Kết thúc học kì 1, các bạn học sinh cần củng cố lại kiến thức để ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi. Dưới đây chúng tôi cung cấp cho quý vị một số đề thi toán lớp 3 học kì 1. Bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình ôn tập. Mời các bạn học sinh theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ những phương pháp giải và lý thuyết nhé.
1. Nội dung trong bài học môn toán lớp 3
1.1. Các số phạm vi 10000, 100000
1. Cách đọc và viết số có 4,5 chữ số
2. So sánh các số ở trong phạm vi 10000, 100000.
3. Phép cộng trừ ở trong phạm vi 10000, 100000.
4. Phép nhân, chia các số ở trong phạm vi 10000
5. Tìm thành phần chưa biết của các phép tính
6. Tính giá trị của biểu thức
1.2. Bài toán có lời văn
1.3. Hình học
1.4. Các dạng Toán thực tế
2. Các dạng đề thi học kì 1 toán lớp 3
Đề 1:
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu 1:
a) 1/2 của 16 là:… Số cần điền chính là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
b) Chữ số 6 trong số 461 sẽ có giá trị là:
A. 600 | B. 60 | C. 61 | D. 46 |
c) Có 20 con bò và 4 con trâu. Hỏi số trâu sẽ bằng một phần mấy số bò?
d) Hình ở dưới đây có mấy góc vuông?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Chu vi của hình vuông có cạnh 5cm chính là:
A. 20
B. 25
C. 20cm
D. 25cm
Câu 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
4m 3dm = ……………dm | 5hm 2dam = …………..m |
4580g = ………….kg………….g | 2kg 6g = ………………g |
Câu 4: Giá trị của biểu thức 65 – 12 × 3 sẽ là
A. 29
B. 159
C. 39
D. 19
Câu 5: Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:
Đồng hồ bên chỉ:
A. 10 giờ 10 phút B. 2 giờ 10 phút C. 10 giờ 2 phút D. 2 giờ kém 10 |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 6. Đặt tính rồi tính:
a. 492 + 359
b. 582 – 265
c. 114 x 8
d. 156 : 6
Câu 7. Tính giá trị của biểu thức:
468 + 32 x 7 = …………………………………
………………………………………………………. |
584 – 123 x 3 = ……………………………….
………………………………………………………. |
Câu 8: Giải bài toán
Tại một cửa hàng gạo có 127 kg gạo nếp. Số gạo tẻ sẽ gấp 3 lần số gạo nếp. Hỏi rằng cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki – lô – gam kể cả gạo nếp và tẻ?
Câu 9:
Tìm một số biết rằng nếu như lấy số đó cộng với số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau thì ta sẽ được 587.
Đáp án – đề 1
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1.
Câu 2. C
Câu 3. Điền đúng mỗi ý được 0,25đ
Câu 4. A
Câu 5. A
Phần II. Tự luận
Câu 6. (2đ):
Câu 7: (1 điểm)
Câu 8: (1đ)
Số kg gạo tẻ sẽ là:
127 x 3 = 381 kg
Tất cả kg số gạo nếp và gạo tẻ sẽ là:
127 + 381 = 508 kg
Câu 9. (1đ)
Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau chính là 102
Suy ra số cần tìm là: 587 – 102 = 485
Đề 2:
Bài 1 (1,0 điểm): Khoanh vào đáp án có câu trả lời đúng
a) Số 285 sẽ được đọc là:
b) Kết quả của phép tính 478 + 139 chính là:
A. 600 | B. 617 | C. 623 | D. 656 |
Bài 2 (1,0 điểm): Khoanh vào đáp án có câu trả lời đúng
a) Giảm số 80 đi 4 lần ta sẽ có được kết quả là:
A. 35 | B. 30 | C. 25 | D. 20 |
b) 18kg gấp lên 5 lần ta sẽ có được:
A. 60kg | B. 70kg | C. 80kg | D. 90kg |
Bài 3 (1,0 điểm): Khoanh vào đáp án có câu trả lời đúng
a) Kết quả của phép tính 87dm x 3 chính là:
A. 244dm | B. 253dm | C. 261dm | D. 275dm |
b) Số thích hợp để ta điền vào chỗ chấm 7m = … cm chính là:
A. 700 | B. 70 | C. 7 | D. 17 |
Bài 4 (1,0 điểm): Khoanh vào đáp án đúng
Chu vi của hình chữ nhật sẽ có chiều dài là 12cm và chiều rộng 6cm là:
A. 18cm | B. 36cm | C. 54cm | D. 72cm |
Bài 5 (2,0 điểm): Đặt tính rồi tính:
671 + 108 | 472 – 185 | 163 x 5 | 864 : 9 |
Bài 6 (1,0 điểm): Tính giá trị của biểu thức dưới đây:
a) 183 + 582 – 375 | b) 27 x 6 : 2 |
Bài 7 (2,0 điểm): Tại một cửa hàng vào buổi sáng đã bán đi được 28kg đường. Vào buổi chiều cửa hàng đó tiếp tục bán được số đường là gấp hai lần số đường vào buổi sáng. Hỏi rằng là cả ngày cửa hàng đó sẽ bán được tất cả có bao nhiêu ki-lô-gam đường được bán đi?
Bài 8 (1,0 điểm): Hãy viết thêm vào dãy số ở dưới đây 5 số nữa:
Đáp án – Đề 2
Bài 1: a) A b) B
Bài 2: a) D b) D
Bài 3: a) C b) A
Bài 4: B
Bài 5:
671 + 108 = 779 | 472 – 185 = 287 | 163 x 5 = 815 | 864 : 9 = 96 |
Bài 6:
a) 183 + 582 – 375
= 765 – 375 = 390 |
b) 27 x 6 : 2
= 162 : 2 = 81 |
Bài 7:
Buổi chiều cửa hàng đó sẽ bán được số ki-lô-gam đường là:
28 x 2 = 56 (kg)
Cả ngày cửa hàng đó sẽ bán được tất cả số ki-lô-gam đường là:
28 + 56 = 84 (kg)
Đáp số: 84 kg đường.
Bài 8:
Hoàn thành dãy số ta được như sau:
3. Hỗ trợ ôn tập
3.1. Giải toán
Giải toán nhiều hơn ít hơn
- Bước 1: Tìm được giá trị của đại lượng chưa biết
- Bước 2: Tính được giá trị tổng của hai đại lượng
Giải bài toán “ gấp lên một số lần” hoặc là “ giảm đi một số lần” nhiều hơn và ít hơn.
- Bước 1: Tìm được giá trị của đại lượng chưa biết
- Bước 2: Tính được giá trị tổng của hai đại lượng
3.2. Đại lượng
Bảng đơn bị đo độ dài:
km – hm – dam – m – dm – cm – mm
Các đơn vị liền nhau và chúng sẽ hơn kém nhau 10 đơn vị.
Đơn vị đo của khối lượng là: Gam (g) (1000g = 1kg)
3.3. Hình học
- Góc vuông
- Góc không vuông
- Cv hình chữ nhật: (Chiều dài + chiều rộng) x 2
- Cv hình vuông: độ dài một cạnh x 4
3.4. Tính giá trị của biểu thức:
- Trong biểu thức chỉ có phép (+,-) ta tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu như trong biểu thức chỉ có phép (x, : ) ta thực hiện từ trái sang phải.
- Trong biểu thức có dấu +, -, x, : thì ta tiến hành x,: ; trước +,- sau.
- Khi mà biểu thức có dấu () thì ta sẽ bắt đầu tính ở trong () trước.
3.5. Phép cộng – phép trừ
Cộng, trừ các số có 3 chữ số theo không nhớ và có nhớ.
Đặt tính: Ta đặt các chữ số đã cho thẳng cột với nhau.
Không nhớ: Thực hiện phép tính lần lượt từ phải sang trái.
Có nhớ: Nếu như cộng hoặc trừ được số >=10 thì ta sẽ viết hàng đơn vị của kết quả là nhớ lấy hàng chục. Cộng tiếp số tiếp theo ta thu được kết quả là bao nhiêu thì sẽ tiếp tục lấy nó cộng với phần nhớ.
3.6. Phép nhân
Nhân số có hai chữ số với nhân số có 1 chữ số:
Không nhớ: Ta thực hiện phép tính lần lượt từ phải qua trái.
Có nhớ: Ta cộng phần nhớ vào phép tính ở phía trước phép tính có nhớ.
Nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số: Làm tương tự như nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
Ôn tập các bảng nhân như 6, 7, 8, 9.
3.7. Phép chia
Chia số có 2 chữ số cùng với số có 1 chữ số:
- Đặt tính
- Ta thực hiện chia lần lượt từng số của số thứ nhất cho số thứ 2
- Kiểm tra phép chia nếu số dư = 0 thì đó là số dư hết, nếu số dư # 0 thì đó là phép chia có dư.
Chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số tương tự như là chia 2 chữ số với 1 chữ số
Ôn tập bảng chia 6, 7, 8, 9.
Trên đây hướng dẫn đề thi toán lớp 3 kì 1 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả và học sinh gần xa để có thể giúp ích được cho các bạn một số kiến thức cơ bản và cách áp dụng để thực hiện bài tập của mình. Chúng tôi còn đưa ra một số kiến thức khác liên quan đến các bạn để ít nhiều có thể hỗ trợ các bạn trong môn học này. Kiến Guru hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều đến các bạn ở môn học này nhé.
Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn ôn luyện đề thi toán lớp 3 học kì 2 để chuẩn bị cho chương trình học sắp tới nhé!
Xem thêm:
– Các Bài Toán Tìm 2 Số Khi Biết Tổng Và Tích
– Cùng em học tiếng việt lớp 3 tập 1 – Hướng dẫn giải bài tập – Ngắn gọn và Dễ hiểu