Hướng dẫn ôn tập và giải đáp bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Để giải bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1, bạn cần ôn luyện lại về làm tròn số. Những bài tập trong toán 7 sẽ là nền tảng giúp cho bạn học tốt hơn môn toán trung học. Hãy cùng ôn tập lý thuyết và cách làm tròn số trong toán học để có thể giải bài 80 sgk toán 7 tập 1.

I. Hệ thống lý thuyết trong giải bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Chúng ta đều biết lý thuyết là nền tảng là cơ sở để thực hành giải mọi bài toán khó. Trước khi giải bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1, bạn cần nắm và hiểu rõ lý thuyết. Hãy cùng tìm hiểu một vài lý thuyết được nhắc đến trong phần bài làm tròn số

1. Vì sao cần làm tròn số?

Làm tròn số là một hình thức rút gọn làm cho con số trở nên ngắn gọn đỡ phức tạp. Những con số quá dài hay quá khó nhớ nếu không làm tròn sẽ rất khó khi sử dụng. Ngoài ra, làm tròn số còn được coi như phương pháp để ước lượng giúp cho người dùng dễ đánh giá hơn khi muốn so sánh các số.

Số cần được làm tròn thông thường chính là số thập phân. Những dãy số thập phân vô hạn thường sẽ được sử dụng quy ước làm tròn để rút gọn tránh cho số đó trở nên cồng kềnh phức tạp cho các phép tính. Đôi khi số được làm tròn không nhất thiết phải là một số thập phân.

Do vậy, làm tròn số là một hình thức làm cho con số trở nên tròn hơn tránh tình trạng khó nhớ ảnh hưởng đến việc thực hiện phép toán. Thêm vào đó số sau khi đã làm tròn thường dễ đánh giá và dễ quy đổi để làm các yêu cầu mà bài toán đặt ra.

2. Quy tắc làm tròn số trong toán học

Khi tiến hành làm tròn số bạn cần hiểu rõ nhu cầu và mục đích của việc làm tròn số đó. Chúng ta thường chia việc làm tròn số ra thành những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung quy tắc đó chính là tính từ số được chọn làm tròn ta cần xét giá trị số đứng liền kề phía sau nó.

Phương pháp làm tròn số sẽ có thể là làm tròn đến hàng trăm,hàng chục hay hàng đơn vị. Tùy yêu cầu bạn hãy đánh giá số đứng liền kề sau hàng muốn làm tròn. Dựa vào quy ước về giá trị của số đó ta sẽ làm tròn lên 1 đơn vị nếu các số từ 5 đến 9. Các số còn lại sẽ làm tròn xuống.

Như vậy quy tắc làm tròn số được chia ra thành 2 trường hợp là làm tròn lên và làm tròn xuống. Với cả 2 trường hợp điểm chung chính là chúng ta đểu bỏ hết chữ số sau phần được được tròn hay thay thế bằng số 0. Với trường hợp làm tròn lên bạn sẽ cần thực hiện cộng thêm một đơn vị vào số đó.

word image 29851 2

Quy ước làm tròn số và ví dụ minh họa

II. Lời giải cụ thể bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Sau khi đã ôn luyện và hiểu được lý thuyết, chúng ta sẽ giải bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1. Trước tiên bạn cần đọc kỹ đề bài để xác định yêu cầu đồng thời phân tích chỉ ra những việc cần làm thực hiện để giải quyết yêu cầu. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập đến kienguru.vn, luôn có hỗ trợ cho học tập.

word image 29851 3

Đề bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Đề bài cho chúng ta hai đại lượng đo khối lượng. Tuy nhiên, đây là hai đại lượng thuộc các hệ đo khác nhau. Một đại lượng cho hệ đo quốc tế còn đại lượng kia chỉ sử dụng ở một số quốc gia. Chính vì thế, bạn cần biết cách quy đổi đại lượng thì mới có thể xử lý và giải quyết triệt để được yêu cầu bài toán đưa ra.

Nếu ta đánh giá cân nặng theo đơn vị đo của Anh thì hiện tại 1lb tương đương 0,45 kg. Đề bài muốn bạn tìm ra giá trị khối lượng của Anh tương đương với 1 kg. Hãy tiến hành phép toán chia và tìm ra kết quả cho 1/ 0,45 = 2,2222222222. Ta có thể viết gọn lại kết quả thành 2, (2)lb.

Tuy nhiên đây là bài tập làm tròn nên số thập phân vô hạn hay vô hạn tuần hoàn đều cần thực hiện đúng yêu cầu. Trước tiên chúng ta đọc thấy đề bài yêu cầu làm tròn đến số thập phân thứ 2. Như vậy, ta tính đến số thứ 2 sau dấu phẩy. Số đứng liền kề sau đó là 2 < 5 ta làm tròn xuống còn 2,22 lb

III. Gợi ý giải các bài tập trang 38 sgk toán 7 tập 1

Ngoài bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1, các bạn học sinh có thể ôn tập và giải thêm các bài tập liên quan trang 38 để luyện giải nhé!

word image 29851 4

Các bài tập khác trong trang 38 sgk toán 7 tập 1

1. Bài 78

Đo ti vi là yêu cầu của bài 78 dành cho các bạn đang học phần này. Tuy nhiên cách đo sẽ có một chút đặc biệt chứ không phải là chỉ dùng một chiếc thước để đo thông thường. Chính vì thế bạn cần đọc kỹ yêu cầu để có thể đo chính xác đúng nhất có thể.

Chiếc ti vi chúng ta cần đo là ti vi 21 inch. Trong đó Inch một lần nữa lại là đơn vị đo độ dài theo quy ước hệ đơn vị Mỹ. Chính vì thế bài tập này bạn không dùng thước để đo và cần sử dụng mối liên hệ giữa đơn vị inch và xen ti mét để tính toán tìm ra chiều dài cho chiếc ti vi 21 inch này.

Theo bảng quy ước đơn vị ta đã có thì cứ 1 inch quy đổi sẽ tương đường với 2,54 xen ti mét. Như trường hợp một chiếc ti vi đã xác định là 21 inch ta cần thực hiện phép nhân 21 x 2,54. Kết quả tìm được là 53,34 xen ti mét. Vậy đó đồng thời cũng chính là chiều dài đường chéo của chiếc ti vi mà đề bài cần đo.

2. Bài 79

Bài toán số 79 là một bài toán hình học mang ý nghĩa thực tế. Chúng ta cần coi như đang giải một bài toán hình thông thường. Sau đó khi tìm được kết quả bài toán mới thực hiện làm tròn số theo đúng quy ước và yêu cầu mà đề bài đã đưa ra ở trên cho người học.

Trước tiên, ta có thông tin đề bài đã cho là một mảnh đất có hình chữ nhật. Chiều dài mảnh đất đo được là 10, 234 mét. Chiều rộng của mảnh đất người ta đo được là 4,7 m . Đầu tiên bạn cần tính chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật theo đúng yêu cầu với công thức ( 10,234 + 4,7 ) x2 = 29,868 m2.

Sau khi tính ra kết quả của chu vi hình chữ nhật ta sẽ bắt đầu thực hiện yêu cầu tiếp theo. Đề bài muốn làm tròn kết quả đã tính đến hành đơn vị. Ta sẽ xét số đầu tiên đứng sau dấu phẩy là 8 > 5. Do vậy cần làm tròn lên nên kết quả theo đúng yêu cầu của đề bài chính là 30 m2.

IV. Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Ngoài những quy tắc làm tròn số theo yêu cầu, chúng ta thường áp dụng phương pháp này cho những số thập phân so nhiều hơn 3 chữ số sau dấu phẩy. Thông thường, chúng ta sẽ áp dụng quy tắc làm tròn cho một số thập phân đến chữ số thứ 3 đằng sau dấu phẩy.

Làm tròn số được sử dụng để thuận tiện giải và tiến hành tính toán. Tuy nhiên, không phải được làm tròn tùy tiện. Khi làm tròn, ta cần đánh giá đến mức ảnh hưởng giá trị. Thông thường, nếu sai số không quá lớn ở mức cho phép thì mới được tiến hành làm tròn số đó theo quy tắc đã học.

==> Xem thêm nội dung liên quan: Bài 35 trang 40 sgk toán 7 tập 2

Kết luận

Giải bài 80 trang 38 sgk toán 7 tập 1 là một cách khá tổng quát để bạn hiểu được lý thuyết phần làm tròn số. Ngoài ra đây cũng là phương pháp có ý nghĩa thực tiễn khi những kết quả thực tế thường không tròn hay chẵn chục như lý thuyết. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn tập.

Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ bất kỳ bài học thú vị nào của các môn học nhé!

Chúc các bạn luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ