Hướng dẫn soạn Ngữ văn 9 bài thành phần biệt lập – Chi tiết và Ngắn gọn

Thành phần biệt lập là một trong những thành phần đặc biệt làm cho câu văn trở nên sáng rõ, nổi bật và dễ hiểu hơn. Thành phần biệt lập đem đến cho người đọc sự thích thú, làm cho văn bản trở nên đa dạng hơn về mặt thể hiện. Kienguru đã tổng hợp tất cả các lý thuyết và bài tập có liên quan đến thành phần biệt lập trong bài viết dưới đây, mời các bạn học sinh cùng nhau tham khảo và luyện tập.

Hệ thống kiến thức ngữ văn 9 các thành phần biệt lập

Kienguru đã tổng hợp các kiến thiết về thành phần biệt lập trong phần dưới đây để các bạn dễ dàng ôn tập.

Thành phần tình thái.

Thành phần tình thái được định nghĩa là một thành phần biệt lập trong câu được dùng để biểu hiện, thể hiện thái độ hoặc cách người nói nhìn nhận đối với sự việc trong câu.

Thành phần tình thái có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.

word image 38405 2

Người nói, người viết sử dụng thành phần tình thái trong câu để đánh giá sự vật, sự việc của nội dung được đề cập đến trong câu.

Thành phần tình thái cũng có những dấu hiệu nhận biết riêng. Dấu hiệu nhận biết của thành phần tình thái là những từ như: chắc chắn, chắc hẳn, có lẽ, ắt hẳn… dùng để chỉ mức độ.

Các từ này diễn đạt mức độ tin cậy thấp của người nói (viết) đối với sự vật, sự việc được nhắc đến

Ví dụ 1: Có lẽ tôi đã sai khi cho anh ấy một cơ hội.

=> Cụm từ “Có lẽ” là thành phần tình thái trong câu trên.

Ví dụ 2: Chắc chắn cậu ta là người đã lấy sợi dây chuyền.

=> Cụm từ “Chắc chắn” là thành phần tình thái trong câu trên.

Thành phần cảm thán.

Thành phần cảm thán được định nghĩa là một thành phần biệt lập có vai trò được sử dụng để để bộc lộ cảm xúc, tâm lý của người nói, người viết như buồn, vui, hờn, dỗi, mừng, giận…

Vị trí của thành phần cảm thán thường đứng ở đầu câu.

word image 38405 3

Giống với thành phần tình thái, thành phần cảm thán cũng có những dấu hiệu nhận biết trong câu. Dấu hiệu nhận biết của thành phần cảm thán là các từ ngữ mang ý nghĩa cảm thán, thể hiện thái độ như: Chao ôi, Trời ơi, Ôi…

Ví dụ 1: Chao ôi, bầu trời hôm nay sao đẹp quá!

=> Cụm từ “Chao ôi” là thành phần cảm thán trong câu

Ví dụ 2: Trời ơi, Thật là điên rồ, không thể tin được !

=> Cụm từ “Trời ơi” là thành phần cảm thán trong câu.

Thành phần gọi đáp.

Thành phần gọi đáp là một thành phần biệt lập trong câu có vai trò tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp với những nhân vật được nhắc đến trong câu. Qua đó phần nào thể hiện được thái độ của người nói với người nghe, người viết với người đọc.

Thành phần gọi đáp trong câu không tham gia vào xây dựng nội dung và trình bày ýnghĩa của sự vật, sự việc. Thành phần gọi đáp có vai trò như một thành phần phân chia vai vế đối với các nhân vật xuất hiện trong câu.

word image 38405 4

Tương tự như hai thành phần trên, dấu hiệu nhận biết của thành phần gọi đáp là các từ ngữ mang ý nghĩa gọi đáp như: này, bớ, thưa, ơi, dạ, thưa ông, thưa bà…

Ví dụ 1: Này thằng Tí, mẹ mày đang gọi mày về ăn cơm kìa !

=> Từ “Này” trong câu trên là thành phần gọi đáp.

Ví dụ 2: Dạ thưa ông, có người xưng là bạn học cũ từ thời còn ở Hà Tĩnh xin vào gặp ông ạ !

=> Cụm từ “Dạ thưa ông” là thành phần gọi đáp trong câu văn trên.

Thành phần phụ chú.word image 38405 5

Thành phần phụ chú được định nghĩa là một thành phần biệt lập được sử dụng trong câu để bổ sung một số chi tiết cần thiết theo dụng ý của tác giả cho nội dung chính được nhắc đến trong câu.

Vị trí của thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu ngoặc đơn, hai dấu phẩy, hai dấu chấm hoặc được đặt giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Gợi ý soạn văn 9 bài các thành phần biệt lập

Dưới đây là gợi ý cách soạn văn bài thành phần biệt lập được Kienguru gợi ý.

Bài 1:

Trong những câu sau đây, hãy xác định các thành phần tình thái, thành phần cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa cơ mà, có lẽ còn đáng sợ hơn cả những âm thanh kia nhiều.

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta giữa cái đời sống buồn chán và tẻ nhạt này là một món quà trời ban cho một nhà văn như ta.

c) Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, chẳng còn lại gì nữa, tất cả đã bỏ lại phía sau, dường như mọi sự vật vào giờ khắc thiêng liêng này đang tĩnh lặng, tĩnh lặng đến khác thường..

d) Ông lão đang loay hoay bỗng ngừng lại, ngờ ngợ ra điều gì đó không đúng lắm.

Hướng dẫn giải:

a) Thành phần tình thái là cụm từ “có lẽ”.

b) Thành phần cảm thán là cụm từ “chao ôi”.

c) Thành phần tình thái là cụm từ cụm từ “dường như”.

d) Thành phần tình thái là cụm từ hai cụm từ “ngờ ngợ”, “chả nhẽ”.

Bài 2:

Hãy sắp xếp những từ chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như theo trình tự độ tin cậy tăng dần.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào thứ tự độ tin cậy tăng dần ta có:

dường như < hình như < có vẻ như < có lẽ < chắc là < chắc hẳn < chắc chắn.

Bài 3:

Trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây hãy cho biết, với người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc được mình nhắc đến ở vế sau thì phải chọn từ nào. Với từ nào người nói phải chịu trách nhiệm thấp nhất. Hãy giải thích vì sao tác giả Nguyễn Quang Sáng của Chiếc lược ngà lại lựa chọn sử dụng từ chắc?

Với sự mong mỏi của anh, …. anh nghĩ rằng, con bé sẽ chạy xô vào trong lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh sau bao năm xa cách

(a) chắc

(b) hình như

(c) chắc chắn

Hướng dẫn giải:

Từ “chắc chắn” là từ mang độ tin cậy cao nhất,

Đứng thứ 2 là từ “chắc”

Từ “hình như” có độ tin cậy thấp nhất trong cả 3 từ.

Với dụng ý của tác giả, người kể chuyện của chỉ dự đoán theo lôgíc, chưa biết chuyện gì sẽ thật sự xảy ra giữa bé Thu và ông Sáu. Trong số 3 từ kể trên, từ “chắc chắn” mang độ tin cậy cao nhất nên không phù hợp. Từ “hình như” lại có độ tin cậy quá thấp nên trong trường hợp này, từ “chắc” thể hiện được tình cảnh lúc đó và tâm lý của các nhân vật.

Bài 4:

Viết một đoạn văn ngắn trình bày về cảm xúc của bản thân sau khi thưởng thức một tác phẩm truyện, thơ, phim, ảnh, …. Hãy sử dụng câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán trong đoạn văn đó.

Hướng dẫn giải:

Mỗi lần lật mở từng trang sách của Chiếc Lược Ngà mà nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã dùng cả tâm huyết của mình để viết nên nó, trái tim tôi dường như nghẹn lại bởi thứ tình cảm cô đọng mà ông Sáu dành cho con của mình – bé Thu. Những cảm xúc đó quá đỗi thiêng liêng, thiêng liêng đến mức bất kể là ai cũng phải rơi nước mắt mỗi khi nghĩ đến. “Baaa” – tiếng kêu xé lòng của bé Thu ở những trang truyện cuối cứ khiến tâm trí tôi lân lân. Tất cả tình cha con suốt bao năm được cô đọng, dồn nén trong một tiếng gọi đó. Than ôi ! Tình thân là gì mà sao lại thiêng liêng đến thế, lại sâu sắc đến thế, lại lắng đọng đến thế và lại xót xa đến thế. Có lẽ, những câu hỏi trên chẳng ai có thể giải đáp được, kể cả đó là ông Sáu, là bé Thu, là tôi hay là bất kì ai,… cũng chẳng thể có được đáp án chính xác.

Trên đây là tất cả những lý thuyết liên quan về các thành phần biệt lập bao gồm thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần hỏi đáp và thành phần phụ chú. Những bài tập liên quan đến lý thuyết trên cũng được Kienguru tập hợp và tuyển chọn một cách kĩ càng để các bạn học sinh luyện tập. Hãy truy cập ngay vào kiengurulive.vn để theo dõi các bài học mới nhất.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ