Soạn viếng lăng Bác là chương trình Ngữ văn lớp 9. Tác phẩm này được biết đến với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Các em muốn khám phá thông tin chi tiết đừng chần chừ đọc ngay bài viết do Kiến Guru cung cấp sau đây.
1. Tìm hiểu chung hỗ trợ soạn văn 9 Viếng lăng Bác
Soạn viếng lăng Bác ta cần xét đến tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và bố cục. Nội dung chi tiết cho từng phần như sau:
1.1. Tác giả
Viễn Phương là tác giả của bài “viếng lăng Bác”. Ông sinh năm 1928 mất năm 2005 có tên khai sinh là Phạm Thanh Viễn, quê ở An Giang. Vào thời điểm hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ông hoạt động tại Nam Bộ.
Viễn Phương được đánh giá là một trong những cây bút cho mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Ông luôn đã cho ra một số tác phẩm đình đám phải kể đến như:
- Chiến thắng hoà bình (trường ca – 1952).
- Anh hùng mìn gạt (thể loại truyện ký – 1968).
- Mắt sáng học trò (thể loại thơ – 1970).
- Như mây mùa xuân (1978).
- Quê hương địa đạo (truyện và kí – 1981).
- Sắc lụa Trữ La (1988),…
1.2. Tác phẩm
Soạn văn 9 bài viếng lăng Bác ta cần nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục, và ý nghĩa nhan đề. Theo đó, các em hãy trình bày rõ những ý sau:
1.2.a. Hoàn cảnh sáng tác
Vào năm 1976 sau khi miền Nam được giải phóng, nước ta hoàn toàn thống nhất Lăng Bác cũng được khánh thành. Đây cũng trở thành niềm tự hào của toàn dân tộc ta. Đồng thời, mỗi con người Việt Nam có cơ hội ngắm nhìn vị lãnh tụ vĩ đại, như thấy Người luôn ở bên mình.
Văn 9 viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác vào năm 1978. Đó là thời điểm ông ra miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Đứng trước vị lãnh tụ vĩ đại tác giả đã có cảm xúc dâng trào, bật lên thành những vần thơ.
1.2.b. Bố cục
Soạn viếng lăng Bác có thể chia tác phẩm ra làm 4 phần như sau:
- Phần thứ nhất: Khổ thơ thứ nhất – Nói về khung cảnh bên ngoài lăng Bác.
- Phần thứ hai: Khổ thơ thứ hai – Miêu tả đoàn người vào lăng viếng Bác Hồ và cảm xúc dâng trào của nhà thơ.
- Phần thứ ba: Khổ thơ thứ ba – Hình ảnh của Bác Hồ và cảm xúc của tác giả.
- Phần thứ tư: Khổ thơ cuối – Nhà thơ muốn nói lên cảm xúc và ước nguyện trước khi ra về.
1.2.c. Ý nghĩa nhan đề
Phân tích nhan đề ta có thể thấy được ý nghĩa sâu sắc như sau:
- Viếng lăng Bác – Nhan đề ngắn gọn nhưng tựu lại ý nghĩa sâu sắc.
- Viếng – Hành động thăm hỏi, sự chia buồn sâu sắc khi gia đình có người mất.
- Lăng Bác – Chỉ một địa danh nổi tiếng ở Hà Nội.
Nhan đề cho người đọc biết được nhà thơ nhân dịp đất nước thống nhất đã ra thăm miền Bắc. Đồng thời, tác giả đã vào lăng viếng Bác Hồ. Qua đó, Viễn Phương đã thể hiện tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa với vị lãnh tụ.
==>> Xem thêm nội dung liên quan tại đây:
Cùng tìm hiểu thêm về Bác qua phần =>> Soạn bài: “Phong cách Hồ Chí Minh” <<=
2. Hỗ trợ soạn văn 9 Viếng lăng Bác
Soạn văn 9 viếng lăng Bác muốn hiểu rõ về nội dung tác phẩm ta sẽ đi trả lời các câu hỏi trong SGK. Học sinh có thể đưa ra lời đáp theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo đủ ý chính như sau:
2.1. Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Các em hãy đọc nhiều lần bài thơ và cho biết cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.
Trả lời:
- Đọc bài thơ ta có thể thấy được cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là niềm xúc động. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và tự hào. Hơn hết, đó cũng là tình cảm đau xót khi tác giả vào viếng lăng Bác.
- Những cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự của cuộc vào viếng lăng Bác.
- Trong nội dung của khổ thơ cuối tác giả mong ước được ở bên lăng Bác mãi mãi.
2.2. Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Soạn viếng lăng Bác câu 2 yêu cầu hãy phân tích về hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Bên cạnh đó, tác giả đã làm nổi bật lên những nét nào của cây tre và điều này mang ý nghĩa ẩn dụng như thế nào? Ở câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì cho hình ảnh của cây tre Việt Nam?
Trả lời:
- Hình ảnh ta thấy được lần đầu tiên chính là hàng tre quanh lăng Bác. Đây đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam vì nó có sức sống bền bỏ, kiên cường. Theo đó, tác giả đã miêu tả “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
- Hình tượng của hàng tre bên lăng Bác sẽ được lặp lại tạo ra kết cấu tương ứng cho bài thơ. Điều này cũng làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc trở nên trọn vẹn hơn.
2.3. Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Hãy cho biết tình cảm của nhà thơ cũng như mọi người dành cho Bác đã được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 2, 3, 4? Các em chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong những khổ thơ này.
Trả lời:
Ta có thể thấy được tình cảm của nhà thơ cũng như mọi người dành cho Bác thông qua các khổ 2, 3, 4 là:
- Tấm lòng thành kính từ xa đến viếng lăng Bác thông qua câu “dòng người…. thương nhớ”.
- Ta thấy rõ hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” chỉ Bác Hồ. Theo đó, Người đã là ánh mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam, mang tại sự ấm áp và tốt tươi cho mọi vật.
- Đồng thời, tác giả cũng thể hiện niềm tự hào vô bờ bến với vị lãnh tụ vĩ đại “Trời xanh là mãi mãi”. Như vậy, dù Bác đã ra đi nhưng vẫn còn mãi trong lòng đất nước, con người Việt Nam tựa như trời xanh còn mãi.
- Những khổ thơ cũng thể hiện nỗi thương xót, sự nhớ nhung vô hạn về sự mất mát của toàn bộ người dân Việt Nam. Điều này được ta thấy rõ ở câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
- Ở khổ thơ cuối ta thấy được sự diễn tả chân thành và mộc mạc của nhà thơ. Hơn hết, tác giả cũng bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hoá thân mình thành bông hoa, con chim, cây tre. Bởi việc làm này giúp Viễn Phương có thể ở mãi bên cạnh Bác.
2.4. Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Các em hãy nhận xét về sự thống nhất về nội dung tình cảm, cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật?
Trả lời:
Sự thống nhất của nội dung tình cảm, cảm xúc nghệ thuật như sau:
- Xét về phần giọng điệu trong bài thơ ta thấy được sự trang nghiêm, đau xét. Bên cạnh đó còn thể hiện được sự tự hào của chính tác giả.
- Đối với phần nhịp điệu chậm, lắng đọng và thành kính. Đặc biệt, trong khổ thơ cuối có nhịp điệu nhanh thể hiện sự tha thiết cũng như lưu luyến vô bờ.
- Chưa hết, thể thơ tám chữ nhưng có dòng 7 chữ hoặc 9 chữ. Hình ảnh trong bài thơ chính là ẩn dụ đẹp, đầu sáng tạo và sức gợi cảm mạnh mẽ. Thông qua đó người đó có thể cảm nhận được sự quen thuộc mà lại sâu sắc.
- Phần ngôn ngữ bình dị, cô đúc càng giúp cho việc diễn tả tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của nhà thơ thêm thành công.
Nội dung soạn viếng lăng Bác đã được trình bày chi tiết trên đây. Hi vọng các em đã tìm thấy thông tin cô đọng, chính xác và dễ hiểu. Nếu cần thêm bất cứ hỗ trợ nào khác các em hãy kết nối tới Kiến Guru ngay hôm nay.