Hướng dẫn soạn bài ôn tập phần tập làm văn lớp 9 – Chi tiết và Dễ hiểu

Các loại văn bản trên mỗi văn bản đều có một đặc trưng riêng biệt, tuy nhiên cũng rất khó để nhận diện và diễn đạt ra với 1 bài văn cụ thể, để làm tốt các bạn học sinh cần phải nắm chắc được các kiến thức cơ bản, các điểm chính của chúng, ngoài ra ở trong một bài văn sẽ được kết hợp nhiều dạng văn bản khác nhau để tăng thêm sự sinh động, phong phú cho bài.

Lý thuyết hỗ trợ ôn tập phần tập làm văn lớp 9

  1. Lý thuyết chung về văn bản thuyết minh

A, Định nghĩa

Văn bản thuyết minh ở trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, văn bản thuyết minh là văn bản thường gặp ở trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội và có chức năng cung cấp các tri thức về tính chất, nguyên nhân cũng như đặc điểm,…của các vấn đề, sự vật, hiện tượng, sự việc xảy ra ở trong tự nhiên và xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu và giải thích về nó.

Văn bản thuyết minh không nhằm mục đích tái hiện hay kể chuyện, biểu lộ tình cảm, nghị luận về 1 hiện tượng xã hội như các loại văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận,… mà chúng nhằm cung cấp tri thức về sự vật, sự việc, hiện tượng ở trong tự nhiên, cuộc sống con người và trong xã hội với ánh nhìn khách quan, chân thực, không có các yếu tố tưởng tượng hay nói quá, nói giảm nói tránh.

Các trường hợp thường dùng văn bản thuyết minh:

  • Dùng để thuyết minh về 1 món ăn, danh lam thắng cảnh hay các di tích lịch sử
  • Thuyết minh về 1 người nó đó có tầm ảnh hưởng/ được nhiều người biết đến
  • Thuyết minh về các sự vật, hiện tượng tự nhiên

B, Các đặc trưng, tính chất của loại văn bản thuyết minh

  • Được lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong đời sống, tính thông dụng cao.
  • Được sử dụng mỗi ngày
  • Đòi hỏi sự chính xác và khách quan, không đan xen các yếu tố: nói giảm nói tránh, nói quá,…
  • Đòi hỏi sự hiểu biết nhất định của người viết đối với các sự vật, sự việc hay hiện tượng mà người đó muốn nói đến.
  • Ngôn từ ở trong văn bản phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác và lịch sự, cô động được vấn đề.

C, Các dạng phương pháp thuyết minh

  • Thuyết minh dạng định nghĩa, giải thích
  • Dạng liệt kê
  • Phương pháp đưa ra ví dụ
  • Phương pháp so sánh
  • Phương pháp phân tích, phân loại
  • Dùng số liệu

D, Các yếu tố xen lẫn trong văn bản thuyết minh

Sử dụng nhiều dạng văn bản khác nhau, các biện pháp như: tu từ, yếu tố miêu tả,… để làm phong phú và đa dạng thêm cho văn bản thuyết minh.

E, Cách viết 1 văn bản thuyết minh

-Tìm bố cục

+ nắm chắc các kết cấu của văn bản

+ sắp xếp thứ tự: Đặc điểm, cấu tạo, công dụng/ sự xuất hiện, giai đoạn phát triển,…

  • Yêu cầu khi viết 1 văn bản thuyết minh

+ hiểu rõ và nắm chắc tính chất, đặc điểm vấn đề/ hiện tượng cần thuyết minh.

+ làm nổi bật các đặc trưng chính, truyền tải được thông tin tới người đọc người nghe nhanh chóng, dễ hiểu.

+ Phản ánh sự trung thực, khách quan và đúng đắn về vấn đề phải thuyết minh.

  • Các bước để viết văn bản thuyết minh

Bước 1: Xác định vấn đề thuyết minh

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết của bài

Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh

1 bài văn phải đảm bảo đủ: Mở bài, thân bài, kết bài.

  1. Lý thuyết về văn bản tự sự

A, Định nghĩa

Văn bản tự sự là dạng văn bản tường thuật lại hoặc kể lại 1 câu chuyện, 1 người hay 1 vật, 1 hiện tượng nào đó và văn bản tự sự được sử dụng hằng ngày.

Văn bản tự sự là văn bản có cốt truyện, được khắc hoạ bởi các yếu tố nghệ thuật trong lúc viết/ kể, tạo nên sự phong phú đa dạng, kịch tính hay lãng mạn,….

Cấu trúc của 1 bài văn tự sự gồm có 3 phần:

  • Mở bài: Giới thiệu nhân vật/ sự việc chính trong câu chuyện sắp được nói đến
  • Thân bài: Diễn biến sự việc theo trình tự, truyền tải thông điệp, tư tưởng người nói/ người viết muốn người đọc người nghe hiểu.
  • Kết bài: Kết của câu chuyện và thái độ/ quan điểm của người kể.

B, Đặc điểm của văn bản tự sự

  • Nhân vật: là người được nói đến ở trong văn bản/ hoặc là qua lời kể của người kể.
  • Sự việc: Các sự việc xảy ra được kể theo trình tự, diễn biến có tính liên kết.
  • Chủ đề: Ý nghĩa của câu chuyện sau khi kết thúc
  • Giọng văn tự sự: Biểu hiện thông qua người viết/ người nói.
  • Thứ tự kể chuyện: Kể theo thứ tự xảy ra của câu chuyện, sự việc xảy ra trước được kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau và nó có sự liên hệ với nhau.
  • Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng tôi), ngôi thứ 3 (người kể giấu mặt)

C, Các phương thức biểu đạt ở trong văn bản tự sự

Miêu tả ở trong bài văn tự sự

  • Miêu tả bên ngoài/ sự việc xảy ra trước mắt.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật với các cảm xúc, trạng thái/ các sự việc sâu xa bên trong (được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp).

Biểu cảm trong bài văn tự sự

  • Các biểu cảm trực tiếp, gián tiếp

Lập luận của văn bản tự sự

  • Thể hiện qua các câu đối thoại của nhân vật và chính bản thân và người kể, nhân vật được kể nêu lên quan điểm, nhận xét hay các suy đoạn để bày tỏ ý kiến, thuyết phục người đọc người nghe.

D, Cách làm bài văn tự sự

Bước 1: Tìm hiểu đề bài và ý chính của bài

Bước 2: Nêu dàn ý bài

Bước 3: Triển khai bài viết

Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi.

II. Gợi ý ôn tập phần tập làm văn lớp 9

Dựa vào kiến thức các dạng văn bên vừa ôn tập trên, ta trả lời các câu sau.

Câu 1 trang 206

Các nội dung lớn:

  • Loại văn bản thuyết minh, kết hợp với đó là văn bản miêu tả, lập luận vấn đề với 1 số biện pháp nghệ thuật.
  • Dạng văn bản tự sự: Được kết hợp với dạng miêu tả và độc thoại (nội tâm), đối thoại trong tự sự, người kể chuyện và ngôi kể ở trong văn bản viết/ nói.

Nội dung chính trong bài: Văn bản tự sự

Câu 2 trang 206

  • Vai trò, vị trí và các lợi ích của các biện pháp nghệ thuật với các yếu tố miêu tả: Đóng vai trò là thứ yếu, giúp làm cụ thể, sinh động cho văn bản thuyết minh.
  • Ví dụ ta thuyết minh về 1 ngôi chùa cổ: Giải thích kết cấu, đặc trưng kiến trúc, khái niệm liên quan đến ngôi chùa/ Phật giáo ở trong ngôi chùa này thờ cúng. Sao cho qua sự miêu tả đó người nghe có thể tưởng tượng ra hình dáng, màu sắc, không gian bối cảnh của ngôi chùa.

Kết luận: Như vậy, chúng ta đã đi qua ôn tập phần tập làm văn lớp 9 là ôn lại các dạng văn bản thuyết minh và văn bài tự sự, hai dạng văn bản có liên quan đến câu hỏi 1 và 2 trang 206 được yêu cầu thực hiện. Tuy dài nhưng cố kết lại vấn đề và nội dung của nó lại vô cùng ít, các bạn học sinh cần phải nắm chắc các đặc trưng của từng dạng văn bản để phân biệt và viết bài đúng yêu cầu, tránh lạc đề.

Để xem thêm nhiều bài mẫu hướng dẫn về ngữ văn 9 và các môn học khác, bạn học vui lòng truy cập vào trang web: https://www.kienguru.vn/

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ