Hướng dẫn ôn tập và giải đáp môn Hoá 9 bài 31 : Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa 9 bài 31 là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng và nhiều dạng bài tập thường gặp. Vì thế, các em cần dành thời gian rèn luyện để nắm vững kiến thức. Dưới đây là tổng hợp chi tiết từ Kiến Guru giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu, tham khảo.

1. Tổng hợp Lý thuyết môn hoá 9 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa 9 bài 31 tập trung nghiên cứu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Muốn giải tốt nhiều bài tập, học sinh nên chú trọng đến những phần kiến thức sau:

1.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

  • Ô nguyên tố: Cho ta biết được số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên của nguyên tố, nguyên tử khối của chính nguyên tố đó.
  • Số hiệu nguyên tử: Có số trị bằng số đơn vị điện tích của hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Đồng thời, số hiệu của nguyên tử sẽ trùng với số tự tự ô ghi trong bảng tuần hoàn.
  • Chu kì: Được hiểu là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron với nhau. Đồng thời, chúng xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự chu kỳ sẽ bằng đúng số electron.
  • Nhóm: Bao gồm toàn bộ các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Do vậy, chúng có tính chất tương tự nhau, xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Số thứ tự của các nhóm A aex bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

1.2. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

  • Trong một chu kì khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo đúng chiều tăng của điện tích hạt nhân ta có:

+ Số electron ngoài cùng của nguyên tử sẽ tăng dần từ 1 đến 8 electron.

+ Tính kim loại của các nguyên tố sẽ giảm dần. Đồng thời, tính phi kim của các nguyên tố sẽ tăng dần.

  • Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ta có:

+ Số lớp của electron của nguyên tử sẽ tăng dần.

+ Tính kim loại của các nguyên tố sẽ tăng dần. Đồng thời, tính phi kim của các nguyên tố sẽ giảm dần.

1.3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiến thức Hóa 9. Bởi khi nhìn vào đó các em dễ dàng biết được:

  • Vị trí của nguyên tố, suy đoán ra cấu tạo nguyên tử cũng như tính chất của nguyên tố.
  • Biết được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể đoán ra vị trí và tính chất của nguyên tố đó.

2. Hỗ trợ Giải bài tập bài 31 hoá 9

Giải hóa 9 bài 31 sẽ giúp các em nắm vững kiến thức lý thuyết, hiểu rõ bản chất của vấn đề. Hiểu được tầm quan trọng của phân môn này, Kiến Guru đã có những tổng hợp chi tiết nhằm mang lại tư liệu tham khảo hữu ích cho học sinh.

2.1. Bài 1 trang 101 SGK hóa 9

Em hãy dựa vào bảng tuần hoàn và tìm ra cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 7, 12, 16.

Trả lời:

Ta giả sử nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 7:

  • Nguyên tố A thuộc ô số 7 trong bảng tuần hoàn.
  • Điện tích hạt nhân 7+, 7 electron.
  • Căn cứ vào bảng tuần hoàn ta cũng thấy được nguyên tố A thuộc chu kỳ 2, như vậy nó có 2 lớp electron.
  • Đặc biệt, nguyên tố A thuộc nhóm VA nên sẽ có 5 lớp electron ở lớp ngoài cùng nên ta có thể nhận định A là nguyên tố phi kim.

Ta giả sử nguyên tố B có số hiệu của nguyên tử là 12:

  • Nguyên tố B thuộc ô số 12 trong bảng tuần hoàn.
  • Điện tích hạt nhân 12+, 12 electron.
  • Nguyên tố B thuộc chu kỳ 3 nên sẽ có 3 lớp electron.
  • Nguyên tố B thuộc nhóm IIA vì thế ta có thể nhận định nó là kim loại vì có 2 lớp electron phía ngoài cùng.

Ta giả sử nguyên tố C có số hiệu nguyên tử là 16:

  • Nguyên tố C thuộc ô số 16 trong bảng tuần hoàn.
  • Điện tích hạt nhân 16+, 16 electron.
  • Nguyên tố C thuộc chu kỳ 3 nên sẽ có 3 lớp electron.
  • Nguyên tố C thuộc nhóm VIA vì thế ta có thể nhận định nó là phi kim vì có 6 lớp electron phía ngoài cùng.

2.2. Bài 2 trang 101 SGK hóa 9

Biết một nguyên tố X có cấu tạo nguyên tử với điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp bên ngoài cùng có 1 electron. Em hãy suy ra vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn và nêu rõ tính chất hoá học cơ bản của nó.

Lời giải:

  • Theo bài ra ta có, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+ nên số thứ tự của nó sẽ là 11 – ô số 11.
  • Nguyên tố X có 3 lớp electron nên nguyên tố này sẽ thuộc chu kỳ thứ 3 của bảng tuần hoàn.
  • Nguyên tố X có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên ta nhận định nguyên tố này sẽ thuộc nhóm 1 của bảng tuần hoàn.

Căn cứ vào bảng tuần hoàn của các nguyên tố hoá học ta có thể tìm ra được các thông tin sau đây:

  • Tên của nguyên tố: Natri.
  • Ký hiệu hoá học của nguyên tố: Na.
  • Nguyên tử khối là: 23.
  • Tính chất hoá học cơ bản là kim loại.

2.3. Bài 3 trang 101 SGK hóa 9

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học thuộc nhóm I đều là kim loại mạnh tương tự Natri. Vì thế, nó có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng ra hidro, tác dụng cùng với oxi để tạo thành oxit, tác dụng cùng với phi kim khác để tạo thành muối. Em hãy viết phương trình hoá học minh hoạ với nguyên tố Kali.

Lời giải:

  • Nguyên tố Kali tác dụng với nước, sản phẩm tạo thành là một dung dịch bazơ và khí hidro: Phương trình hoá học cụ thể: 2K + 2H2O → 2KOH + H2.
  • Nguyên tố hoá học Kali tác dụng với oxi, sản phẩm tạo thành là oxit. Phương trình hoá học cụ thể: 4K + O2 → 2K2O (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).
  • Nguyên tố hoá học Kali tác dụng với phi kim, sản phẩm tạo thành là muối. Phương trình hoá học cụ thể: 2K + Cl2  → 2KCl

2.4. Bài 4 trang 101 SGK hóa 9

Các nguyên tố nhóm VII trong bảng nguyên tố hoá học đều là những phi kim mạnh tương tự như clo. Theo đó, nó tác dụng với hầu hết kim loại để tạo ra muối, tác dụng với hidro để tạo ra chất khí. Em hãy viết phương trình hóa học cụ thể minh hoạ với brom.

Lời giải:

  • Brom tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt), sản phẩm sinh ra là muối. Phương trình hoá học cụ thể: Br2 + 2K → 2KBr (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).
  • Brom tác dụng với khí hidro, sản phẩm sinh ra là khi hidro bromua. Phương trình hoá học cụ thể: Br2 + H2  → 2HBr (k) (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).

2.5. Bài 5 trang 101 SGK hóa 9

Cho các kim loại dưới đây, các em hãy sắp xếp chúng theo chiều kim loại giảm dần:

a)  Na, Mg, Al, K ;

b) K, Na, Mg, Al;

c) Al, K, Na, Mg ;

d) Mg, K, Al, Na.

Hãy giải thích vì sao lại có sự lựa chọn đó?

Lời giải:

Ta chọn b) là cách sắp xếp đúng. Lý do giải thích cụ thể như sau:

  • Nguyên tố Na và nguyên tố K cùng một nhóm. Hơn hết, điện tích hạt nhân của Na < K nên ta có thể nhận định tính kim loại của Na > K,
  • Ba nguyên tố Na, Mg, Al cùng trong một chu kỳ. Trong khi đó, điện tích hạt nhân của Na < Mg < Al nên ta có thể nhận định tính kim loại của Na > Mg > Al.

Dựa vào tính chất bắc cầu ta sẽ kết luận K > Na > Mg > Al.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ nội dung hoá 9 bài 31 với lý thuyết và bài tập chi tiết. Hi vọng, các em đã tìm thấy kiến thức hữu ích và học tốt hơn mỗi ngày. Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ bất cứ bài học hay nào bạn nhé.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ