Hướng dẫn cụ thể và lên sơ đồ tư duy đây thôn Vĩ Dạ

Đây thôn Vĩ Dạ là một tập thơ xuất sắc đã làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử tác phẩm là một nỗi niềm chất chứa của nhà thơ về người con gái xứ Huế, cảnh Huế.

Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ Dạ ở dưới đây để có thể hiểu thêm về bài thơ tâm đắc này.

1. Tổng hợp kiến thức hỗ trợ lập sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ

Dưới đây là thông tin phân tích về tác giả, tác phẩm. Mời các bạn tham khảo ngay.

1.1. Tác giả

1.1.a. Tiểu sử

  • Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 và mất năm 1940, ông có tên thật là Nguyễn Trọng Trí, ông được sinh ra ở Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
  • Cha ông mất sớm, ông sống với mẹ tại thành phố Quy Nhơn.
  • Khi 21 tuổi ông Nam tiến, vào Sài Gòn lập nghiệp.
  • Đi làm công chức trong một khoảng thời gian ngăn thì ông mắc bệnh phong và mất.

1.1.b. Sự nghiệp văn học

  • Các tác phẩm chính nổi tiếng như: “Gái quê”, “Xuân như ý”, “Thơ điên”, “Quần tiên hội”,…
  • Tâm hồn thơ của Hàn Mặc Tử đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt đỉnh, chẳng những gợi ra cho ta thấy nỗi niềm thương cảm mà còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ đầy kỳ thú và niềm tự hào mãnh liệt về sức sáng tạo của con người.
  • Trong quá trình sáng tác thơ của ông, ông đã thâu tóm cả một quá trình phát triển của nền văn học, đặc biệt là thơ mới, từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.

1.2. Tác phẩm

1.2.a. Hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nằm trong tập “Thơ điên”, được Hàn Mặc Tử sáng tác năm 1938, nó được bắt nguồn từ mối tình đơn phương giữa chàng là Hàn Mặc Tử với nàng là Hoàng Thị Kim Cúc.
  • Nội dung bài thơ: Bài thơ đã thể hiện rõ lòng yêu cuộc sống của tác giả, những nỗi niềm trong dự cảm chia xa, những niềm hi vọng mỏng manh như cánh hồng về tình yêu và hạnh phúc.

1.2.b. Bố cục

Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.

Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế ở đêm trăng và tâm trạng của thi sĩ.

Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.

1.2.c. Giá trị nội dung

Giá trị nội dung: Đây là một bức tranh phong cảnh thôn Vĩ và lòng yêu đời, sức sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.

1.2.d. Giá trị nghệ thuật

Giá trị nghệ thuật: Tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú; Nghệ thuật so sánh, nhân hóa rất sáng tạo; sử dụng thủ pháp nghệ thuật lấy động gợi tĩnh, sử dụng các câu hỏi tu từ,…; Tác giả đã làm cho hình ảnh rất sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

==>> Xem thêm nội dung liên quan:

2. Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ

Dưới đây là thông tin phân tích dàn ý Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ. Mời các bạn tham khảo ngay.

2.1. Dàn ý:

2.1.a. Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế

* Nét đẹp phong cảnh thôn Vĩ ở trong khổ thơ đầu:

– Mở đầu bài thơ chính là câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ “ nhưng thực ra lại là một lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi đầy tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.

– Cảnh nơi thôn Vĩ: Vĩ Dạ thì hừng Đông

word image 35261 1

  • Điệp từ nắng đã nhấn mạnh ánh nắng của buổi bình minh.
  • Nắng hàng cau nắng mới lên: đã gợi lên ánh nắng ấm áp trong trẻo và tinh khôi của buổi sớm mai.

word image 35261 2

  • Vườn ai: chính là đại từ phiếm chỉ “ai” đã gợi ra cảm giác mơ hồ, bất định ở ở trong tâm hồn thi nhân.
  • Mướt quá: gợi ra sự tươi non, mượt mà nơi khu vườn thôn Vĩ.
  • Xanh như ngọc: nghệ thuật so sánh đã diễn tả sự xanh mướt được ánh nắng mặt trời của buổi sớm chiếu xuyên qua làm bừng sáng lên cả khu vườn nơi thôn Vĩ.

=> Thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi sớm mai đẹp thanh khiết, trong trẻo và thơ mộng, tràn trề sức sống.

– Con người nơi thôn Vĩ:

word image 35261 3

  • Mặt chữ điền: chính là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành và trung thực.
  • Lá trúc chen ngang: lá trúc mảnh mai, gợi ra nét đẹp kín đáo, phúc hậu, dịu dàng của con người nơi xứ Huế.

=> Câu thơ mang nét sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người ở trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.

=> Bốn câu thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng, con người mang một vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. Qua đó cũng đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu người tha thiết cùng những nỗi niềm băn khoăn, day dứt của nhà thơ.

2.1.b. Cảnh sông nước nơi xứ Huế đêm trăng và tâm trạng của thi sĩ 

* Hình ảnh về gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai: Vĩ Dạ vào đêm trăng

– Không gian mênh mông có đủ gió, mây, sông, nước và trăng, hoa.

word image 35261 4

  • Đây là cách ngắt nhịp 4/3 đã gợi tả không gian gió mây chia lìa như là một nghịch cảnh đầy ám ảnh của sự chia lìa và xa cách.

word image 35261 5

  • Nghệ thuật nhân hóa dòng sông đã trở thành một sinh thể mang một tâm trạng gợi cảm giác u buồn. Dòng sông không thể nào tự buồn mà chính nhà thơ đã gửi nỗi buồn vào dòng sông.

word image 35261 6

  • Thể hiện sự chuyển động rất nhẹ, “lay” đã gợi nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.

=>  Cảnh vật đã được nội tâm hóa bộc lộ ra nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách.

word image 35261 7

  • Sông trăng: hình ảnh lạ, đẹp và đầy thi vị. Dòng sông tràn ngập những ánh trăng vàng. Con thuyền vốn là hình ảnh có thực khi được nhìn qua con mắt của thi nhân đã trở thành một hình ảnh mộng tưởng. Thuyền đậu ở trên bến sông trăng để mà chở trăng về một nơi nào đó trong mơ. Gợi lên được vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả như đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng.
  • Đại từ phiếm chỉ “ai” đã gợi cảm giác mơ hồ, xa lạ và đầy ảo mộng.

“Có chở trăng về kịp tối nay?” :

  • Câu hỏi tu từ thoảng thốt, băn khoăn, thể hiện gì đó khắc khoải, khẩn thiết. Chữ kịp đã khiến cho khoảng thời gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi. Ta đã cảm nhận được sự lo sợ, một mặc cảm về hiện tại quá ngắn ngủi, hé mở cho ta thấy chủ thể như đang muốn chạy đua với thời gian.

=> Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh về sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất được tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Cảm xúc chuyển biến một cách đột ngột từ niềm vui của hy vọng gặp gỡ sang một trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi mà tác giả nhớ và mặc cảm về những số phận bất hạnh của mình.

2.1.c. Hình bóng của khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi. 

Tâm trạng của nhà thơ qua khổ thơ cuối là:

word image 35261 8

  • Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đã đang đắm chìm trong cõi mộng.
  • Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh một khoảng cách xa rời, chỉ là khách ở trong mơ.

word image 35261 9

  • Từ “quá” đã diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả một sắc trắng, trắng một cách kì lạ và bất ngờ. Đây không còn là một màu sắc thực nữa mà là màu ở trong tâm tưởng.

word image 35261 10

Câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa sau:

  • Về nghĩa thực, xứ Huế sẽ nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm được vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.
  • Về nghĩa bóng, sương khói đã làm mờ ảo cả bóng người hay chính là sự tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời và không trọn vẹn.

word image 35261 11

Đại từ phiếm chỉ “ai” đã mở ra hai lớp nghĩa:

  • Nhà thơ làm sao biết được tình người nơi xứ Huế có đậm đà với mình hay là không hay cũng chỉ mờ ảo như làn khói kia.
  • Người xứ Huế có biết được rằng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức là đậm đà, thắm thiết.

=> Câu thơ đã thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng ở trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và một cuộc đời đã nhuốm màu đau thương, bất hạnh. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi ra nỗi buồn xót xa trách móc.

=> Khi mà hoài niệm về quá khứ xa xôi hay là ước vọng về những điều không thể nhà thơ sẽ càng thêm đau đớn. Điều đó càng chứng tỏ được tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có một khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

2.2. Sơ đồ tư duy

word image 35261 12

Sơ đồ tư duy bài thơ đây thôn Vĩ Dạ

Kết luận

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một tác phẩm vô cùng xuất sắc của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Trên đây, Kiến Guru đã tóm tắt lại nội dung bài thơ qua sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ dạ. Nếu còn gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu bài, vui lòng truy cập vào kienguru.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ