Hướng dẫn ôn tập và giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1 khoa học cho học sinh

Làm tròn số là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Toán lớp 7 phần số học. Phần kiến thức này có tính ứng dụng rất cao trong thực tế. Một số bạn học sinh vẫn còn hay nhầm lẫn và chưa hiểu rõ về cách làm tròn số. Trong bài giảng “Hướng dẫn ôn tập và giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1 khoa học cho học sinh” này, chúng mình sẽ giúp các bạn học sinh làm tròn số dễ dàng, đơn giản.

Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

I. Kiến thức trong giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Làm tròn số

Kiến thức quy ước làm tròn số lớp 7 được tổng hợp nhằm giúp các em học sinh biết cách làm tròn số đơn giản nhất và vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên của các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn là 5, thì ta cần giữ nguyên.

Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên của các chữ số bị bỏ đi mà lớn hơn hoặc là bằng 5 thì ta thêm 1 vào chữ số cuối cùng của số dư.

làm tròn số

Làm tròn số nếu như các chữ số đầu tiên nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : Hãy làm tròn các số sau đến hàng đơn vị: 4.3 và 4.9

Làm tròn số

Ví dụ về làm tròn số

Quan sát hình vẽ, ta thấy:

4.3 gần với 4 hơn là 5 nên ta làm tròn 4.3 thành 4 thay vì 5. Kí hiệu 4.3 ≈ 4

4.9 gần với 5 hơn là 4 nên ta làm tròn 4.9 thành 5 thay vì 4. Kí hiệu 4.9 ≈ 5

Kết luận: Khi làm tròn một số thập phân tới hàng đơn vị, ta làm tròn số đó với số nguyên gần nó nhất.

Ví dụ 2: Hãy làm tròn các số thập phân sau đến hàng đơn vị:

5.7 ≈ …

2.9 ≈ …

3.4 ≈ …

2.3 ≈ …

1.2 ≈ …

Lời giải

5.7 ≈ 6

2.9 ≈ 3

3.4 ≈ 4

2.3 ≈ 2

1.2 ≈ 1

Ví dụ 3: Hãy làm tròn số thập phân sau đến chữ số thập phân thứ 3/ làm tròn đến hàng phần nghìn: 0.1258

Lời giải:

Ta có 0.1258 gần với 0.126 hơn là 0.125 nên ta có: 0.1258 ≈ 0.126

II. Quy ước làm tròn số

Trường hợp 1

Trong các chữ số bỏ đi nếu chữ số đầu tiên nhỏ hơn 5 . Ta giữ nguyên các chữ số đăng trước. Nếu là số nguyên ta thay chữ số bỏ đi thành số 0.

Ví dụ:

a. Làm tròn số 123.436 đến chữ số thập phân thứ nhất.

Ta thấy:

  • 4 là số thập phân thứ nhất của số trên.
  • Chữ số đầu tiên bị bỏ đi là 3. Mà 3 < 5

=> Ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Ta được kết quả là: 123.436 ≈ 123.4

b. Làm tròn số 423 đến hàng tròn chục

Ta thấy:

  • 2 là hàng chục của số trên.
  • 3 là chữ số đầu tiên bị bỏ đi. Mà 3 < 5

=> Ta có kết quả là 423 ≈ 420

Trường hợp 2

Trong các chữ số bỏ đi nếu chữ số đầu tiên lớn hơn hoặc bằng 5. Ta cộng thêm 1 vào chữ số đằng trước (chữ số cuối cùng của phần còn lại). Nếu là số nguyên ta thay chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.

Ví dụ

a. Làm tròn số thập phân 5.689 đến chữ số thập phân thứ 2.

Ta thấy:

8 là chữ số thập phân thứ 2.

9 là chữ số đầu tiên bị bỏ đi. Mà 9 > 5

=> Ta cộng thêm 1 vào chữ số thập phân thứ 2. Ta có kết quả là 5.689 ≈ 5.69

Bài tập vận dụng

Bài 1: Làm tròn các số thập phân sau:

12.56; 256.985; 1.42; 2.378; 65.52; 12.258

Lời giải:

12.56 ≈ 12.6

256.985 ≈ 256.99

1.42 ≈ 1.4

2.378 ≈ 2.4

65.52 ≈ 65.5

12.58 ≈ 12.6

Bài 2: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. Biết chiều dài hình chữ nhật là 25.37 cm. Chiều rộng hình chữ nhật là 10.5cm. Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị.

Lời giải

Chu vi hình chữ nhật là: (25.37 + 10.5) x 2 = 68.14 cm ≈ 68cm

Diện tích hình chữ nhật là: 25.37 x 10.5 = 266.385 cm² ≈ 266cm²

Bài 3: Làm tròn số đến hàng đơn vị:

1.256; 2.358; 25.58; 36.124; 20.025; 137.256

Bài 4: Làm tròn số đến chữ số thập phân thứ nhất:

25.36; 658.879; 125.65; 2.37; 1.54; 0.258

III. Áp dụng giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1

Để hiểu rõ hơn về phần kiến thức này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lời giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1 nhé!

Đề bài

Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:

Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính.

Cách 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả.

Giải bài 81 trang 38 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Lời giải

a) A = 14,61 -7,15 + 3,2

Cách 1: A ≈ 15 -7 + 3 = 11

Cách 2: A = 14,61 – 7,15 + 3,2 = 10,66 ≈ 11 (chữ số bỏ đi thứ 2 là 6 > 5)

b) B = 7,56 . 5,173

Cách 1 : B ≈ 8.5 = 40

Cách 2 : B = 7,56. 5,173 = 39,10788 ≈ 39 (chữ số thập phân thứ nhất là 1 < 5)

c) C = 73,95 : 14,2

Cách 1 : C ≈ 74 : 14 ≈ 5,2857 ≈ 5 (chữ số thập phân thứ nhất là 2 < 5)

Cách 2 : C = 73,95 : 14,2 = 5,207746 ≈ 5 (chữ số thập phân thứ nhất là 2 < 5)

Nhận xét : Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng cách 2 cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn , cách 1 lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.

Giải bài 81 trang 38 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Cách 1:

Giải bài 81 trang 38 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

Cách 2:

Giải bài 81 trang 38 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

IV. Lời giải và đáp án các bài tập khác trang 38 sgk toán 7 tập 1

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lời giải và đáp án các bài tập khác trang 38 sgk toán 7 tập 1 để luyện tập thêm về phần kiến thức này nhé!

Bài 78 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1)

Khi nói đến tivi loại 21 in –sơ ta hiểu rằng đường chéo màn hình của chiếc tivi này dài 21 in –sơ (in-sơ (inch) kí hiệu “in” là đơn vị đo chiều dài theo hệ thống Anh, Mĩ, 1 in ≈ 2,54 cm) .Vậy đường chéo màn hình của chiếc ti vi này dài khoảng bao nhiêu xentimet?

Lời giải:

Ta có 21 in ≈ 21. 2,54 ≈ 53,34 cm.

Làm tròn đến hàng đơn vị ta được 53cm. (chữ số bỏ đi thứ 2 là 3 < 5)

Vậy đường chéo màn hình của chiếc tivi 21 in dài khoảng 53cm.

Bài 79 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1)

Tính chu vi và diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 10,234m và chiều rộng là 4,7m (làm tròn đến hàng đơn vị)

Lời giải:

Chu vi mảnh vườn: C = (10,234 + 4,7) . 2 = 29,868(m)

Làm tròn đến hàng đơn vị 29,868 ≈ 30. (chữ số thập phân thứ nhất bỏ đi là 8 > 5)

Vậy chu vi mảnh vườn khoảng 30m

Diện tích mảnh vườn: S = 10,234 . 4,7 = 48,0998 (m2).

Làm tròn đến hàng đơn vị 48,0998 ≈ 48. (chữ số thập phân thứ nhất là 0 < 5)

Vậy Diện tích mảnh vườn khoảng 48 m2

Bài 80 (trang 38 SGK Toán 7 Tập 1)

Pao (pound ) kí hiệu “lb” còn gọi là cân Anh là đơn vị đo khối lượng Anh 1lb ≈ 0,45kg. Hỏi 1kg gần bằng bao nhiêu pao (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)

Lời giải:

Áp dụng quy ước làm tròn số

trường hợp 1 : Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.

1 lb ≈ 0,45kg

⇒ 1kg ≈ 1 : 0,45 ≈ 2,(2) lb

Kết quả ta làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai 2,(2) ≈ 2,22

Vậy 1kg ≈ 2,22 lb

V. Kết luận

Trong bài viết trên, chúng mình đã cùng nhau ôn tập và giải bài 81 trang 38 sgk toán 7 tập 1. Kiến hy vọng rằng các cách giải bài tập toán lớp 7 làm tròn số sẽ giúp các em học sinh củng cố và ghi nhớ lý thuyết, từ đó giải các bài tập của chương cách làm tròn số thập phân một cách dễ dàng nhất, để chuẩn bị nền tảng kiến ​​thức vững chắc cho cả năm lớp 7.

Hãy liên hệ ngay với chúng mình nếu có thắc mắc cần giải đáp nhé!

Chúc các bạn học tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ