Phân tích khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ sẽ được Kiến Guru hé lộ chi tiết trong bài viết này. Các em muốn trình bày đủ ý, “ăn điểm” tuyệt đối đừng bỏ qua nội dung sau đây. Tin rằng những gì chuyên trang chia sẻ sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn.
1. Hệ thống kiến thức hỗ trợ phân tích Mùa xuân nho nhỏ khổ 4 5
Phân tích khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ cần đảm bảo đủ ý, đúng trọng tâm. Có rất nhiều học sinh đang vướng mắc trong vấn đề này. Muốn đi đúng hướng, chọn đúng cách triển khai bạn đọc nên dành thời gian nghiên cứu phần nội dung dưới đây:
1.1. Tác giả
Phạm Thanh Hải có tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh năm 1930 mất năm 1980, quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế.
Trong suốt cuộc đời sáng tác ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm nổi bật. Điển hình là các tập thơ như:
- Ánh Mắt – 1956.
- Người đồng chí trung kiên – 1962.
- Huế mùa xuân, tập 1 tập 2 1970 – 1972.
- Mùa xuân nho nhỏ – 1980.
Trong thơ Thanh Hải ta thấy được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống vô bờ. Những ngôn từ ông mang lại cho người đọc là sự bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lý. Điều này càng thể hiện chất riêng không thể nhầm lẫn với bất cứ ai khác.
1.2. Tác phẩm
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào cuối năm 1980. Khi đó, đất nước đã thống nhất nhưng đang trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế. Đồng thời, nhà thơ cũng đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai cảm nhận sức khỏe ngày một yếu đi.
Bài thơ được sáng tác không đầy một tháng trước khi Thanh Hải qua đời. Tác phẩm như lời tâm niệm chân thành của tác giả, gửi lại đời nỗi tha thiết cống hiến.
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng. Khi đọc từng vần lên ta có thể thấy sự gần gũi với dân ca, hình ảnh đẹp, giản dị nhưng cũng vô cùng gợi cảm. Đặc biệt xuyên suốt tác phẩm ta thấy được nghệ thuật ẩn dụ, so sánh rất sáng tạo, độc đáo.
2. Gợi ý lập dàn ý phân tích khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân nho nhỏ khổ 4 5 cần phân tích đủ theo 3 phần là mở – thân – kết. Trong mỗi phần ta phải chỉ rõ từng ý để triển khai toàn bộ nội dung bài chặt chẽ, xúc tích. Muốn làm được điều này các em có thể tham khảo ngay những gợi ý dưới đây:
2.1. Mở bài
- Nêu khái quát về tác giả Thanh Hải như quê quán, năm sinh năm mất, sự nghiệp sáng tác.
- Ca ngợi ông là một người dành cả cuộc đời cống hiến cho nền văn học nước nhà.
- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của bài thơ là khi đất nước đã thống nhất, nhà thơ đang điều trị bệnh tại bệnh viện Bạch Mai.
- Khái quát về khổ thơ 4 5 của bài thơ nói về những ước nguyện của tác giả.
- Nêu rõ vị trí của đoạn trích.
2.2. Thân bài
Phân tích mùa xuân nho nhỏ khổ 4 5 phần thân bài ta cần tách riêng mỗi khổ. Nội dung của từng phần và hướng triển khai ý như sau:
2.2.a. Phân tích khổ 4
Nội dung của khổ 4 chính là tiếng lòng của tác giả muốn được hòa nhập. Đồng thời, ông cũng khao khát được mang lại niềm vui cho cuộc đời này:
Ta làm con chim hót,
Ta làm một nhành hoa.
Ta nhập vào hoà ca.
Một nốt trầm xao xuyến.
Khổ thơ 4 được tác giả sử dụng nghệ thuật điệp từ “ta làm” kết hợp với nhịp thơ nhanh. Điều này thể hiện khát khao dâng hiến mãnh liệt của thi nhân đối với cuộc đời. Đôi khi, ông không cần làm những gì lớn lao mà chỉ đơn giản là hoá thân vào con chim, nhành hoa hoặc nốt trầm.
- Ước mơ trở thành con chim mang tiếng hót trong trẻo cho đời cùng niềm hân hoan vĩnh cửu.
- Ước mơ trở thành một nhành hoa mang tới hương thơm, sắc thắm cho đời. Đồng thời, hình ảnh này cũng tô điểm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp.
- Khao khát trở thành nốt trầm không ồn ào, không cao điệu. Tác giả muốn cống hiến một cách lặng lẽ để hòa vào khúc ca mừng xuân về của nhân dân.
=> Những ước mơ nhỏ bé của tác giả đã góp phần tô điểm cho mùa xuân của đất nước thêm tươi đẹp.
- Bên cạnh đó, tác giả còn liên tục dùng đại từ “ta” để thể hiện tâm niệm không của riêng ông. Hơn thế nữa, đó sẽ trở thành lý tưởng sống cho toàn dân tộc.
=> Kết luận về khổ 4 thể hiện khát vọng hòa nhập vào cuộc đời của tác giả. Đặc biệt, ca ngợi tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà thơ – nhà cách mạng sống trọn với đất nước.
2.2.b. Phân tích khổ 5
Khổ thơ thứ 5 thể hiện ước nguyện được cống hiến chân thành của tác giả. Niềm khát khao ấy không thể tuổi tác, luôn tha thiết trong mọi thời điểm:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
- Mùa xuân nho nhỏ được nhắc tới ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người. Theo đó, chúng ta có thể cống hiến theo nhiều cách khác nhau nhưng không ồn ào. Sự thầm lặng đó cho thấy mong muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân vĩ đại của đất nước.
- Tác giả đã dùng từ láy lặng lẽ và nho nhỏ để nói một cách rất khiêm tốn và chân thành về nhân cách sống.
Từ những điều trên ta thấy được tác giả có một nhân cách sống vô cùng cao đẹp. Bởi ông luôn hướng tới sự khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không cần ai phải biết đến. Chỉ cần chút sức lực nhỏ ấy giúp cho đất nước tốt đẹp hơn cũng đủ để tác giả cảm thấy hạnh phúc.
- Trong khổ thơ tác giả đã liên tục sử dụng điệp ngữ “dù là” nhằm thể hiện thái độ tự tin. Dù cho mọi khó khăn có bủa vây nhưng ông vẫn cứng cỏi, mạnh mẽ nhất.
- Sự cống hiến không phân biệt độ tuổi nào như khi ta còn trẻ đang tuổi đôi mươi hay lúc tóc đã bạc. Chỉ cần còn sống tác giả vẫn muốn đóng góp cho sự nghiệp chung.
2.2.c. Đặc sắc nghệ thuật
Phân tích khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ ta thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng điệp ngữ.
- Vận dụng từ láy linh hoạt.
- Hình ảnh tươi sáng, giàu tính nhân văn.
2.3. Kết bài
Phân tích khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ ta cần tóm lược được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Thể hiện ước nguyện được cống hiến của tác giả.
- Thể thơ năm chữ, hình ảnh trong sáng, sinh động.
Ngoài ra, ở phần cuối này mỗi cá nhân phải liên hệ với bản thân thông qua bài thơ này. Các em có thể triển khai ý theo hướng:
- Bài thơ như lời nhắc nhở thế hệ trẻ về lý tưởng sống, nên cống hiến hết mình, không sống cho riêng mình.
- Tích cực học tập, rèn luyện bất cứ khi nào để xây dựng đất nước.
- Không cần sự tung hô của bất cứ ai, chỉ cần tích cực cống hiến dù việc đó là thầm lặng.
- Dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng phải dành hết tâm trí để phục vụ cho đất nước và quê hương.
- Sống sao để cho bản thân không cảm thấy hổ thẹn, trở thành niềm tự hào cho gia đình, đất nước.
Kết Luận
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau phân tích khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ trên đây. Hi vọng các em đã tìm thấy nội dung cũng như kiến thức Ngữ văn hữu ích. Đừng quên tiếp tục theo dõi Kiến Guru để cập nhật nhanh nhất những tư liệu hay bạn nhé.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.