Hướng dẫn ôn tập và giải đáp bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1

Bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1 là bài tập nằm trong phần kiến thức lý thuyết đại số lớp 7 về “Mặt phẳng toạ độ”. Như vậy mặt phẳng toạ độ là gì, nó được biểu diễn các điểm như thế nào. Đây là kiến thức quan trọng và đi xuyên suốt trong chương trình học cấp 2 cũng như cấp 3, đại học, có tính ứng dụng ngoài thực tế. Vậy ta cùng đi vào ôn lại các nội dung cơ bản.

I. Kiến thức trong giải bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1

1. Mặt phẳng toạ độ

Trên 1 mặt phẳng bất kỳ, ta có hai trục Ox và Oy cắt nhau và vuông góc với nhau tại 1 điểm là O,. Ta gọi đó là hệ trục toạ độ Oxy, với O là gốc của toạ độ.

Trục hoành là trục Ox nằm ngang, trục tung là trục Oy dựng đứng, ta có hình minh hoạ sau:

word image 32379 2

Hệ trục toạ độ Oxy trên mặt phẳng toạ độ

Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy thì ta gọi nó là mặt phẳng toạ độ Oxy.

2. Toạ độ của 1 điểm bất kỳ ở trên mặt phẳng toạ độ Oxy

-Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, với mỗi 1 điểm N, ta sẽ xác định được 1 cặp số toạ độ word image 32379 3 . Ngược lại, mỗi 1 cặp số toạ độ word image 32379 4 , ta sẽ xác định được 1 điểm N.

– Cặp số toạ độ word image 32379 5 , ta gọi là toạ độ của điểm N, Xo là gọi là hoành độ và Yo được gọi là tung độ của điểm N.

word image 32379 6

Ví dụ ta có mặt phẳng toạ độ với điểm N (2; -3). Vậy ta nói hoành độ của điểm N là x = 2, tung độ của điểm N là y = -3.

Lưu ý: Các điểm có trên trục hoành có tung độ bằng 0, và ngược lại, các điểm có trên trục tung thì hoành độ của nó có gốc toạ độ bằng 0.

II. Áp dụng giải bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1

Kiến Guru sẽ hướng các em vận dụng các kiến thức vừa ôn tập trên để giải bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1 nhé!

Yêu cầu

word image 32379 7

Phương pháp giải bài

Để biểu diễn 1 điểm bất kỳ với cặp số toạ độ (a, b) trên hệ trục mặt phẳng toạ độ, ta thực hiện:

  • Từ trục hoành ta vẽ a = x, kẻ dựng lên 1 đường thẳng đứng và dựng thành 1 đường thẳng vuông góc với trục Ox.
  • Từ trục tung, ta vẽ b = y và dựng 1 đường thẳng ngang vuông góc với trục Oy.
  • Giao điểm của hai đường thẳng vừa được kẻ theo cặp số toạ độ lần lượt chính là các điểm A, B, C.

word image 32379 8

Mặt phẳng toạ độ của đề bài

Lời giải chi tiết

Cách vẽ hình:

+ Ta đánh dấu điểm A, có x = 3 trên trục hoành và vẽ 1 đường thẳng vuông góc với trục Ox, với y = -1/ 2 trên trục tung ta vẽ 1 đường thẳng ngang vuông góc với trục tung Oy và song song với trục Ox, hai đường thẳng trên cắt nhau tại 1 điểm là A.

+ Từ trục hoành vẽ x = -4, vẽ đường thẳng đứng vuông góc với Ox, từ điểm y = 2/ 4 ở trên trục tung ta vẽ 1 đường ngang vuông góc với trục tung Oy và song song với trục hoành Ox. Giao điểm của hai đường thẳng vừa được vẽ trên chính là điểm B.

+ Từ trục hoành x = 0 ta vẽ 1 đường thẳng vuông góc với trục Ox và từ trục tung ta có y = 2, 5 ta vẽ 1 đường ngang song song với trục Ox và vuông góc với trục Oy. Giao điểm của hai đường thẳng trên là điểm C ta cần tìm.

III. Gợi ý lời giải các bài tập trang 67 sgk toán 7 tập 1

Ngoài bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1, để củng cố thêm kiến thức về Mặt phẳng toạ độ, ta thực hiện giải các bài tập trang 67 sau để thành thạo kỹ năng làm bài.

1. Bài 32 trang 67

word image 32379 9

Giải chi tiết:

Câu a

Điểm M có tọa độ: M (-3, 2)

Điểm N có toạ độ N (2; -3)

Điểm P có toạ độ P (0, -3)

Điểm Q có toạ độ Q (-2; 0)

word image 32379 10

Hình vẽ minh hoạ điểm các toạ độ

 

Câu b

Nhận xét: Cặp toạ độ M và N: Tung độ của điểm M bằng với hoành độ điểm N, hoành độ của điểm M bằng với tung độ của điểm N.

Cặp điểm toạ độ P và Q cũng tương tự: tung độ của điểm P bằng với hoành độ điểm Q, hoành độ của điểm P bằng với tung độ của điểm Q.

 

2. Câu hỏi bài 6 sgk toán 7 tập 1 trang 67

word image 32379 11

Toạ độ gốc O là? được viết như thế nào?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Toạ độ gốc O được ta viết là: O (0; 0)

 

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã ôn tập các kiến thức liên quan đến mặt phẳng toạ độ, đồng thời, thực hiện giải bài 33 trang 67 sgk toán 7 tập 1 và các bài tập khác liên quan. Mong rằng các thông tin chúng tôi cung cấp ở trên có thể hỗ trợ cho các em học sinh học tốt được bài 6 cũng như môn toán lớp 7, đạt kết quả cao trong các kỳ thi.

Các em hãy truy cập vào trang web https://www.kienguru.vn/ để xem thêm các kiến thức về các môn học khác.

Chúc các em luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ