Hướng dẫn môn Hóa 9 bài 33: Thực hành tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Hóa 9 bài 33 thuộc chương 3 – Sơ lược về bảng tuần hoàn hoá học. Nội dung bài học bao gồm nhiều thí nghiệm hóa học, cách thực hiện, kết luận quan trọng. Các em không muốn bỏ lỡ kiến thức hữu ích do Kiến Guru chia sẻ hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

1. Mục đích thí nghiệm môn hóa 9 bài 33

Hóa 9 bài 33 được biên soạn nhằm mục đích giúp các em hiểu rõ nhiều vấn đề quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Nắm chắc các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện các thí nghiệm.
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất để thực hiện thí nghiệm an toàn và thành công.
  • Giúp học sinh biết cách quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
  • Thông qua những thí nghiệm học sinh có thể viết được các phương trình hoá học.

Từ những thí nghiệm trong hóa 9 bài 33 học sinh có thể chứng minh tính chất hoá học. Đồng thời, các em nhanh chóng rút ra kết luận về tính chất hoá học của cacbon, muối cacbonat.

2. Cơ sở lý thuyết bài 33 hóa 9

Trước khi tiến hành các thí nghiệm ở bài 33 hóa 9 chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức quan trọng. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp học sinh hiểu rõ bản chất, vấn đề, vận dụng nhiều bài tập.

2.1. Tính chất hoá học của phi kim

Phi kim tác dụng với kim loại, hidro, oxi. Với mỗi trường hợp sẽ có những đặc điểm riêng như sau:

  • Phi kim tác dụng với kim loại tạo ra muối hoặc oxit:

Na + Cl2 → NaCl

2Cu + O2 → 2CuO

  • Phi kim tác dụng với hidro tạo ra hợp chất khí:

O2 + H2 → H2O

H2 + Cl2 → 2HCl

  • Phi kim tác dụng với oxi có sản phẩm tạo thành là oxit axit: S + O2 → SO2

2.2. Tính chất hoá học của cacbon

Cacbon có những tính chất quan trọng các em cần nắm sau đây:

  • Cacbon tác dụng với oxi để tạo thành Cacbon Dioxit: C + O2 → CO2.
  • Cacbon tác dụng với oxit kim loại: 2CuO + C → 2Cu + CO2.
  • Cacbon bị nhiệt phân huỷ: CaCO3→ CaO + CO2,

Tính chất hoá học của muối cacbonat:

  • Tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic, sản phẩm tạo thành muối mới và giải phóng ra khí Cacbondioxit: Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O,
  • Tác dụng với dung dịch bazơ, sản phẩm tạo thành là muối cacbonat không tan và bazơ mới: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
  • Tác dụng với dung dịch muối, sản phẩm tạo thành là hai muối mới: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

3. Báo cáo thực hành bài 33 hóa 9

Hoá 9 bài 33 có những thí nghiệm nào, cách thực hiện ra sao, kết luận gì? Toàn bộ nội dung này sẽ được Kiến Guru tổng hợp thông tin và chia sẻ ngay sau đây:

3.1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao

Trước khi thí nghiệm ta cần chuẩn bị các dụng cụ và hóa chất. Việc này giúp cho quá trình thực hiện nhanh chóng, đạt hiệu quả cao:

  • Dụng cụ cần có: Ống nghiệm, đèn cồn, cốc bằng thuỷ tinh, giá đỡ, ống dẫn khí.
  • Hoá chất: Hỗn hợp đồng (II) oxit, cacbon, dung dịch Ca(OH)2.

Ta lấy một ít hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon cho vào ống nghiệm. Tiến hành đun nóng đáy của ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng và giải thích:

  • Khi đã đun nóng ống nghiệm ta thấy phần đáy của ống nghiệm xuất hiện một loại bột màu đen chuyển dần sang màu đỏ. Phương trình hoá học là: 2CuO + C → 2Cu + CO2.
  • Khí cacbon dioxit sau khi tạo thành sẽ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2. Ta thấy hiện tượng trong cốc bị vẩn đục trắng. Phương trình hoá học cụ thể: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

Từ thí nghiệm trên ta thấy được cacbon có tính khử. Bởi vậy, nó có thể khử một oxit kim loại thành kim loại.

word image 35694 1 1

Thí nghiệm cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao

3.2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

Muốn nhiệt phân muối NaHCO3 ta cần chuẩn bị ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, giá đỡ. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một muỗng nhỏ NaHCO3 cho vào ống nghiệm khô và tiến hành dàn đều.
  • Lắp ống nghiệm thứ hai nằm ngang, cho phần miệng hơi chúc xuống lên giá đỡ.
  • Thực hiện đậy miệng ống bằng nút có ống dẫn khí xuyên qua.
  • Đưa đầu ống dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong chứa trong ống nghiệm số hai.
  • Châm qua đèn, hơ nóng đều ống nghiệm sau đó tập trung đun hỗn hợp. Lưu ý chỉ để khoảng 1/3 ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Khi đó, ta sẽ quan sát hiện tượng và đưa ra những nhận xét. Các em cần nêu được các ý chính như sau:

  • Lượng muối NaHCO3 có hiện tượng giảm dần, vì thế, NaHCO3 đã bị nhiệt phân.
  • Phần miệng của ống nghiệm có hiện tượng nước ngưng đọng. Vì thế, ta có thể nhận định được phản ứng này sinh ra nước.
  • Phần dung dịch Ca(OH)2 đã bị vẩn đục.

Ta có thể viết được phương trình hoá học như sau:

2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

word image 35694 2 1

Thí nghiệm nhiệt phân muối NaHCO3

3.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

Hãy nêu phương án nhận biết chính xác 3 chất là NaCl, Na2CO3, CaCO3.

Trả lời:

  • Ta thực hiện đánh số các lọ chứa hoá chất và ống nghiệm.
  • Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất vào ống nghiệm theo số tương ứng.
  • Nhỏ khoảng 2ml dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm và quan sát:

+ Nếu như không có khí thoát ra ta xác định đó chính là NaCl.

+ Nếu xuất hiện khí thoát ra ta có thể nhận định đó là hai chất Na2CO3, CaCO3.

  • Tiếp tục lấy một thìa hóa chất trong hai lọ còn lại cho vào trong ống nghiệm.
  • Ta cho khoảng 2ml nước cất và tiến hành lắc nhẹ.
  • Quan sát hiện tượng và kết luận:

+ Nếu như chất rắn tan trong nước ta có thể kết luận đó là Na2CO3.

+ Nếu như chất rắn không tan trong nước ta có thể kết luận đó là CaCO3.

word image 35694 3 1

Cách nhận biết muối cacbonat và muối clorua

4. Lưu ý quan trọng khi thực hành và làm thí nghiệm

Trước khi làm thực hành hoá 9 bài 33 các em cần lưu ý nhiều vấn đề. Việc này giúp học sinh thực hiện đúng, đủ các bước và đảm bảo an toàn. Đồng thời, mỗi cá nhân cũng thu hoạch, nắm vững kiến thức.

  • Nắm rõ 3 thí nghiệm là gì.
  • Nắm rõ nội dung, tính chất của cacbon, muối cacbonat, muối clorua.
  • Nắm chắc các nội quy của phòng thí nghiệm, cách sử dụng, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm.
  • Luôn thực hiện cẩn thận, chậm rãi để tránh đổ vỡ các hoá chất gây mất an toàn.
  • Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
  • Chỉ lấy một lượng nhỏ hoá chất.
  • Không tự ý thực hiện khi chưa được sự phân công và cho phép của thầy cô.
  • Tập trung cao độ trong quá trình nghe hướng dẫn, cách thực hiện.
  • Chú ý đến thao tác cầm kẹp gỗ, giá ống nghiệm, cách lấy hoá chất.
  • Chủ động đọc bài thật kỹ trước khi đến lớp để tiếp thu bài mới nhanh hơn.

Việc tham gia các buổi thực hành hoá 9 bài 33 với hầu hết học sinh sẽ vô cùng hào hứng. Tuy nhiên, chúng ta cần tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao trong học tập.

Ngoài ra, trong quá trình thực hành thí nghiệm nếu có điều gì không hiểu các em hãy hỏi lại cô giáo. Càng chú tâm học tập bao nhiêu học sinh càng lĩnh hội kiến thức tốt bấy nhiêu. Đồng thời, đó là nền tảng quan trọng giúp các em học tốt môn Hoá.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ nội dung lý thuyết, từng bước thực hành chi tiết của hoá 9 bài 33. Hi vọng các em đã tìm thấy thông tin hữu ích, quan trọng. Mời bạn tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ các phần kiến thức trọng tâm khác.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ