO3)2 và ngược lại là NaNO3. Bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:
Một số bài tập halogen sách bài tập thường gặp khác.
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Bài tập hóa hữu cơ 11
Kết luận
Halogen là một chương quan trọng trong chương trình học hóa dành cho học sinh. Các kiến thức về chúng thường rất khó nhớ nên bạn cần biết cách hệ thống lại những thông tin quan trọng sau khi học.
Ngoài ra, để việc nhớ bài được tốt hơn thì bạn cũng cần thực hiện thêm các bài tập halogen. Việc giải các bài tập liên quan từ cơ bản đến nâng cao ở đa dạng các dạng bài khác nhau sẽ giúp bạn tốt nhất trong quá trình học tập của mình.
Trên đây là toàn bộ các thông tin hệ thống các lý thuyết quan trọng và hướng dẫn bạn thực hiện chi tiết một số các bài tập halogen thường gặp.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập của mình. Bên cạnh đó, hỗ trợ hiểu và biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào các bài tập có liên quan sau này.
Đăng kí ngay tại đây =>> Kiến Guru <<= để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư trong học tập tốt hơn