Giải sách giáo khoa hóa 9 trang 71 giúp bạn đọc tổng hợp và ôn luyện kiến thức về kim loại và một số tính chất của hợp chất vô cơ điển hình đã được học từ trước. Đây là những nội dung quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn trong bài kiểm tra định kì, bài thi tuyển sinh vào lớp 10.
Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết ngày hôm nay của Kiến Guru nhé!
1. Tổng hợp lý thuyết môn hóa 9 trang 71 Ôn tập học kì
Các hợp chất vô cơ là một chủ đề quan trọng trong phân môn hóa học các cấp THCS và THPT. Ở chương trình Trung học cơ sở, chúng được nghiên cứu trong phần sau lớp 8 cho đến hết học kì 1 môn Hóa học 9. Để phục vụ cho quá trình liên tưởng kiến thức, mời bạn đọc cùng tham khảo phần hệ thống lý thuyết sau:
1.1. Ôn tập về sự biến đổi của kim loại thành các hợp chất vô cơ
Kim loại có thể biến đổi thành các hợp chất vô cơ theo nhiều phương pháp, cụ thể như sau:
- Cách 1: Muối được tạo thành khi kim loại phản ứng với axit:
Ví dụ minh họa: Chuyển hóa từ kim loại kẽm (Zn) về muối ZnCl2 diễn ra theo phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
- Cách 2: Chuỗi phản ứng hình thành từ kim loại đến các hợp chất vô cơ khác: kim loại → bazơ → muối (1) → muối (2):
Để minh họa cho chuỗi phản ứng trên, ta có chuỗi phản ứng sau:
K → KOH → KCl → KNO3
Tương ứng với chuỗi phản ứng này, ta có các phương trình hóa học như sau:
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑
KOH + HCl → KCl + H2O
KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl↓
- Cách 3: Kim loại được biến đổi tạo thành nhiều hợp chất vô cơ khác nhau theo chuỗi phản ứng: Kim loại → oxit bazơ → bazơ → muối (1) → muối (2):
Ca → CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 → CaSO4
Chuỗi phản ứng chuyển hóa từ kim loại (Canxi) đến các hợp chất vô cơ xảy ra theo phương trình hóa học:
2Ca + O2 → 2CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
Ca(NO3)2 + H2SO4 → CaSO4↓ + 2HNO3
- Cách 4: Chuyển hóa kim loại ban đầu theo chuỗi: Kim loại → oxit bazơ → muối (1) → bazơ → muối (2) → muối (3):
Chuỗi phản ứng của quá trình chuyển hóa từ kim loại đồng Cu đến muối (3): Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu(NO3)2
Tương ứng với chuỗi phản ứng trên, ta hoàn thành được các phương trình hóa học như sau:
1.2. Khám phá sự biến đổi từ các hợp chất vô cơ thành kim loại
Mời các bạn cùng tìm hiểu các nội dung biến đổi, phân hủy hợp chất vô cơ thành kim loại:
- Dạng 1: Hình thành kim loại sau khi muối tác dụng với một đơn chất/hợp chất khác:
Ví dụ minh họa: Phản ứng loại bỏ đồng Cu ra khỏi muối đồng (II) sunfat CuSO4 → Cu:
Trong phản ứng này, kim loại mạnh hơn là Fe đã đẩy kim loại yếu hơn là Cu ra khỏi muối:
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
- Dạng 2: Chuyển đổi từ hợp chất vô cơ thành kim loại thông qua chuỗi phản ứng: Muối → bazơ → oxit bazơ → kim loại.
Ví dụ minh họa: Chuỗi phản ứng từ sắt (III) clorua về đơn chất Fe diễn ra như sau: FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3 +3CO → 2Fe2O3 + 3CO2
- Dạng 3: Chuỗi phản ứng chuyển hóa từ Bazơ → muối → kim loại
Ví dụ minh họa: Dãy chuyển hóa: Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu
- Dạng 4: Kim loại được hình thành từ oxit bazơ;
Ví dụ minh họa: Quan sát phản ứng giữa đồng (II) oxit CuO và khí hidro H2:
Caption: Ôn tập kiến thức và hỗ trợ giải bài tập hóa 9 trang 71 – sự chuyển hóa từ oxit thành kim loại
Phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
CuO + H2 → Cu + H2O
2. Lời giải và đáp án bài tập hóa 9 trang 71 sgk
Sau khi đã được tổng hợp những kiến thức trọng tâm trong bài học này, sau đây bạn đọc hãy cùng Kiến Guru đi tìm chìa khóa cho những bài tập sách giáo khoa hóa 9 trang 71 nhé!
Đề bài
Viết các phương trình hóa học biểu diễn dãy chuyển hóa sau đây:
Hướng dẫn giải chi tiết
Bài tập này là dạng phức hợp quá trình tư duy để hình thành chuỗi phản ứng. Trước khi bắt tay vào giải bài tập này, bạn đọc cần có nền tảng lý thuyết phần tính chất hóa học của kim loại nói chung cũng như kiến thức về sắt nói riêng. Bên cạnh đó, bài tập này áp dụng phương pháp chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ để hoàn thành chuỗi phản ứng.
Từ đó, ta có lời giải chi tiết như sau:
3. Gợi ý giải một số bài liên quan trang 72 sgk Hóa 9
Với phần hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập hóa 9 trang 71 vừa rồi, Kiến Guru hy vọng bạn đã hiểu được cách giải bài tập dạng hoàn thành các phương trình hóa học theo chuỗi chuyển hóa. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo và luyện tập những bài tập khác trang 72 sgk hóa 9 để có cơ hội rèn luyện các thao tác làm bài nhé!
3.1. Bài 2
Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gồm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 trang 72 sgk hóa 9 bài 24:
Bài tập này đòi hỏi bạn đọc có tư duy nhanh nhạy và sự nắm rõ các phản ứng hóa học để thành lập các chuỗi phản ứng và từ đó viết phương trình hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý đáp án chi tiết của bài tập này như sau:
- Các dãy chuyển hóa có thể có:
Dãy chuyển hóa số 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
Dãy chuyển hóa số 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
Các phương trình hóa học tương ứng:
- Dãy số 1:
- Tương tự với dãy chuyển hóa số 2, ta có phương trình hóa học tương ứng như sau:
3.2. Bài 3
Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3 trang 72 sgk hóa 9 bài 24:
Cả 3 kim loại này đều có những tính chất đặc trưng nhất định bên cạnh những phản ứng hóa học điển hình thường thấy ở mỗi kim loại, ta dựa vào đó để xác định dấu hiệu nhận biết, cụ thể như sau:
- Bước 1: Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
- Bước 2: Chọn thuốc thử là dung dịch kiềm NaOH và dung dịch axit clohidric HCl.
- Bước 3: Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mẫu thử có chứa ba kim loại trên, mẫu thử nào có xảy ra phản ứng hóa học và có bọt khí bay lên là Al, hai kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.
Phương trình hóa học của phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
- Bước 4: Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag, kim loại nào tác dụng và xuất hiện hiện tượng có khí bay lên là Fe, kim loại nào không tác dụng là Ag.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
3.3. Bài 4
Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây:
A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2.
B. NaOH, CuO, Ag, Zn.
C. Mg(OH)2, HgO, K2SO3, NaCl .
D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4 trang 72 sgk hóa 9 bài 24:
Bài tập này giúp bạn đọc ôn tập những tính chất hóa học của axit điển hình – axit sunfuric loãng, cụ thể bao gồm:
- Đơn chất: Phản ứng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa của kim loại và tạo thành muối sunfat.
- Hợp chất: Oxit bazơ, dung dịch bazơ kiềm, muối.
Từ đó, ta có ta có gợi ý lời giải chi tiết cho bài tập này như sau:
Loại đáp án A loại vì H2SO4 không tác dụng với Cu,FeCl3.
Ta loại đáp án B vì axit sunfuric không phản ứng với kim loại bạc Ag.
Loại đáp án C vì NaCl không thể phản ứng với axit sunfuric để tạo ra sản phẩm có kết tủa.
Như vậy, ta chọn D là đáp án chính xác.
Kết luận
Vừa rồi, Kiến Guru đã hướng dẫn chi tiết đáp án cho các bài tập hóa 9 trang 71, hy vọng bạn đọc đã hiểu và nắm được những hướng làm bài tập cơ bản khi tính toán, giải bài tập liên quan đến hóa học phần các chất vô cơ.
Bên cạnh đó, các bạn đừng quên bỏ lỡ những chủ đề bổ trợ học tốt môn học được tổng hợp tại đây của Kiến Guru nhé.