Hướng dẫn soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự – Đầy đủ và ngắn gọn

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự là một trong những kiến thức đặc biệt quan trọng. Thông qua đó các em sẽ biết cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn hơn. Nội dung chi tiết đã được Kiến Guru tổng hợp trong bài viết này mời bạn đọc theo dõi.

1. Ôn tập kiến thức hỗ trợ soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giúp bài văn giàu sức truyền cảm. Nhờ những yếu tố kể trên câu chuyện sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn. Muốn thực hiện việc này thành công người viết phải quan tâm đến nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Miêu tả chính là việc sử dụng ngôn ngữ hoặc phương tiện nghệ thuật khác giúp cho người nghe, người đọc và người xem thấy được sự vật, hiện tượng và con người như đang diễn ra trước mắt. Bên cạnh đó, biểu cảm chính là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống.

2. Gợi ý soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự được tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm. Các em muốn hiểu thêm về phần kiến thức này hãy nghiên cứu những câu hỏi dưới đây:

2.1. Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Hãy tìm và chỉ ra những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn. Đồng thời, cho biết những yếu tố này đứng riêng hay đan xen với các yếu tố tự sự?

word image 33802 1

Trả lời:

Đọc đoạn văn ta thấy được các yếu tố miêu tả như:

  • Thở hồng hộc, mồ hôi, ríu chân lại.
  • Mẹ tôi không còm cõi.
  • Gương mặt sáng, đôi mắt trong, nước da mịn giúp nổi bật lên màu hồng của hai gò má.
  • Hơi của áo quần và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn trở nên thơm tho một cách lạ thường.

Các yếu tố biểu cảm của nhân vật:

  • Suy nghĩ: Hay tại sung sướng khi nhìn thấy và được ôm ấp hình hài máu mủ đã khiến mẹ cười đẹp như thuở còn sung túc.
  • Cảm nhận: Sự ấm áp bao lâu đã mất đi nay lại mơn man khắp da thịt. Đồng thời, nhân vật còn cảm nhận được hơi quần áo, hơi thở của mẹ.
  • Tiếp đến, sự cảm nhận còn thông qua việc muốn bò lăn vào người mẹ, áp mặt vào bầu sữa, để mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm sống lưng để thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm đan xen vào nhau:

  • Kể: Khi ngồi trên xe, cạnh mẹ.
  • Tả: Đầu ngả vào cánh tay, khuôn miệng nhai trầu xinh xắn.
  • Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp bao lâu đã mất đi nay lại mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.

2.2. Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hãy bỏ hết tất cả những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn. Sau đó, tiến hành chép lại câu văn kể người và việc thành một đoạn. Tiếp đến đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét. Nếu như không có yếu tố miêu tả, biểu cảm thì việc kể chuyện trong một đoạn văn sẽ như thế nào? Em hãy tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Trả lời:

Đoạn văn sau khi chép lại là:

word image 33802 2

Ta tiến hành so sánh với đoạn văn trên thấy rằng:

  • Yếu tố miêu tả đã giúp cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sống động. Đồng thời, ta cũng cảm thấy được hương vị, màu sắc, sự việc, nhân vật, hành động.
  • Yếu tố miêu tả đã khắc hoạ tình mẫu tử sâu sắc và vô cùng thấm thía. Qua đó, người đọc buộc phải trăn trở và suy nghĩ về các sự việc, nhân vật.
  • Nhờ yếu tố miêu tả, biểu cảm câu chuyện trở nên có ý nghĩa hơn, toát lên sự sâu sắc.
  • Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp tác giả thể hiện được thái độ nâng niu và trân trọng. Hơn ai hết, thứ tình cảm yêu mến ấy sẽ không phai mờ đối với nhân vật, sự việc.

2.3. Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Khi ta bỏ toàn bộ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chủ đề lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ảnh hưởng như thế nào? Từ đó các em tự rút ra vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

Trả lời:

Khi ta bỏ toàn bộ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chủ đề lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn không thành chuyện. Bởi chuyện luôn phải có sự việc và nhân vật cũng như các hành động tạo nên. Đặc biệt, các yếu tố miêu tả, biểu cảm phải bám sát vào sự việc, nhân vật mới có thể phát triển.

3. Luyện tập

Soạn bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự phần luyện tập có những câu hỏi nào? Đồng thời, các em cần trả lời ra sao để đảm bảo đủ ý, chính xác? Bạn hãy đọc ngay nội dung dưới đây để tìm ra thông tin hữu ích.

3.1. Câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hãy tìm một số đoạn văn tự sự dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Điển hình như các tác phẩm đã được học như Tắt đèn – Ngô Tất Tố, Tôi đi học – Thanh Tịnh, Lão Hạc – Nam Cao.

Trả lời:

Ta sẽ tìm yếu tố miêu tả, biểu cảm trong tác phẩm Lão Hạc – Nam Cao.

Đối với yếu tố miêu tả:

  • Miệng Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước.
  • Khuôn mặt của lão đột nhiên co rúm lại.
  • Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
  • Đầu ngoẹo về một bên, miệng mếu như con nít.

Đối với yếu tố biểu cảm:

  • Tôi không xót năm quyển sách của tôi như trước nữa.
  • Bằng này tuổi rồi còn nỡ đánh lừa con chó.
  • Nó không ngờ tôi đã nỡ tâm lừa nó.

Đoạn văn có nhiều hình ảnh tượng hình, tượng thanh. Tất cả đã diễn tả được nỗi đau đớn, khổ tâm tột độ của Lão Hạc. Hơn hết, tuổi già, nước mắt đã vơi cạn phải co rúm mặt mới có thể ép được một chút nước mắt chảy ra.

3.2. Câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Em hãy viết một đoạn văn kể về cảm giác đầu tiên khi em gặp lại người thân sau một thời gian xa cách.

Trả lời:

Đã 4 năm kể từ ngày chị đi du học Nhật, tôi đã không được gặp chị. Những ngày tháng mòn mỏi, chờ trông, dịp lễ Tết nhà vắng người vì thiếu đi chị. Tuy nhiên, kỳ hạn học đã hết, chị về nước sẵn sàng với công việc mới, nhiều cơ hội phát triển.

Cũng như bố mẹ, tôi là người trông ngóng ngày đón chị từ sân bay về nhà. Tôi thầm nghĩ chỉ ngày mai thôi hai chị em sẽ ngủ trên chiếc giường này, nói chuyện đến sáng. Trong đầu tôi luôn luẩn quẩn ý nghĩ ấy, hồi hộp đến nỗi không sao chợp mắt nổi.

Thế nhưng vì mệt quá tôi đã ngủ quên lúc nào chẳng hay, giật mình tỉnh dậy tôi vội vơ lấy chiếc đồng hồ. May quá, vẫn còn kịp sửa soạn quần áo để ra sân bay cho kịp giờ. Tôi và bố mẹ đã chờ chị, cảm giác tìm kiếm người thân trong đoàn người bước xuống hồi hộp không thể tả xiết.

Tôi nhanh mắt hơn nhìn thấy chị từ xa, tay vali, tay xách quà. Vẫn dáng người thanh mảnh ấy nhưng mái tóc dài hơn, làn da trắng như gà bóc. Tôi vui mừng gọi tên chị, chạy đến gần và ôm thật chặt.

Kết Luận

Như vậy, các em đã nghiên cứu thông tin chi tiết về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Kiến Guru vẫn tiếp tục đăng tải các kiến thức học tập hữu ích bạn đọc hãy theo dõi để không bỏ lỡ nội dung hay.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ