Hướng dẫn lập sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông – Chi tiết và Dễ hiểu

Với sơ đồ tư duy “Ai đã đặt tên cho dòng sông” chi tiết và dễ hiểu nhất dưới đây, Kiến Guru mong rằng các bạn học sinh sẽ dễ dàng hiểu thật chi tiết về tác phẩm. Ngoài ra sơ đồ tư duy còn sơ lược ngắn gọn về phần tác giả, tác phẩm giúp các bạn nắm vững được kiến thức cơ bản trước khi lên lớp.

Tìm hiểu chung khi vẽ sơ đồ tư duy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

1 – Tác giả:

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937, quê ở Triệu Phong – Quảng Trị, từng học tại Huế
  • Có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế.
  • Là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí, được đánh giá là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất nước ta”(Nguyên Ngọc)
  • Nét đặc sắc trong sáng tác : kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, hành văn hướng nội, súc tích, tài hoa.
  • Các tác phẩm tiêu biểu:
    • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1971).
    • Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980)
    • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1981)
    • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)…

2 – Tác phẩm

  • Hoàn cảnh ra đời:
  • Tác phẩm được viết tại Huế vào tháng 1 năm 1981, in trong tập bút ký cùng tên. Tập sách gồm tám bài ký, viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975, hoà bình lập lại nên vẫn còn một chút tưng bừng của cảm hứng ngợi ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
  • Tác phẩm nói về tình yêu quê hương đất nước gắn liền với tình yêu thiên nhiên và lòng tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Bố cục:
  • Phần 1: Từ đầu…quê hương xứ sở: Sông Hương dưới góc nhìn địa lí.
  • Phần 2: Đoạn cuối: Sông Hương dưới góc nhìn lịch sử, đời thường và thi ca.
  • Giá trị nội dung: Là đoạn văn xuôi miêu tả dòng sông Hương đầy súc tích và giàu chất thơ. Một nét đặc sắc gợi nên sức hấp dẫn tuyệt vời chính là nhờ vào những cảm xúc sâu lắng được gom lại từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa của tác giả.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã phối hợp linh hoạt giữa các biện pháp nghệ thuật:
  • Thể loại: bút kí
  • Sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ linh hoạt, uyển chuyển.
  • Ngôn ngữ văn xuôi trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh, nhạc điệu đậm chất trữ tình.
  • Giọng văn đầy biến hóa, khi tha thiết, ngân vang, khi bâng khuâng xao xuyến, khi dịu dàng đằm thắm.

Sau khi đã nắm được toàn bộ kiến thức cơ bản nhất của phần đầu tác phẩm, mời các bạn cùng đọc phần sơ đồ tư duy bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn và chi tiết dưới đây theo từng luận điểm chính.

Gợi ý lập sơ đồ tư duy “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

Nhằm cung cấp những kiến thức đầy đủ và chi tiết, dưới đây là phần sơ đồ tư duy “Ai đã đặt tên cho dòng sông” theo từng luận điểm chính.

1 – Sơ đồ phân tích tác phẩm

word image 16413 1

Luận điểm 1: Sông Hương là dòng chảy trải qua hành trình nhiều thăng trầm, gian truân từ dãy núi Trường Sơn về biển cả.

  • Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một bản trường ca của rừng già mang những giai điệu, tiết tấu vừa hùng tráng, vừa dữ dội, và đã sống một nửa cuộc đời… như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại… bản lĩnh gan dạ… tâm hồn tự do và trong sáng.
  • Ở rừng già là thế, nhưng khi ra khỏi rừng dòng sông như khoác lên một màu sắc mới: mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Thật khác xa với màu sắc hào hùng mạnh mẽ, lì lợm ở trong rừng già. اون لاين بلاك جاك Dòng sông giờ đây dịu dàng mà lại vô cùng trí tuệ, mang theo bao nhiêu phù sa để nuôi sống cho đời. العاب مقابل المال Có lẽ người đọc cảm thấy vô cùng thích thú với sự biến đổi và thích nghi rất nhanh của dòng sông. Ở nơi hiểm hóc thì phải gan dạ, ở nơi bình yên thì phải dịu dàng, mượt mà trở lại. Có thể nói dòng sông đã chuyển mình một cách có giá trị: “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục… Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc… nó chuyển hướng sang tây bắc… đột ngột vẽ một hình vòng cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.

Luận điểm 2: Sông Hương mang vẻ đẹp “sử thi” bi tráng khi “đã sống hết những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó”.

  • Ngoài vẻ đẹp thăng trầm và gian truân trên, sông Hương còn mang vẻ đẹp sử thi bi tráng, đã sống hết những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó. Phải nói, tác giả là một người rất am hiểu lịch sử và vô cùng kỳ công khi tìm tư liệu lịch sử liên quan đến dòng sông. Nhờ vậy mà chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về dòng sông xứ Huế này.
  • Trong tác phẩm, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa là nhân chứng lịch sử và là nạn nhân của lịch sử. Bởi vì nó chứng kiến biết bao nhiêu cuộc cách mạng, những chiến công rung chuyển, cùng đất nước đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, oằn mình biết bao nhiêu bom đạn và máu, nước mắt của người lính.
  • Vẻ đẹp của sông Hương không phải là vẻ đẹp tĩnh mà nó vô cùng sinh động. Dòng Sông như một con người, biết cách tự biến đời mình làm một chiến công và góp phần viết lên những trang sách sử vẻ vang của xứ Huế.

Luận điểm 3: Sông Hương còn bộc lộ vẻ đẹp nên thơ, gợi cảm trong quan hệ với nền văn hoá cố đô Huế.

  • Nếu ở những phân tích trên, dòng sông đã mang vẻ đẹp thăng trầm và lịch sử thì ở luận điểm này, dòng sông lại mang vẻ đẹp nên thơ gợi cảm trong quan hệ văn hóa với cố đô Huế. Một vẻ đẹp khiến cho sông Hương gắn liền với nhân dân Huế và tồn tại lâu đời, mãi mãi trong lòng người con xứ Huế.
  • Chính vì mang vẻ đẹp văn hóa nên sông hương xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Trước tiên , phải kể đến âm nhạc cổ điển Huế thì sông Hương được ví như “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”; “điệu chảy lặng lờ” , riêng thi ca thì không biết có bao nhiêu nhà thơ đã làm thơ về sông Hương. Điển hình như Nguyễn Du, Tố Hữu, Cao Bá Quát hay Tản Đà…
  • Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và có phần cổ kín. Đặc biệt khi tác giả miêu tả dòng sông mang vẻ đẹp trầm mặc và ẩn mình dưới rừng thông u tịch, dịu dàng dưới chân những lăng mộ âm u kiêu hãnh của vua chúa Triều Nguyễn, hay vẻ đẹp triết lí, cổ kính khi đi ngang qua tiếng chuông chùa…

Luận điểm 4: Gắn bó máu thịt với con người Huế, sông Hương trở thành dòng sông – đời người.

  • Đối với những người dân xứ Huế dòng sông như một thành viên trong gia đình đất Huế, nó cũng là máu thịt và có ân tình sâu nặng. Dòng sông đã cưu mang bằng cách đem đến dòng nước mát và bồi đắp phù sa màu mỡ để cho xứ Huế nhiều cây trái tốt tươi. Dòng sông cũng như một người tình với phố Huế, quấn quýt không rời. لعب قمار حقيقي
  • Sông Hương như một “người tình mong đợi đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”, cách so sánh cho thấy tác giả đã nhìn thấy tình cảm của xứ Huế dành cho dòng sông Hương, nó như cặp tình nhân Kim – Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2 – Sơ đồ phân tích hình tượng sông Hương

word image 16413 2

3 – Sơ đồ phân tích vẻ đẹp của sông Hương

word image 16413 3

4 – Sơ đồ so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương

word image 16413 4

Kết luận

Trên đây là sơ đồ tư duy bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết và dễ hiểu, cũng như phần phân tích ngắn gọn tác phẩm mà chúng mình đã biên soạn. Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ trang bị đầy đủ thật tốt kiến thức cuối cấp để ôn tập và viết bài thật tốt tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nhé!

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm soạn bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ngắn gọn tại đây.

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ