Hướng dẫn phân tích giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt” – Chi tiết và Dễ hiểu

Những hướng dẫn phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt dưới đây sẽ giúp bạn khái quát chuẩn những kiến thức chính trong tác phẩm và hiểu bài đúng nhất. Với một kiệt tác văn học Việt Nam như Vợ nhặt của Kim Lân, chúng ta cần cái nhìn có chiều sâu để cảm và nhận ra những giá trị ẩn chứa trong dụng ý của tác giả.

Kiến Guru sẽ hỗ trợ bạn tìm ra những giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hướng dẫn phân tích chi tiết dưới đây.

Kiến thức hỗ trợ phân tích giá trị nhân đạo “Vợ nhặt”

1 – Tác giả

word image 21482 1

Nhà văn Kim Lân

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, (2008 thuộc vùng Hà Nội). Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi.

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Trong cả hai giai đoạn sáng tác (trước và sau năm 1945), tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là “những thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,…

Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật hà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.

Khác với tư tưởng của các cây viết cùng đề tài, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân vật nghèo vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa. Hình ảnh làng quê và người nông dân trong các tác phẩm của Kim Lân không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời và sáng ngời lên những phẩm chất đáng trân trọng và ngợi ca

* Giải thưởng:

Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật nǎm 2001.

* Tác phẩm tiêu biểu:

  • Làng (1948)
  • Vợ nhặt (1962)
  • Đứa con người vợ lẽ
  • Nên vợ nên chồng (1955)
  • Con chó xấu xí (1962)
  • Đôi chim thành,
  • Con mã mái,
  • Chó săn
  • Đứa con người cô đầu,
  • Cô Vịa
  • Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai diễn của ông như:
  • Lý Cựu (trong phim Chị Dậu); Cả Khiết (trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can); Lão Hạc (trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy); Lão Pẩu (trong phim Con Vá); Cụ lang Tâm (trong phim Hà Nội 12 ngày đêm).

2 – Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập truyện “Con chó xấu xí” (1962)

b. Hoàn cảnh sáng tác:

Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại(1954),Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

c. Ý nghĩa nhan đề:

Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm, hạnh phúc gia đình, mang ý nghĩa trọng đại và lớn lao.

Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường.

→ Vợ nhặt có nghĩa là nhặt được vợ, gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945.

Người ta dựng vợ gả chồng lúc ăn nên làm ra, qua tìm hiểu và yêu thương nhau, nhưng Tràng đã đi ngược lại với tất cả điều đó. Nhan đề Vợ nhặt được nhà văn Kim Lân đặt ra không chỉ gây ấn tượng, tò mò với bạn đọc mà còn phản ánh đúng tính chất, nội dung của câu chuyện.

→ Nhan đề tuy giản dị, mộc mạc nhưng đã gọi một phần to lớn vào việc làm nên giá trị và thành công cho tác phẩm.

→ Thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.

→ Từ nhan đề, ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn ở đây Tràng nhặt vợ.

→ Đây thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

d. Bố cục (4 phần)

Phần 1 (từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”): cảnh Tràng dẫn vợ về nhà.

Phần 2 (tiếp đó đến “cùng đẩy xe bò về”): Lí giải việc Tràng nhặt được vợ.

Phần 3 (tiếp đó đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”): Cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới.

Phần 4 (còn lại): Cảnh buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng.

e. Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt”

Năm 1945 đã trở thành dấu ấn lịch sử không thể phai mờ đối với mỗi con người Việt Nam, thời điểm đó không chỉ đánh dấu sự huy hoàng của thắng lợi Việt Nam đánh đổ phát xít, thực dân và lật đổ chế độ phong kiến 1000 năm. Đưa nước ta trở thành một nước tự do dân chủ. Đó còn là giai đoạn ghi nhận những đau thương mất mát của dân tộc ta dưới họa xâm lăng. Sự bóc lột dã man tàn bạo của bọn phát xít thực dân và bọn phong kiến tay sai đã đẩy hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Trong hoàn cảnh ấy nhà văn Kim Lân đã dựng lên một tình huống nhặt được vợ. Tình huống ấy vừa để tố cáo tội ác của bọn bóc lột, vừa thể hiện niềm cảm thông với nỗi đau khổ của con người, vừa bày tỏ niềm tin vào con người: “dù cuộc sống có đau khổ đến đâu, nhưng con người vẫn thể hiện niềm yêu thương đùm bọc lẫn nhau vẫn không nguôi về khát vọng hạnh phúc, vẫn hướng đến một tương lai tươi sáng”. Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1 – Khái niệm Giá trị nhân đạo

Giá trị nhân đạo chính là một thuật ngữ mang giá trị cơ bản trong các tác phẩm văn học hiện nay. Giá trị này được tạo nên từ cảm giác của nhà văn thông qua sự miêu tả chi tiết nhân vật, sự việc, thể hiện nỗi xót thương của con người với con người, nỗi đau của những số phận bất hạnh hoặc khó khăn trong xã hội. Thông qua tác phẩm văn học của mình, các tác giả còn thể hiện giá trị nhân đạo ở sự tôn trọng, sự sẻ chia đối với những nét đẹp trong tâm hồn của những mảnh đời. Từ đó khởi dậy những niềm tin vươn lên trong cuộc sống, vượt qua khó khăn.

2 – Giá trị nhân đạo của tác phẩm

a. Nạn đói khủng khiếp năm 1945

Trong truyện đã diễn tả với tất cả niềm xót thương thông cảm của tác giả về cảnh bi thảm của quần chúng lao động trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.

Tác phẩm “Vợ nhặt” đã bộc lộ được niềm xót xa thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói. Nạn đói được ví như một trận đại hồng thủy có sức tàn phá dữ dội. Những dãy phố úp sụp tối om: “những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma”, “không khí vẩn lên mùi ẩm mốc thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác người” và đặc biệt hơn là âm thanh của tiếng quạ gào thê thiết. Bằng những hình ảnh đau thương của nạn đói, tác giả đã tố cáo được tội ác của bọn thực dân phát xít cùng bọn phong kiến tay sai. Chúng đã dồn người dân đến mức đường cùng của cuộc sống, làm cho bao người chết trong cảnh đói rách. Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma. Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, toả mùi gây gây của xác chết. Toàn bộ câu truyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy. Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.

Tình cảnh của gia đình Tràng

Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.

Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.

Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).

b. Sự cưu mang, niềm hy vọng của người lao động nghèo khổ

Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng : mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.

Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ và ý nghĩa

Tác phẩm còn đi sâu khám phá nâng niu trân trọng khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của con người. Tràng luôn khao khát hạnh phúc, ẩn sau hình ảnh người đàn ông thô kệch chỉ biết làm lụng kia là con người cũng khao khát yêu thương. Trong hoàn cảnh kéo xe thóc mà anh vẫn buông lời trêu đùa để làm cho cuộc sống thêm tươi vui, anh đùa có ai đẩy xe cùng thì mời bữa cơm xôi giò. Tưởng chỉ là lời trêu đùa vui vơ mà có cô ra đẩy cùng, sau một hồi ăn 2 chập bánh đúc thì người đàn bà ấy theo về làm vợ. Anh cũng nghĩ đến cái đói đang khủng khiếp kia liệu mình có vượt qua được không mà còn thêm cô vợ, nhưng anh “chậc kệ”. Niềm khao khát hạnh phúc khiến anh vượt qua cái đói cái chết sắp tới. Trên đường về nhà khuôn mặt anh vui lạ thường. Thậm chí Kim Lân còn đẩy tình huống truyện đến đỉnh điểm khi miêu tả sự ngạc nhiên của Tràng.

Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói hoành hành

Bản thân anh cũng không ngờ rằng việc lên vợ lên chồng của mình lại dễ dàng đến thế, chỉ có bốn bát bánh đúc mà thành vợ thành chồng. Cho nên khi dẫn vợ về nhà, nhìn thấy vợ giữa nhà Tràng vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Đến bây giờ hắn còn ngờ ngợ không phải “ra hắn đã có vợ rồi đấy ư…”. Đến sáng hôm sau nhìn thấy ngôi nhà đã lâu nay đã được thu dọn sạch sẽ bởi bàn tay người vợ. Hắn không hết bàng hoàng ngạc nhiên việc hắn đã có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ ngàng như không phải. Điều đó còn được thể hiện ở ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ thể hiện ngay ở nhân vật người vợ nhặt. Chỉ có một câu tầm phơ tầm phào mà cô chấp nhận theo không người đàn ông xa lạ ấy để làm vợ, cô bỏ qua cả ý thức về danh dự và nhân phẩm của bản thân mình

Tổng kết

Một tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ. Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính của những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống. Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân. Tác giả không tô vẽ, lý tưởng hóa các nhân vật của mình.

Kết luận

Trong bài viết trên, chúng mình đã cùng nhau phân tích giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt”. Hy vọng những hướng dẫn phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt chi tiết trên sẽ bổ sung kiến thức cho bạn sẵn sàng làm các dạng đề văn liên quan đến tác phẩm. Hãy tải Kiến Guru – app học tập thông minh để chúng mình đồng hành cùng bạn trong nhiều tuyệt tác văn học khác của Việt Nam nữa nhé!

 

Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ