Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ đang được rất nhiều em học sinh tìm kiếm. Đồng thời, đây cũng là nội dung quan trọng giúp thầy cô định hướng kiến thức đầy đủ, cô đọng. Bạn muốn cập nhật thông tin chi tiết hãy đọc ngay bài viết do Kiến Guru cung cấp.
1. Hệ thống kiến thức hỗ trợ phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ các em cần nêu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và bố cục. Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết sau đây:
1.1. Tác giả
Nhà thơ Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đồng thời, tác giả cũng là một cây bút tiêu biểu có công xây dựng nên nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.
- Năm 1954 – 1964 ông giữ vai trò là cán bộ tuyên huấn.
- Năm 1964 – 1967 ông chuyên phụ trách cho báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó chuyển sang làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
- Năm 1975 ông giữ chức vụ Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên và Uỷ viên thường vụ hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam,…
Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã có 5 tập thơ tiêu biểu. Điển hình như những đồng chí trung kiên, Huế mùa xuân, Mùa xuân nho nhỏ, Ánh mắt, mưa xuân trên đất này.
Các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Những vần thơ cất lên điều bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lý.
1.2. Tác phẩm
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ ta cần nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục. Cụ thể như sau:
1.2.a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11/1980. Thời điểm này được cho là khoảng 1 tháng trước khi tác giả Thanh Hải qua đời. Bởi lúc đó ông đang ốm nặng và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Bên cạnh đó, bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất đang trong thời kỳ xây dựng cuộc sống mới. Lúc này tất cả sơ khai, nhiều khó khăn, gian khổ. Tác giả đã sáng tác bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm lại cuộc đời này.
1.2.b. Bố cục
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ ta có thể chia bố cục ra làm hai phần:
- Tác giả nói về vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế: Từ “Mọc giữa dòng,… vang trời”.
- Bày tỏ cảm xúc cá nhân khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân: “Từng giọt,… tôi hứng”.
2.Gợi ý lập dàn ý phân tích khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ
Phân tích khổ 1 mùa xuân nho nhỏ cần đảm bảo bố cục 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài. Các em có thể triển khai ý theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung quan trọng sau:
2.1. Mở bài
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ đối với phần mở bài cần nêu rõ về tác giả, tác phẩm. Đồng thời, các em khéo léo dẫn dắt giới thiệu về khổ thơ đầu tiên trong bài.
- Tác giả nêu được năm sinh, năm mất, sự nghiệp sáng tác.
- Giới thiệu sơ lược về bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
- Ngụ ý của tác giả khi sáng tác bài thơ.
Ngoài ra, các em có thể lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp theo năng lực của bản thân. Dù trình bày theo bất cứ phương pháp nào cũng phải nêu rõ được những ý trên.
2.2. Thân bài
Phân tích khổ thơ đầu bài mùa xuân nho nhỏ ta cần nêu được các ý khái quát như:
- Hoàn cảnh sáng tác khi nào, tác giả đang điều trị ở đâu, thời điểm đất nước?
- Nêu được giá trị nội dung: Bài thơ đã thể hiện tiếng lòng tha thiết, yêu mến thiên nhiên và đất nước của tác giả. Mặc dù cả đời cống hiến sức lực nhưng ông vẫn mong muốn trở thành một mùa xuân nho nhỏ, hoà mình vào một mùa xuân lớn của đất nước.
2.2.a. Vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ Huế
Phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ ta cần nêu được vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế. Những tín hiệu của mùa xuân được nêu rõ qua các câu thơ:
- Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím biếc.
- Con chim chiền chiện.
- Hót vang trời => thể hiện được bầu trời trong xanh, cao rộng.
Bức tranh của mùa xuân hiện lên thật rõ nét với âm thanh, màu sắc hài hoà và không kém phần sống động. Ta có thể thấy được không gian cao rộng của trời, dòng sông dài. Đặc biệt, màu sắc của bông hoa tím, dòng sông càng làm nổi bật lên nét đẹp đặc trưng của xứ Huế.
Không những vậy, thanh âm rộn rã, tưng bừng của con chim chiền chiện càng thể hiện không khí mùa xuân. Dường như chú chim ấy cũng đang vui mừng nên hót vang trời. Điều này mọt lần nữa thể hiện hình ảnh đa chiều của màu xuất được phác hoạ bằng vài nét nhưng rất đặc sắc.
2.2.b. Cảm xúc của tác giả khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân
Giữa khung cảnh mùa xuân đẹp tuyệt vời tác giả không thể kìm lòng. Điều này thể hiện rõ qua các đặc điểm như sau:
- “Mọc”: Thể hiện một sự bất ngờ, đột ngột xuất hiện, nói lên sự ngạc nhiên và vui thú. Hơn thế nữa, tác giả cũng đang trong tâm thế hân hoan đón chào mùa xuân tới.
- Tác giả sử dụng thán từ “gọi”, “ơi”, “chi” để thể hiện cảm xúc dâng trào khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân. Đặc biệt, từ “ơi: thể hiện sự xúc động, niềm vui ngây ngất khi được nghe thanh âm của con chim phát ra.
- “Giọt long lanh” cho ta hiểu được đó là giọt sương, giọt mưa, giọt nắng hoặc giọt của mùa xuân. Ngoài ra, giọt này còn có thể là giọt của hạnh phúc.
=> Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác. Điều này thể hiện rõ qua hành động “hứng”.
- Tác giả nói rằng “tôi hứng” chính là động tác trữ tình thể hiện sự trân trọng cao độ. Bởi người thi nhân ấy đang đón nhận vẻ đẹp của sự sống cũng như thiên nhiên đất trời.
=> Tác giả thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất trước khung cảnh trời xuân trong veo, tuyệt đẹp. Đồng thời, ông cũng muốn hòa mình vào thiên nhiên, đất trời trong mùa đông giá lạnh.
2.2.c. Đặc sắc nghệ thuật
Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1 mùa xuân nho nhỏ phải kể đến những điều sau:
- Sử dụng tài tình lối nghệ thuật ẩn dụ để chuyển đổi cảm giác.
- Bài thơ hiện lên với hình ảnh mộc mạc, bình dị và giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Giọng thơ chất chứa sâu lắng, sự nhẹ nhàng.
2.3. Kết bài
Khi trình bày phần kết bài các em nên nêu được khái quát giá trị nội dung của khổ thơ. Đồng thời, mỗi cá nhân phải nói được cảm nhận của mình về khổ thơ ấy.
- Bài thơ của Thanh Hải giúp người đọc hiểu được bức tranh thiên nhiên xứ Huế khi vào xuân.
- Hình ảnh đẹp đẽ, thân thương, gần gũi khiến bất cứ ai cũng phải mê đắm như bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót vang trời.
- Tất cả những sự vật, thanh âm ấy khiến cho chúng ta có cảm nhận tinh tế về mùa xuân.
- Mùa xuân không chỉ là khởi đầu cho một năm mới. Hơn thế nữa, chúng ta còn thấy được sự khởi sắc của đất nước, hứa hẹn tương lai sáng lạng.
Kết Luận
Như vậy, các em đã cập nhật toàn bộ nội dung phân tích khổ 1 bài mùa xuân nho nhỏ trên đây. Bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin hay hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.